Chị Trần Thị Lụa và các con
VOA | 02.10.2016
Một nhà hảo tâm Úc tiếp tục quyên quỹ giúp đỡ thêm hai gia đình thuyền nhân Việt Nam bị hồi hương sau thành công từ chiến dịch quyên góp đầu tiên cho một bà mẹ trẻ người Việt rơi vào vòng lao lý vì vượt biên bất thành.
Đợt quyên góp trên mạng Gofundme đầu tiên của chị Shira Sebban trong tháng rồi đã mang lại niềm an ủi vô biên cho mẹ con chị Trần Thị Thanh Loan với 10 ngàn đô la giúp trang trải học phí và nuôi dưỡng 4 đứa trẻ thơ khi ba mẹ chúng lần lượt phải ngồi tù về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.”
Với kết quả khích lệ đó, người mẹ trẻ ở Úc quyết định tiếp tục dang tay cứu giúp thêm hai trường hợp khác cùng lâm vào hoàn cảnh bi đát tương tự. Chị Trần Thị Lụa và anh Nguyễn Minh Quyết nằm trong nhóm 4 người vừa bị tòa phúc thẩm ở Bình Thuận hôm 1/9 tuyên phạt tổng cộng gần 9 năm tù vì tổ chức vượt biên qua Úc trên chiếc tàu gồm 46 người rời cảng Phan Thiết ngày 1/7 và bị trả về Việt Nam ngày 25/7 năm ngoái.
Chị Trần Thị Lụa bị 30 tháng tù giam có 3 con nhỏ tuổi từ 4 đến 14 tuổi. Chồng chị bị Indonesia cầm giữ hơn tháng nay sau một chuyến đánh bắt cá ở Biển Đông.
Chị Lụa chia sẻ:
“Làm ăn ở Việt Nam, làm hoài vẫn khổ. Đi đánh cá qua Indonesia, Malaysia thì bị bắt, làm ở Việt Nam thì cá mắm không có. Khổ quá đi. Chồng em đi bao nhiêu lần bị bắt hết. Hiện chồng em đang bị bắt bên Indonesia. Giờ em đi làm mà không đủ nuôi con, 3 đứa nhỏ, đứa lớn nhất 12 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi. Tụi em chỉ muốn đi qua đó kiếm một nơi mới để làm ăn. Ai ngờ chính phủ Úc trả về. Úc nói họ và Việt Nam bắt tay nhau rồi, sẽ khoan hồng, không bắt bớ mấy anh chị, để anh chị về nhà làm ăn sinh sống. Họ đưa em về bằng máy bay, không phải bằng tàu. Cảnh sát xuất nhập cảnh của Việt Nam lên máy bay, trước sự chứng kiến của đại diện Di trú Úc, đại diện sứ quán Việt Nam, đọc rằng ‘Chúng tôi đến đây để đón các anh chị về nhà, không bắt bớ, không tù đày, cho con em đến trường.’ Nhưng họ chở em về trại giam La Gi điều tra, rồi chở em cùng anh Quý, anh Quyết ra Phan Thiết giữ 26 ngày, không cho gặp gia đình. Sau đó, họ đọc lệnh bắt, nhốt luôn tại Phan Thiết tổng cộng 2 tháng 18 ngày trước khi cho tại ngoại, ra tòa. Họ rêu rao em khắp nơi, mình không thể ra xã hội làm ăn được gì nữa hết. Em hiện ở nhờ nhà người em. Mỗi ngày 1 giờ sáng em đi lượm cá, lượm ghẹ dưới biển tới 4 giờ sáng về bán. Ai mướn lau dọn nhà cửa em cũng làm. Bao nhiêu tài sản dồn vô chiếc tàu cá, giờ Indonesia bắt rồi, em cũng làm đơn kêu cứu nhưng Việt Nam không làm gì được hết. Em chạy ra nhờ cảnh sát biển, biên phòng cứu chồng em, nói hết lời mà họ không cứu.”
