Người Bảo vệ Nhân Quyền, ngày 02/10/2016
Nhà tù An Phước ở tỉnh Bình Dương đã trộn mảnh thủy tinh và sợi dây đồng vào cơm cho tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại đây, mục sư Nguyễn Công Chính, người hiện đang thụ án tù 11 năm tại đây, đã nói với vợ ông trong buổi gặp gỡ cuối tuần vừa qua.
Mục sư Chính nói nước uống mà nhà tù cung cấp cho anh em tù nhân lương tâm ở đây có mùi rất lạ và ông cho rằng nước đã bị bỏ hóa chất độc hại nhằm trả thù tù nhân lương tâm, vợ ông là cô Trần Thị Hồng kể lại với Người Bảo vệ Nhân quyền sau khi thăm chồng.
Cô Hồng được chồng kể lại là mục sư Chính cùng bốn tù nhân lương tâm khác cùng tuyệt thực từ ngày 08/8 để phản đối việc đối xử hà khắc của nhà tù đối với tù nhân nhân chính trị và người hoạt động về tự do tôn giáo ở vùng Tây Nguyên. Họ chỉ dừng tuyệt thực vào ngày 28/8 khi Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp đến nhà tù và hứa sẽ giải quyết những yêu sách, bao gồm tôn trọng nhân quyền và cho phép tù nhân được nhận quà thăm nuôi của gia đình cũng như được gọi điện thoại về nhà 1 lần/tháng.
Tuy nhiên, giám thị nhà tù An Phước vẫn không thực hiện lời hứa sau khi Tổng cục trưởng đi và tiếp tục đàn áp anh em tù nhân lương tâm bằng cách trộn mảnh thủy tinh và dây đồng vào cơm, bỏ hóa chất vào nước uống.
Mục sư Chính kể giám thị trại giam còn khuyến khích và ra lệnh cho tù thường phạm đánh đập và chửi bới tù nhân lương tâm.
Mục sư Chính nói ông rất lo sợ cho sức khỏe của tù nhân lương tâm ở nhà tù An Phước vì đã có nhiều người chết do bị đối xử nghiệt ngã và bị đầu độc. Thầy giáo hóa học Đinh Đăng Định, người bị kết án sáu năm tù giam vì đăng nhiều bài báo chỉ trích chính quyền Việt Nam, đã bị ung thư dạ dày do bị đầu độc bởi giám thị nhà tù này. Thầy Định, người đã bị giam từ năm 2011 đến năm 2014 và được ân xá vào tháng 3/2014 nhưng ông mất chỉ vài tuần sau đó do bệnh ung thư.
Trước khi mất, thầy giáo Định khẳng định rằng ông đã bị đầu độc bằng hóa chất bởi giám thị trại giam An Phước.
Cô Hồng, thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, cho biết sức khỏe của chồng cô suy giảm nghiêm trọng do bị đối xử một cách hà khắc của nhà tù.
Xin nhắc lại mục sư Chính bị bắt năm 2011 và bị kết án 11 năm tù vì cáo buộc phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự. Ông liên tục kêu oan và gửi nhiều văn bản phản đối bản án lên Bộ Công an nhưng không được giải quyết. Từ năm 2012, ông bị giam giữ tại An Phước, cách nơi gia đình ông sinh sống ở Gia Lai là 600 km.
Ông là một trong số 82 tù nhân lương tâm mà gần đây Ân xá Quốc tế kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do.
Trong khi ông bị giam giữ, vợ ông cùng bốn con nhỏ liên tục bị sách nhiễu bởi chính quyền thành phố Pleiku. Trong tháng 4-5, cô Hồng bị triệu tập lên đồn công an nhiều lần và tại đây cô bị sỹ quan công an đánh đập và tra khảo về việc cô đã gặp phái đoàn ngoại giao Mỹ dẫn đầu bởi Đại sứ về tự do tôn giáo quốc tế David Saperstein cuối tháng 3.
Trong báo cáo gần đây mang tên “Nhà tù trong nhà tù-Tra tấn và đối xử hà khắc đối với tù nhân lương tâm ở Việt Nam” Ân xá Quốc tế nói rằng điều kiện sống trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, không có đủ thức ăn và chăm sóc y tế theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định bởi Liên Hợp quốc (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Nhiều tù nhân lương tâm bị biệt giam trong thời gian dài và là đối tượng của đối xử vô nhân đạo, kể cả bị đánh đập bởi quản giáo và tù thường phạm mà quản giáo không can thiệp, Ân xá Quốc tế nói.
Nhiều tù nhân lương tâm thường xuyên bị di chuyển giữa các nhà tù mà gia đình của họ không được báo về việc di chuyển này, Ân xá Quốc tế cho biết.
Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo năm 2015 nhưng chính quyền nước này không áp dụng các biệt pháp cần thiết để thực thi công ước, Ân xá Quốc tế kết luận.
