Một người biểu tình đứng trước lực lượng cảnh sát cơ động bên ngoài nhà máy Formosa hôm 2/10.
VOA | 02.10.2016
Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 2/10, lên tiếng xác nhận rằng công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân.
Hãng tin CNA dẫn lời Bộ này cho biết đã liên lạc với văn phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”.
Bộ này cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng không nhân viên nào của công ty “gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt hại về tài sản”.
Trước đó, tin từ Việt Nam cho hay, đám đông lên tới hàng nghìn người đã tập hợp bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Họ mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.
Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa.
Công ty của Đài Loan này từng thừa nhận chất xả thải từ nhfđã gây ra cá chết hàng loạt, gần như làm tê liệt hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Dù thừa nhận trách nhiệm và đồng ý đền bù hàng trăm triệu đôla, nhưng các ngư dân bị tác động từng nói với VOA Việt Ngữ rằng họ muốn Formosa “đóng cửa vĩnh viễn”.
Báo chí trong nước hầu như im tiếng trước vụ biểu tình của người dân hôm 2/10. Báo Hà Tĩnh điện tử chạy hàng tít: “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”.
Tờ báo địa phương này viết thêm rằng “trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ…”
Trong khi đó, tờ Thanh Niên cũng đăng bài viết về việc mà tờ này cho là “hàng nghìn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm”, nhưng bài báo này sau đó đã “biến mất” khỏi trang web của tờ này.
October 3, 2016
Đài Loan lên tiếng vụ hàng nghìn người Việt chống Formosa
by HR Defender • [Human Rights]
Một người biểu tình đứng trước lực lượng cảnh sát cơ động bên ngoài nhà máy Formosa hôm 2/10.
VOA | 02.10.2016
Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 2/10, lên tiếng xác nhận rằng công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân.
Hãng tin CNA dẫn lời Bộ này cho biết đã liên lạc với văn phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”.
Bộ này cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng không nhân viên nào của công ty “gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt hại về tài sản”.
Trước đó, tin từ Việt Nam cho hay, đám đông lên tới hàng nghìn người đã tập hợp bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Họ mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.
Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa.
Công ty của Đài Loan này từng thừa nhận chất xả thải từ nhfđã gây ra cá chết hàng loạt, gần như làm tê liệt hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Dù thừa nhận trách nhiệm và đồng ý đền bù hàng trăm triệu đôla, nhưng các ngư dân bị tác động từng nói với VOA Việt Ngữ rằng họ muốn Formosa “đóng cửa vĩnh viễn”.
Báo chí trong nước hầu như im tiếng trước vụ biểu tình của người dân hôm 2/10. Báo Hà Tĩnh điện tử chạy hàng tít: “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”.
Tờ báo địa phương này viết thêm rằng “trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ…”
Trong khi đó, tờ Thanh Niên cũng đăng bài viết về việc mà tờ này cho là “hàng nghìn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm”, nhưng bài báo này sau đó đã “biến mất” khỏi trang web của tờ này.