Anh Nguyễn Minh Quyết bị 24 tháng tù giam. Trước khi bị bắt, anh là một tài công khỏe mạnh trong độ tuổi cường tráng, nhưng kể từ khi bị tạm giam chờ ngày xét xử, anh bỗng trở thành người tàn phế, bị bại liệt cả hai chân. Anh có hai con nhỏ và vợ anh hiện phải làm thuê-làm mướn đủ nghề để chạy ăn hằng bữa cho gia đình.
Anh Nguyễn Minh Quyết (hàng đầu, áo trắng) và chị Trần Thị Lụa tại tòa, ngày 1 tháng 9, 2016
Anh Quyết tâm sự về hoàn cảnh của mình:
“Úc trả về, Việt Nam bắt nhốt 7 tháng là em bị liệt luôn. Họ kêu án em 2 năm, giờ hoàn cảnh em khó khăn ghê lắm. Không có nhà ở, ở nhà mướn, còn phải nuôi ba em gần 90 tuổi rồi. Em là trụ cột chính mà giờ không đi làm được. Vợ em phụ, đi làm thuê làm mướn cho người ta ngày được 5, 7 chục ngàn vậy à. Giờ em làm không được nữa nên vợ em phải làm ngày, làm đêm. Trước em đi biển, bị Indonesia bắt nên em không dám làm tài công nữa, chỉ đi ngư phủ cho người ta thôi. Làm không có tiền, vô đường cùng, vợ chồng em mới đi để định đổi đời. Giờ em thi hành án, không biết vợ em có nuôi nổi con cái và ba già không. Không đủ tiền nên con em đã nghỉ học. Đứa đầu nghỉ lớp 6, đứa sau nghỉ lớp 5. Nếu còn đi học thì giờ đứa vô lớp 8, đứa vô lớp 7 rồi. Đứa đầu giờ cũng đi chạy bàn quán nước cho người ta, bữa được bữa không. Nó còn nhỏ quá, người ta chê lên, chê xuống. Em đâu có tội gì, chẳng qua vì cuộc sống thôi. Ước nguyện của em giờ sao cho khỏi đi tù để phụ giúp lo cho vợ con và cha già. Xin chính phủ Úc can thiệp để chính phủ Việt Nam trả tự do cho 4 người bị dính vô tội đi qua Úc.”
Trong 7 ngày, cuộc vận động do chị Shira Sebban khởi xướng trên trang Gofundme để hỗ trợ cho chị Lụa và anh Quyết đã thu hút được 3300 đô la. Trong đó có một nhà hảo tâm ẩn danh, sau khi nghe chị Shira kể về hoàn cảnh của chị Lụa và anh Quyết nhân một cuộc gặp cộng đồng, ngay ngày hôm sau đã lên mạng góp tặng 2500 đô la.
Chị Shira Sebban. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Chị Shira trải lòng:
“Những gia đình này hết sức cần giúp đỡ. Lẽ ra họ không rơi vào thảm cảnh này nếu chính phủ Úc không trả họ về Việt Nam và cho họ cơ hội trình bày hoàn cảnh. Vì vậy, tôi cảm thấy mình cần làm điều gì đó để xoa dịu bớt nỗi thống khổ của họ. Trái tim hướng về họ, cho nên tôi cố gắng đứng ra quyên quỹ một lần nữa. Nhưng đây không phải là giải pháp bền vững cho vấn đề. Tôi vẫn hy vọng là chúng ta sẽ có một giải pháp lâu dài. Chính phủ Úc giờ đã biết rõ là người Việt tìm đường tị nạn sẽ bị trừng phạt khi bị trả về nước, nhưng mới 2 tháng trước, Úc chặn bắt một tàu gồm 21 người Việt tại biển Đông Timor và cũng hồi hương họ. Là một công dân Úc, tôi cảm thấy có trách nhiệm đạo đức phải can dự vào việc này. Tôi hy vọng rằng nếu Úc không chấp nhận những người tị nạn này thì ít ra cũng có thể giúp họ tìm một nước thứ ba thay vì hồi hương họ như thế. Tôi cũng mong được sự hưởng ứng nhiều hơn từ cộng đồng người Việt khắp nơi, mong rằng mọi người nhìn vào những nỗi thống khổ từ khía cạnh nhân đạo, bỏ qua khía cạnh chính trị và những suy nghĩ khác biệt.”
Luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ pháp lý miễn phí cho cả chị Lụa lẫn anh Quyết, nhận xét các bản án vừa tuyên là “tàn bạo, vô nhân đạo” và cho dù “quá nặng” vẫn không mang tính “răn đe.” Theo ông, giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn những chuyến ra đi “bất hợp pháp” là tìm cách cải thiện đời sống người dân thay vì áp dụng những bản án góp phần dồn người ta vào ngõ cụt như thế này.
Luật sư Đôn:
“Cuộc sống, điều kiện kinh tế xã hội, quá nghèo khiến người ta phải bỏ đi . Không thể đổ lỗi cho người dân được. Dân Việt Nam không ai muốn bỏ qua nước khác sinh sống, nhưng do điều kiện quá khó khăn buộc người ta phải đi. Nhà nước tạo điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn, các quyền tự do của công dân được bảo đảm tốt hơn thì người dân sẽ không còn đi vượt biên nữa.”
Luật sư Đôn đã hướng dẫn anh Quyết, chị Lụa làm đơn xin hoãn thi hành án vì hoàn cảnh ngặt nghèo, đơn chiếc, bệnh tật, và có con nhỏ. Hiện vẫn chưa có hồi đáp từ tòa.
Những tấm lòng hảo tâm muốn san sẻ gánh nặng với anh Quyết, chị Lụa có thể đóng góp trực tiếp trên tranghttps://www.gofundme.com/careforthechildren.
October 3, 2016
Nhà hảo tâm Úc tiếp tục gây quỹ giúp thuyền nhân Việt
by HR Defender • [Human Rights]
Chị Trần Thị Lụa và các con
VOA | 02.10.2016
Một nhà hảo tâm Úc tiếp tục quyên quỹ giúp đỡ thêm hai gia đình thuyền nhân Việt Nam bị hồi hương sau thành công từ chiến dịch quyên góp đầu tiên cho một bà mẹ trẻ người Việt rơi vào vòng lao lý vì vượt biên bất thành.
Đợt quyên góp trên mạng Gofundme đầu tiên của chị Shira Sebban trong tháng rồi đã mang lại niềm an ủi vô biên cho mẹ con chị Trần Thị Thanh Loan với 10 ngàn đô la giúp trang trải học phí và nuôi dưỡng 4 đứa trẻ thơ khi ba mẹ chúng lần lượt phải ngồi tù về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.”
Với kết quả khích lệ đó, người mẹ trẻ ở Úc quyết định tiếp tục dang tay cứu giúp thêm hai trường hợp khác cùng lâm vào hoàn cảnh bi đát tương tự. Chị Trần Thị Lụa và anh Nguyễn Minh Quyết nằm trong nhóm 4 người vừa bị tòa phúc thẩm ở Bình Thuận hôm 1/9 tuyên phạt tổng cộng gần 9 năm tù vì tổ chức vượt biên qua Úc trên chiếc tàu gồm 46 người rời cảng Phan Thiết ngày 1/7 và bị trả về Việt Nam ngày 25/7 năm ngoái.
Chị Trần Thị Lụa bị 30 tháng tù giam có 3 con nhỏ tuổi từ 4 đến 14 tuổi. Chồng chị bị Indonesia cầm giữ hơn tháng nay sau một chuyến đánh bắt cá ở Biển Đông.