October 2, 2016
Nhà tù An Phước trộn mảnh thủy tinh vào cơm cho tù nhân lương tâm
by Nhan Quyen • Nguyen Cong Chinh (Nguyen Thanh Long)
Người Bảo vệ Nhân Quyền, ngày 02/10/2016
Nhà tù An Phước ở tỉnh Bình Dương đã trộn mảnh thủy tinh và sợi dây đồng vào cơm cho tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại đây, mục sư Nguyễn Công Chính, người hiện đang thụ án tù 11 năm tại đây, đã nói với vợ ông trong buổi gặp gỡ cuối tuần vừa qua.
Mục sư Chính nói nước uống mà nhà tù cung cấp cho anh em tù nhân lương tâm ở đây có mùi rất lạ và ông cho rằng nước đã bị bỏ hóa chất độc hại nhằm trả thù tù nhân lương tâm, vợ ông là cô Trần Thị Hồng kể lại với Người Bảo vệ Nhân quyền sau khi thăm chồng.
Cô Hồng được chồng kể lại là mục sư Chính cùng bốn tù nhân lương tâm khác cùng tuyệt thực từ ngày 08/8 để phản đối việc đối xử hà khắc của nhà tù đối với tù nhân nhân chính trị và người hoạt động về tự do tôn giáo ở vùng Tây Nguyên. Họ chỉ dừng tuyệt thực vào ngày 28/8 khi Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp đến nhà tù và hứa sẽ giải quyết những yêu sách, bao gồm tôn trọng nhân quyền và cho phép tù nhân được nhận quà thăm nuôi của gia đình cũng như được gọi điện thoại về nhà 1 lần/tháng.
Tuy nhiên, giám thị nhà tù An Phước vẫn không thực hiện lời hứa sau khi Tổng cục trưởng đi và tiếp tục đàn áp anh em tù nhân lương tâm bằng cách trộn mảnh thủy tinh và dây đồng vào cơm, bỏ hóa chất vào nước uống.
Mục sư Chính kể giám thị trại giam còn khuyến khích và ra lệnh cho tù thường phạm đánh đập và chửi bới tù nhân lương tâm.
Mục sư Chính nói ông rất lo sợ cho sức khỏe của tù nhân lương tâm ở nhà tù An Phước vì đã có nhiều người chết do bị đối xử nghiệt ngã và bị đầu độc. Thầy giáo hóa học Đinh Đăng Định, người bị kết án sáu năm tù giam vì đăng nhiều bài báo chỉ trích chính quyền Việt Nam, đã bị ung thư dạ dày do bị đầu độc bởi giám thị nhà tù này. Thầy Định, người đã bị giam từ năm 2011 đến năm 2014 và được ân xá vào tháng 3/2014 nhưng ông mất chỉ vài tuần sau đó do bệnh ung thư.
Trước khi mất, thầy giáo Định khẳng định rằng ông đã bị đầu độc bằng hóa chất bởi giám thị trại giam An Phước.
Cô Hồng, thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, cho biết sức khỏe của chồng cô suy giảm nghiêm trọng do bị đối xử một cách hà khắc của nhà tù.
Xin nhắc lại mục sư Chính bị bắt năm 2011 và bị kết án 11 năm tù vì cáo buộc phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự. Ông liên tục kêu oan và gửi nhiều văn bản phản đối bản án lên Bộ Công an nhưng không được giải quyết. Từ năm 2012, ông bị giam giữ tại An Phước, cách nơi gia đình ông sinh sống ở Gia Lai là 600 km.
Ông là một trong số 82 tù nhân lương tâm mà gần đây Ân xá Quốc tế kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do.
Trong khi ông bị giam giữ, vợ ông cùng bốn con nhỏ liên tục bị sách nhiễu bởi chính quyền thành phố Pleiku. Trong tháng 4-5, cô Hồng bị triệu tập lên đồn công an nhiều lần và tại đây cô bị sỹ quan công an đánh đập và tra khảo về việc cô đã gặp phái đoàn ngoại giao Mỹ dẫn đầu bởi Đại sứ về tự do tôn giáo quốc tế David Saperstein cuối tháng 3.
Trong báo cáo gần đây mang tên “Nhà tù trong nhà tù-Tra tấn và đối xử hà khắc đối với tù nhân lương tâm ở Việt Nam” Ân xá Quốc tế nói rằng điều kiện sống trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, không có đủ thức ăn và chăm sóc y tế theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định bởi Liên Hợp quốc (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Nhiều tù nhân lương tâm bị biệt giam trong thời gian dài và là đối tượng của đối xử vô nhân đạo, kể cả bị đánh đập bởi quản giáo và tù thường phạm mà quản giáo không can thiệp, Ân xá Quốc tế nói.
Nhiều tù nhân lương tâm thường xuyên bị di chuyển giữa các nhà tù mà gia đình của họ không được báo về việc di chuyển này, Ân xá Quốc tế cho biết.
Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo năm 2015 nhưng chính quyền nước này không áp dụng các biệt pháp cần thiết để thực thi công ước, Ân xá Quốc tế kết luận.