Human Rights Watch, October 3, 2016
Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức blogger Nguyễn Đình Ngọc và tất cả các nhà phê bình ôn hòa đang bị giam giữ vì đã lên tiếng phê phán chính phủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền, hay các chính sách của Đảng và chính phủ. Ngày mồng 5 tháng Mười năm 2016, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét phúc thẩm đối với bản án đã kết hồi tháng Ba với tội danh viết và đăng tải trên mạng các bài viết có tính phê phán của ông.
“Thể hiện quan điểm phê phán đối với chính quyền Việt Nam không nên bị coi là một tội hình sự,” ông Brad Adams Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam cần học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt, chứ không phải chỉ toàn những lời khen ngợi đảng cầm quyền và chính phủ.”
Nguyễn Đình Ngọc, 50 tuổi, bút danh trên Internet là Nguyễn Ngọc Già, nguyên là nhân viên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết về các vấn đề chính trị xã hội liên quan tới dân chủ và nhân quyền cho trang tiếng Việt của Đài Á châu Tự do, và các trang web độc lập về chính trị khác như Dân Luận, Dân Làm Báo và Đàn Chim Việt. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ với các nhà hoạt động và blogger khác đang bị giam giữ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình, ví dụ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha và Bùi Thị Minh Hằng. Đầu tháng Mười hai năm 2014, Nguyễn Đình Ngọc viết rằng có tin tặc đang cố chiếm tài khoản Facebook và Gmail của mình.
Theo cáo trạng được dẫn lại trên báo chí nhà nước, ngày 25 tháng Mười Hai năm 2014, công an nhận được công văn từ Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn báo rằng Nguyễn Đình Ngọc đã sử dụng mạng Internet để “phát tán các bài viết nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam.” Hai ngày sau thì ông bị bắt và bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Tháng Tám năm 2015, trong khi Nguyễn Đình Ngọc đang bị tạm giam chờ xét xử, người con trai mới 20 tuổi của ông, Nguyễn Đình Vĩnh Khang, qua đời trong một tai nạn giao thông, nhưng chính quyền không cho phép ông dự đám tang con trai mình.
Vào ngày 30 tháng Ba năm 2016, trong một phiên tòa được biết chỉ diễn ra trong vòng hai tiếng đồng hồ, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử Nguyễn Đình Ngọc bốn năm tù giam, cộng thêm ba năm quản chế không được đi ra ngoài phạm vi phường cư trú.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã phát biểu trong một bài diễn văn rằng: “Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.” Sau khi nghe những lời đó, blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh đã bình luận trên facebook rằng, “Nhà nước chúng tui cũng bị chỉ trích hàng ngày và nhờ thế nhà tù chúng tôi phát triển lớn mạnh.”
“Ý của blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói về tự do ngôn luận dẫn đến gia tăng số lượng tù nhân ở Việt Nam là một thực tế đáng buồn,” ông Adams nói. “Chính quyền Việt Nam cần nhận thấy rằng bỏ tù những người phê phán ôn hòa chẳng giúp được gì cho mục tiêu phát triển đất nước hay cho uy tín của chính quyền đối với người dân.”
October 4, 2016
Việt Nam: Hãy trả tự do cho blogger nổi tiếng
by Nhan Quyen • Nguyen Ngoc Gia
Human Rights Watch, October 3, 2016
Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức blogger Nguyễn Đình Ngọc và tất cả các nhà phê bình ôn hòa đang bị giam giữ vì đã lên tiếng phê phán chính phủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền, hay các chính sách của Đảng và chính phủ. Ngày mồng 5 tháng Mười năm 2016, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét phúc thẩm đối với bản án đã kết hồi tháng Ba với tội danh viết và đăng tải trên mạng các bài viết có tính phê phán của ông.
“Thể hiện quan điểm phê phán đối với chính quyền Việt Nam không nên bị coi là một tội hình sự,” ông Brad Adams Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam cần học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt, chứ không phải chỉ toàn những lời khen ngợi đảng cầm quyền và chính phủ.”
Nguyễn Đình Ngọc, 50 tuổi, bút danh trên Internet là Nguyễn Ngọc Già, nguyên là nhân viên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết về các vấn đề chính trị xã hội liên quan tới dân chủ và nhân quyền cho trang tiếng Việt của Đài Á châu Tự do, và các trang web độc lập về chính trị khác như Dân Luận, Dân Làm Báo và Đàn Chim Việt. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ với các nhà hoạt động và blogger khác đang bị giam giữ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình, ví dụ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha và Bùi Thị Minh Hằng. Đầu tháng Mười hai năm 2014, Nguyễn Đình Ngọc viết rằng có tin tặc đang cố chiếm tài khoản Facebook và Gmail của mình.
Theo cáo trạng được dẫn lại trên báo chí nhà nước, ngày 25 tháng Mười Hai năm 2014, công an nhận được công văn từ Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn báo rằng Nguyễn Đình Ngọc đã sử dụng mạng Internet để “phát tán các bài viết nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam.” Hai ngày sau thì ông bị bắt và bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Tháng Tám năm 2015, trong khi Nguyễn Đình Ngọc đang bị tạm giam chờ xét xử, người con trai mới 20 tuổi của ông, Nguyễn Đình Vĩnh Khang, qua đời trong một tai nạn giao thông, nhưng chính quyền không cho phép ông dự đám tang con trai mình.
Vào ngày 30 tháng Ba năm 2016, trong một phiên tòa được biết chỉ diễn ra trong vòng hai tiếng đồng hồ, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử Nguyễn Đình Ngọc bốn năm tù giam, cộng thêm ba năm quản chế không được đi ra ngoài phạm vi phường cư trú.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã phát biểu trong một bài diễn văn rằng: “Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.” Sau khi nghe những lời đó, blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh đã bình luận trên facebook rằng, “Nhà nước chúng tui cũng bị chỉ trích hàng ngày và nhờ thế nhà tù chúng tôi phát triển lớn mạnh.”
“Ý của blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói về tự do ngôn luận dẫn đến gia tăng số lượng tù nhân ở Việt Nam là một thực tế đáng buồn,” ông Adams nói. “Chính quyền Việt Nam cần nhận thấy rằng bỏ tù những người phê phán ôn hòa chẳng giúp được gì cho mục tiêu phát triển đất nước hay cho uy tín của chính quyền đối với người dân.”