Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố cá chết.
BBC ghi nhận ý kiến của những người thuộc diện được bồi thường thiệt hại.
Bảy nhóm đối tượng thiệt hại gồm: khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch – thương mại ven biển và thu mua – tạm trữ thủy sản.
Theo đó, chủ tàu không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ nhận 5,83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV nhận 10,67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 – 50 CV nhận 15,2 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên nhận 37,48 triệu đồng/tàu/tháng.
Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường 39,37 triệu đồng/ha/tháng.
Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là sáu tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016.
Nguồn kinh phí bồi thường được sử dụng từ khoản 500 triệu đôla do công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
‘Mất trắng’
Hôm 30/9, trả lời BBC từ Vũng Áng, ông Nguyễn Xuân Phương, nuôi trồng và buôn bán thủy sản cạnh nhà máy Formosa, nói: “Tôi đọc thông tin về bồi thường thì thấy mức tiền cho những người bị thiệt hại gián tiếp tạm ổn, nhưng những người bị thiệt hại trực tiếp thì không ổn.”
“Chẳng hạn như gia đình tôi có bãi nghêu chết 18 tấn, ước tính thiệt hại ban đầu 720 triệu đồng. Chính quyền đã trợ giúp 35 triệu để thu nhặt vỏ, nhưng nếu theo mức bồi thường mới công bố tính theo mét vuông của bãi nuôi thì làm sao đủ trả nợ vay ngân hàng trong những tháng không có thu nhập?”
“Ngoài ra, điều quan trọng hơn chuyện bồi thường là nguồn nước có được làm sạch cho những vụ nuôi trồng thủy sản các năm sau không?”
“Rồi ngư dân, người dân sống làm sao khi vốn liếng không còn sau sáu tháng bồi thường?”
Cùng ngày, ông Trần Xuân Bính, ngụ ở Kỳ Hà, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nói với BBC: “Gia đình tôi có hai tàu cá đang đắp chiếu từ 4, 5 tháng nay và không biết bao giờ mới có thể đi biển lại được trong lúc phải nuôi 5 con nhỏ.”
“Nếu không có thảm họa cá chết, bình thường thì thu nhập của một nhà từ những công việc liên quan đến biển, nghề làm muối, bắt cua… là 500.000 đồng/ngày.”
Một chủ tàu cá nói với BBC hôm 30/9 rằng hai tàu của ông “đắp chiếu từ 4,5 tháng qua”
“Bây giờ thì nhà tôi cũng như những nhà khác đều phải xoay sở tiền chợ, đi vay mượn thêm, trong lúc chính phủ chỉ trợ giúp 17kg gạo mỗi tháng.”
Ông Nguyễn Thanh Lạng, người làm nghề muối ở tỉnh Hà Tĩnh cho BBC hay: “Việc thông báo bồi thường của chính phủ quá chậm trễ.”
“Người dân như tôi cũng hoang mang không rõ mình sẽ được bồi thường bao nhiêu.”
“Ngay cả thủ tục kê khai thiệt hại với chính quyền cũng khá gian nan vì cách tính về tổng thu nhập trong hộ gia đình. Tôi được biết trong số 700 hộ làm muối ở đây thì chỉ có khoảng 300 hộ đăng ký được.”
“Bình thường nghề muối đem lại cho gia đình khoảng 10 – 15 triệu đồng/mùa, nhưng bây giờ thì nghề muối và những công việc khác liên quan đến biển cũng mất trắng.”
Nguyện vọng
Ông Lương Văn Linh, cựu chủ tịch xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cho BBC biết hiện huyện mới đang phát cho người dân tờ khai để cá nhân tự kê khai các chi tiết như tên, diện tích bị thiệt hại, v.v. rồi sau 10 ngày sẽ nộp lại để hội đồng thẩm định xã, rồi huyện xét xem có đúng thực tế hay không.
Vẫn theo ông Linh, trước quyết định ban hành định mức bồi thường của chính phủ mới ra hôm nay thì người dân ở những xã bị ảnh hưởng ít thì dường như đã đồng tình nhưng những xã bị ảnh hưởng nhiều thì chưa đồng tình lắm và vẫn biểu tình.
“Nguyện vọng của người dân là bồi thường này chỉ là chuyện trước mắt còn với hậu quả lâu dài thì như vậy là không đủ. Dân yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa để trời yên biển lặng cho dân làm ăn,” ông Linh nói.
Ông cũng cho biết thêm những người làm ngư nghiệp đều bị ảnh hưởng hết, như người làm muối thì không ai mua. Đánh cá thì vẫn có người mua nhưng mua với giá rẻ.