Chị Lụa chia sẻ:
“Làm ăn ở Việt Nam, làm hoài vẫn khổ. Đi đánh cá qua Indonesia, Malaysia thì bị bắt, làm ở Việt Nam thì cá mắm không có. Khổ quá đi. Chồng em đi bao nhiêu lần bị bắt hết. Hiện chồng em đang bị bắt bên Indonesia. Giờ em đi làm mà không đủ nuôi con, 3 đứa nhỏ, đứa lớn nhất 12 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi. Tụi em chỉ muốn đi qua đó kiếm một nơi mới để làm ăn. Ai ngờ chính phủ Úc trả về. Úc nói họ và Việt Nam bắt tay nhau rồi, sẽ khoan hồng, không bắt bớ mấy anh chị, để anh chị về nhà làm ăn sinh sống. Họ đưa em về bằng máy bay, không phải bằng tàu. Cảnh sát xuất nhập cảnh của Việt Nam lên máy bay, trước sự chứng kiến của đại diện Di trú Úc, đại diện sứ quán Việt Nam, đọc rằng ‘Chúng tôi đến đây để đón các anh chị về nhà, không bắt bớ, không tù đày, cho con em đến trường.’ Nhưng họ chở em về trại giam La Gi điều tra, rồi chở em cùng anh Quý, anh Quyết ra Phan Thiết giữ 26 ngày, không cho gặp gia đình. Sau đó, họ đọc lệnh bắt, nhốt luôn tại Phan Thiết tổng cộng 2 tháng 18 ngày trước khi cho tại ngoại, ra tòa. Họ rêu rao em khắp nơi, mình không thể ra xã hội làm ăn được gì nữa hết. Em hiện ở nhờ nhà người em. Mỗi ngày 1 giờ sáng em đi lượm cá, lượm ghẹ dưới biển tới 4 giờ sáng về bán. Ai mướn lau dọn nhà cửa em cũng làm. Bao nhiêu tài sản dồn vô chiếc tàu cá, giờ Indonesia bắt rồi, em cũng làm đơn kêu cứu nhưng Việt Nam không làm gì được hết. Em chạy ra nhờ cảnh sát biển, biên phòng cứu chồng em, nói hết lời mà họ không cứu.”
Anh Nguyễn Minh Quyết bị 24 tháng tù giam. Trước khi bị bắt, anh là một tài công khỏe mạnh trong độ tuổi cường tráng, nhưng kể từ khi bị tạm giam chờ ngày xét xử, anh bỗng trở thành người tàn phế, bị bại liệt cả hai chân. Anh có hai con nhỏ và vợ anh hiện phải làm thuê-làm mướn đủ nghề để chạy ăn hằng bữa cho gia đình.
Anh Nguyễn Minh Quyết (hàng đầu, áo trắng) và chị Trần Thị Lụa tại tòa, ngày 1 tháng 9, 2016
Anh Quyết tâm sự về hoàn cảnh của mình:
“Úc trả về, Việt Nam bắt nhốt 7 tháng là em bị liệt luôn. Họ kêu án em 2 năm, giờ hoàn cảnh em khó khăn ghê lắm. Không có nhà ở, ở nhà mướn, còn phải nuôi ba em gần 90 tuổi rồi. Em là trụ cột chính mà giờ không đi làm được. Vợ em phụ, đi làm thuê làm mướn cho người ta ngày được 5, 7 chục ngàn vậy à. Giờ em làm không được nữa nên vợ em phải làm ngày, làm đêm. Trước em đi biển, bị Indonesia bắt nên em không dám làm tài công nữa, chỉ đi ngư phủ cho người ta thôi. Làm không có tiền, vô đường cùng, vợ chồng em mới đi để định đổi đời. Giờ em thi hành án, không biết vợ em có nuôi nổi con cái và ba già không. Không đủ tiền nên con em đã nghỉ học. Đứa đầu nghỉ lớp 6, đứa sau nghỉ lớp 5. Nếu còn đi học thì giờ đứa vô lớp 8, đứa vô lớp 7 rồi. Đứa đầu giờ cũng đi chạy bàn quán nước cho người ta, bữa được bữa không. Nó còn nhỏ quá, người ta chê lên, chê xuống. Em đâu có tội gì, chẳng qua vì cuộc sống thôi. Ước nguyện của em giờ sao cho khỏi đi tù để phụ giúp lo cho vợ con và cha già. Xin chính phủ Úc can thiệp để chính phủ Việt Nam trả tự do cho 4 người bị dính vô tội đi qua Úc.”
