Một bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Già (trái) và hai bài về ông trên mạng
BBC | 05.10.2016
Luật sư bình luận với BBC về việc tòa án tại TP Hồ Chí Minh tuyên giảm án 1 năm tù cho blogger thường viết về chính trị, nhân quyền trong phiên phúc thẩm.
Hôm 5/10, blogger Nguyễn Đình Ngọc, lấy bút hiệu Nguyễn Ngọc Già, được tuyên giảm án 1 năm tù, còn 3 năm tù.
Phiên sơ thẩm hồi tháng 3/2016 tuyên phạt ông bản án 4 năm tù vì tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự.
Ông Ngọc, bị bắt hồi tháng 12/2014.
Theo thông tin chính thức, ông Ngọc có bố là đảng viên 50 năm tuổi Đảng, bà nội là Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ là ‘cơ sở cách mạng’.
Tuy vậy, ông bị cáo buộc viết các bài trên mạng “chống phá Đảng, Nhà nước”.
Cáo trạng nói từ tháng 2 đến tháng 12/2014, ông Ngọc đã gửi 26 bài tới các trang mạng khác nhau và được đăng 14 bài.
Giám định của công an nói có 22 bài “xuyên tạc, vu khống” lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Hôm 5/10, từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Hà Huy Sơn nói: “Tòa cho hay việc giảm án là vì lý do nhân đạo và nhân thân, gia đình có công với cách mạng.”
“Tôi không rõ là việc giảm án có phải do áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế hay không.”
‘Lạc hậu’
“Về Điều 88 của Bộ Luật Hình sự, tôi đã nhiều lần có ý kiến và hôm nay vẫn bảo lưu quan điểm.”
“Điều luật này không mang tính định lượng, không rõ ràng nên dễ bị áp dụng tùy tiện.”
“Theo tôi, Điều 88 thể hiện sự lạc hậu của nền tư pháp Việt Nam,” luật sư Sơn nói với BBC.
Trước đó, hôm 2/10, từ New York, tổ chức Human Rights Watch (HRW) phát đi thông cáo kêu gọi Chính quyền Việt Nam “ngay lập tức phóng thích blogger Nguyễn Đình Ngọc và các nhà hoạt động khác bị cầm tù vì chỉ trích chính phủ, đảng Cộng sản Việt Nam, hay chính sách”.
“Việc thể hiện quan điểm phê phán chính phủ không phải là một tội,” ông Brad Adams, giám đốc ban châu Á của HRW cho biết.
“Chính phủ Việt Nam nên học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt chứ không chỉ ý kiến ca ngợi đảng và chính phủ.”
Cùng thời gian ông Ngọc bị bắt, có blogger Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014 và nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt ngày 6/12.
Tuy vậy, vào tháng 10 năm 2015, cả hai ông nhận được quyết định đình chỉ điều tra.
October 6, 2016
Giảm 1 năm tù cho blogger Nguyễn Ngọc Già
by HR Defender • [Human Rights]
Một bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Già (trái) và hai bài về ông trên mạng
BBC | 05.10.2016
Luật sư bình luận với BBC về việc tòa án tại TP Hồ Chí Minh tuyên giảm án 1 năm tù cho blogger thường viết về chính trị, nhân quyền trong phiên phúc thẩm.
Hôm 5/10, blogger Nguyễn Đình Ngọc, lấy bút hiệu Nguyễn Ngọc Già, được tuyên giảm án 1 năm tù, còn 3 năm tù.
Phiên sơ thẩm hồi tháng 3/2016 tuyên phạt ông bản án 4 năm tù vì tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự.
Ông Ngọc, bị bắt hồi tháng 12/2014.
Theo thông tin chính thức, ông Ngọc có bố là đảng viên 50 năm tuổi Đảng, bà nội là Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ là ‘cơ sở cách mạng’.
Tuy vậy, ông bị cáo buộc viết các bài trên mạng “chống phá Đảng, Nhà nước”.
Cáo trạng nói từ tháng 2 đến tháng 12/2014, ông Ngọc đã gửi 26 bài tới các trang mạng khác nhau và được đăng 14 bài.
Giám định của công an nói có 22 bài “xuyên tạc, vu khống” lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Hôm 5/10, từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Hà Huy Sơn nói: “Tòa cho hay việc giảm án là vì lý do nhân đạo và nhân thân, gia đình có công với cách mạng.”
“Tôi không rõ là việc giảm án có phải do áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế hay không.”
‘Lạc hậu’
“Về Điều 88 của Bộ Luật Hình sự, tôi đã nhiều lần có ý kiến và hôm nay vẫn bảo lưu quan điểm.”
“Điều luật này không mang tính định lượng, không rõ ràng nên dễ bị áp dụng tùy tiện.”
“Theo tôi, Điều 88 thể hiện sự lạc hậu của nền tư pháp Việt Nam,” luật sư Sơn nói với BBC.
Trước đó, hôm 2/10, từ New York, tổ chức Human Rights Watch (HRW) phát đi thông cáo kêu gọi Chính quyền Việt Nam “ngay lập tức phóng thích blogger Nguyễn Đình Ngọc và các nhà hoạt động khác bị cầm tù vì chỉ trích chính phủ, đảng Cộng sản Việt Nam, hay chính sách”.
“Việc thể hiện quan điểm phê phán chính phủ không phải là một tội,” ông Brad Adams, giám đốc ban châu Á của HRW cho biết.
“Chính phủ Việt Nam nên học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt chứ không chỉ ý kiến ca ngợi đảng và chính phủ.”
Cùng thời gian ông Ngọc bị bắt, có blogger Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014 và nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt ngày 6/12.
Tuy vậy, vào tháng 10 năm 2015, cả hai ông nhận được quyết định đình chỉ điều tra.