October 1, 2016
VN ra mức bồi thường thiệt hại vụ cá chết
by HR Defender • [Human Rights]
Người dân tham gia vụ kiện Formosa tại Tòa án Nhân dân Kỳ Anh hôm 27/9
BBC | 30.09.2016
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố cá chết.
BBC ghi nhận ý kiến của những người thuộc diện được bồi thường thiệt hại.
Bảy nhóm đối tượng thiệt hại gồm: khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch – thương mại ven biển và thu mua – tạm trữ thủy sản.
Theo đó, chủ tàu không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ nhận 5,83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV nhận 10,67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 – 50 CV nhận 15,2 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên nhận 37,48 triệu đồng/tàu/tháng.
Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường 39,37 triệu đồng/ha/tháng.
Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là sáu tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016.
Nguồn kinh phí bồi thường được sử dụng từ khoản 500 triệu đôla do công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
‘Mất trắng’
Hôm 30/9, trả lời BBC từ Vũng Áng, ông Nguyễn Xuân Phương, nuôi trồng và buôn bán thủy sản cạnh nhà máy Formosa, nói: “Tôi đọc thông tin về bồi thường thì thấy mức tiền cho những người bị thiệt hại gián tiếp tạm ổn, nhưng những người bị thiệt hại trực tiếp thì không ổn.”
“Chẳng hạn như gia đình tôi có bãi nghêu chết 18 tấn, ước tính thiệt hại ban đầu 720 triệu đồng. Chính quyền đã trợ giúp 35 triệu để thu nhặt vỏ, nhưng nếu theo mức bồi thường mới công bố tính theo mét vuông của bãi nuôi thì làm sao đủ trả nợ vay ngân hàng trong những tháng không có thu nhập?”
“Ngoài ra, điều quan trọng hơn chuyện bồi thường là nguồn nước có được làm sạch cho những vụ nuôi trồng thủy sản các năm sau không?”
“Rồi ngư dân, người dân sống làm sao khi vốn liếng không còn sau sáu tháng bồi thường?”
Cùng ngày, ông Trần Xuân Bính, ngụ ở Kỳ Hà, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nói với BBC: “Gia đình tôi có hai tàu cá đang đắp chiếu từ 4, 5 tháng nay và không biết bao giờ mới có thể đi biển lại được trong lúc phải nuôi 5 con nhỏ.”
“Nếu không có thảm họa cá chết, bình thường thì thu nhập của một nhà từ những công việc liên quan đến biển, nghề làm muối, bắt cua… là 500.000 đồng/ngày.”
Một chủ tàu cá nói với BBC hôm 30/9 rằng hai tàu của ông “đắp chiếu từ 4,5 tháng qua”
“Bây giờ thì nhà tôi cũng như những nhà khác đều phải xoay sở tiền chợ, đi vay mượn thêm, trong lúc chính phủ chỉ trợ giúp 17kg gạo mỗi tháng.”
Ông Nguyễn Thanh Lạng, người làm nghề muối ở tỉnh Hà Tĩnh cho BBC hay: “Việc thông báo bồi thường của chính phủ quá chậm trễ.”
“Người dân như tôi cũng hoang mang không rõ mình sẽ được bồi thường bao nhiêu.”
“Ngay cả thủ tục kê khai thiệt hại với chính quyền cũng khá gian nan vì cách tính về tổng thu nhập trong hộ gia đình. Tôi được biết trong số 700 hộ làm muối ở đây thì chỉ có khoảng 300 hộ đăng ký được.”
“Bình thường nghề muối đem lại cho gia đình khoảng 10 – 15 triệu đồng/mùa, nhưng bây giờ thì nghề muối và những công việc khác liên quan đến biển cũng mất trắng.”
Nguyện vọng
Ông Lương Văn Linh, cựu chủ tịch xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cho BBC biết hiện huyện mới đang phát cho người dân tờ khai để cá nhân tự kê khai các chi tiết như tên, diện tích bị thiệt hại, v.v. rồi sau 10 ngày sẽ nộp lại để hội đồng thẩm định xã, rồi huyện xét xem có đúng thực tế hay không.
Vẫn theo ông Linh, trước quyết định ban hành định mức bồi thường của chính phủ mới ra hôm nay thì người dân ở những xã bị ảnh hưởng ít thì dường như đã đồng tình nhưng những xã bị ảnh hưởng nhiều thì chưa đồng tình lắm và vẫn biểu tình.
“Nguyện vọng của người dân là bồi thường này chỉ là chuyện trước mắt còn với hậu quả lâu dài thì như vậy là không đủ. Dân yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa để trời yên biển lặng cho dân làm ăn,” ông Linh nói.
Ông cũng cho biết thêm những người làm ngư nghiệp đều bị ảnh hưởng hết, như người làm muối thì không ai mua. Đánh cá thì vẫn có người mua nhưng mua với giá rẻ.