Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
RFA | 06.10.2016
Hơn 50 tổ chức quốc tế về tôn giáo và xã hội dân sự tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Việt Nam cùng ký tên vào Thư Ngỏ gửi chủ tịch quốc hội Việt Nam là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị sửa đổi dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng.
Một trong hơn 50 tổ chức vừa nêu là Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam hôm nay ra thông cáo báo chí nói rõ các tổ chức cùng tham gia ký tên nêu ra năm điểm mà họ cho là sai sót của dự thảo luật này. Những sai sót như thế vi phạm điều 18 trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Bên cạnh đó, nội dung của Thư Ngỏ còn chỉ rõ nếu dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng được Quốc hội Việt Nam thông qua, thì chính quyền Hà Nội sẽ có thêm quyền lực để xâm phạm vào mọi hình thái của đời sống tôn giáo. Và các tôn giáo hiện tại ở Việt Nam sẽ khó tiếp tục tồn tại.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật Tôn giáo – Tín ngưỡng sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua trong kỳ họp từ ngày 20 tháng 10 sang đến ngày 18 tháng 11 tới đây.
October 7, 2016
54 tổ chức quốc tế ký thư ngỏ yêu cầu VN sửa Luật Tôn giáo
by HR Defender • [Human Rights]
Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
RFA | 06.10.2016
Hơn 50 tổ chức quốc tế về tôn giáo và xã hội dân sự tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Việt Nam cùng ký tên vào Thư Ngỏ gửi chủ tịch quốc hội Việt Nam là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị sửa đổi dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng.
Một trong hơn 50 tổ chức vừa nêu là Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam hôm nay ra thông cáo báo chí nói rõ các tổ chức cùng tham gia ký tên nêu ra năm điểm mà họ cho là sai sót của dự thảo luật này. Những sai sót như thế vi phạm điều 18 trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Bên cạnh đó, nội dung của Thư Ngỏ còn chỉ rõ nếu dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng được Quốc hội Việt Nam thông qua, thì chính quyền Hà Nội sẽ có thêm quyền lực để xâm phạm vào mọi hình thái của đời sống tôn giáo. Và các tôn giáo hiện tại ở Việt Nam sẽ khó tiếp tục tồn tại.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật Tôn giáo – Tín ngưỡng sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua trong kỳ họp từ ngày 20 tháng 10 sang đến ngày 18 tháng 11 tới đây.