Trong 7 ngày, cuộc vận động do chị Shira Sebban khởi xướng trên trang Gofundme để hỗ trợ cho chị Lụa và anh Quyết đã thu hút được 3300 đô la. Trong đó có một nhà hảo tâm ẩn danh, sau khi nghe chị Shira kể về hoàn cảnh của chị Lụa và anh Quyết nhân một cuộc gặp cộng đồng, ngay ngày hôm sau đã lên mạng góp tặng 2500 đô la.
Chị Shira Sebban. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Chị Shira trải lòng:
“Những gia đình này hết sức cần giúp đỡ. Lẽ ra họ không rơi vào thảm cảnh này nếu chính phủ Úc không trả họ về Việt Nam và cho họ cơ hội trình bày hoàn cảnh. Vì vậy, tôi cảm thấy mình cần làm điều gì đó để xoa dịu bớt nỗi thống khổ của họ. Trái tim hướng về họ, cho nên tôi cố gắng đứng ra quyên quỹ một lần nữa. Nhưng đây không phải là giải pháp bền vững cho vấn đề. Tôi vẫn hy vọng là chúng ta sẽ có một giải pháp lâu dài. Chính phủ Úc giờ đã biết rõ là người Việt tìm đường tị nạn sẽ bị trừng phạt khi bị trả về nước, nhưng mới 2 tháng trước, Úc chặn bắt một tàu gồm 21 người Việt tại biển Đông Timor và cũng hồi hương họ. Là một công dân Úc, tôi cảm thấy có trách nhiệm đạo đức phải can dự vào việc này. Tôi hy vọng rằng nếu Úc không chấp nhận những người tị nạn này thì ít ra cũng có thể giúp họ tìm một nước thứ ba thay vì hồi hương họ như thế. Tôi cũng mong được sự hưởng ứng nhiều hơn từ cộng đồng người Việt khắp nơi, mong rằng mọi người nhìn vào những nỗi thống khổ từ khía cạnh nhân đạo, bỏ qua khía cạnh chính trị và những suy nghĩ khác biệt.”
Luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ pháp lý miễn phí cho cả chị Lụa lẫn anh Quyết, nhận xét các bản án vừa tuyên là “tàn bạo, vô nhân đạo” và cho dù “quá nặng” vẫn không mang tính “răn đe.” Theo ông, giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn những chuyến ra đi “bất hợp pháp” là tìm cách cải thiện đời sống người dân thay vì áp dụng những bản án góp phần dồn người ta vào ngõ cụt như thế này.
Luật sư Đôn:
“Cuộc sống, điều kiện kinh tế xã hội, quá nghèo khiến người ta phải bỏ đi . Không thể đổ lỗi cho người dân được. Dân Việt Nam không ai muốn bỏ qua nước khác sinh sống, nhưng do điều kiện quá khó khăn buộc người ta phải đi. Nhà nước tạo điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn, các quyền tự do của công dân được bảo đảm tốt hơn thì người dân sẽ không còn đi vượt biên nữa.”
Luật sư Đôn đã hướng dẫn anh Quyết, chị Lụa làm đơn xin hoãn thi hành án vì hoàn cảnh ngặt nghèo, đơn chiếc, bệnh tật, và có con nhỏ. Hiện vẫn chưa có hồi đáp từ tòa.
Những tấm lòng hảo tâm muốn san sẻ gánh nặng với anh Quyết, chị Lụa có thể đóng góp trực tiếp trên tranghttps://www.gofundme.com/careforthechildren.