Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam có tỷ lệ khiếu kiện đất đai 70% trong tổng số đơn từ khiếu nại nói chung, cán bộ vi phạm về đất đai càng ngày càng nhiều trong lúc người có nhiệm vụ giải quyết thì lại thiếu tinh thần trách nhiệm.
Đây là vấn đề mà người quan tâm và am hiểu tình hình trong nước cho là khó có thể giải quyết.
Khiếu nại, tố cáo của dân
Hôm thứ Tư 5/10 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình lên Chính phủ và Quốc hội bản báo cáo về công tác giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo của dân liên quan đến lãnh vực quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2012-2016.
Nguyên nhân dẫn tới việc tố cáo và khiếu kiện đất đai của các cấp chính quyền đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thảo luận tại một phiên hộp trước đó.
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Quốc hội Việt Nam cũng đã nhiều lần sửa đổi Luật Đất Đai, tuy nhiên do các nhóm lợi ích chi phối nên từ luật pháp đến thực thi có nhiều trở ngại và vướng mắc làm cho người dân bất bình. Chúng tôi theo dõi thấy là sau mỗi lần thay đổi pháp luật thì tình hình khiếu kiện cũng đỡ hơn, hợp lý hơn.
Bây giờ chỉ còn cái là sự vận dụng thực thi pháp luật của chính quyền các cấp còn những cái bất công, chưa hợp lý, vì thế còn rất nhiều người khiếu kiện.
Với lại cái hướng dẫn thực thi ở Việt Nam thường người ta chỉ dựa vào nghị định hay thông tư để thực hiện mà quốc hội lại không giám sát được các vi phạm pháp luật.
Cho nên chúng tôi nói là họ lợi dụng những sơ hở của pháp luật để thực hiện lợi ích nhóm là chỗ đó.”
Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy khiếu kiện hành chính về đất đai chiếm tới 70% trong tổng số các đơn khiều nại trên toàn quốc. Trong tỷ lệ 70% này, hết 30 cho đến 40% là đơn khiếu nại việc thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cán bộ vi phạm ngày càng nhiều
Vẫn theo báo cáo này, so với trước thời điểm Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực, những đơn khiếu nại đối với quyết định, trình tự, thủ tục thu hồi đất có giảm đi thế nhưng đơn khiếu nại về giá bồi thường và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại tăng lên.
Tỷ lệ đơn thư người dân tố cáo cán bộ vi phạm pháp luật đất đai đang tăng cao, là điểm đáng lưu ý mà Bộ Tài nguyên Môi trường nêu ra. Đó là chuyện lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm ruộng đất của dân, chuyện ăn chia đất đai, chuyện giao đất hay cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng qui hoạch và không đúng mục đích sử dụng.
Ngày càng phức tạp, gay gắt
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, từ 2005-2007 mỗi năm trung bình có 10.000 lượt đơn khiếu nại đất đai được gởi đến bộ. Từ 2008-2011 trung bình 6.000 lượt đơn. Từ 2012 đến nay trung bình mỗi năm là 4.000 lượt đơn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, một đảng viên cộng sản, cựu trưởng Ban Dân vận Trung ương, cho rằng mặc dù số lượt đơn khiếu nại tố cáo ngày càng giảm nhưng đất đai vẫn tiếp tục là vấn đề phức tạp và càng ngày càng gay gắt hơn:
“Bởi vì đường lối và chính sách của đảng cộng sản về đất đai, về chủ quyền, về sở hữu nó dẫn đến những bức xúc và đau đớn cho xã hội, cho dân nhiều chục năm nay. Đây là vấn đề chưa có cách gì giải quyết được
Quan niệm đất đai là công hữu thuộc quản lý nhà nước, do nhà nước đại diện và chủ sở hữu. Nhưng nhà nước là ai, là một nhóm người thay phiên nhau trong bộ máy chính quyền.
Đội ngũ cán bộ công chức ấy họ qui ra hai tính chất. Tính chất nông nghiệp của đất đai thì qui thành giá rất bèo, sau đó họ tước đoạt, họ chiếm lấy đất ấy họ biến thanh tính chất công nghiệp để làm đô thị, nhà máy rồi phân lô để bán.
Cũng mảnh đất ấy trong tay người nông dân thì giá thấp, sang tay bọn này thì giá cao lên, tội gì mà không chia chác. Cho nên vấn đế là dân bức xúc, khiếu kiện, thưa đòi vẫn tiếp diễn nếu vẫn giữ nguyên quan điểm đất đai như hiện nay.”
Dưới mắt nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, khiếu kiện hoặc tranh chấp đất đai giữa dân với chính quyền không phải là chuyện có thể coi thường:
“Quyền lợi của dân trong sử dụng đất là sở hữu cơ bản đầu tiên của tất cả mọi sở hữu khác. Thực ra chế độ cộng sản không có quyền sở hữu ruộng đất. Cho nên mâu thuẫn chính của đời sống xã hội là cái mâu thuẫn về đất đai.
Những thông tin về các vụ khiếu kiện thực chất là khiếu kiện về đất đai thôi, nó là quyền lợi sát sườn, sống còn của mỗi một con người. Mọi sự xáo trộn trong xã hội đều liên quan đến đất đai.
Bởi vì 4 cấp chính quyền cộng sản, từ trung ương đến cấp tỉnh đến thành phố, quận huyện cho đến xã phường thì từ xã phường đấy các mâu thuẫn xã hội nẩy sinh từ mâu thuẫn đất đai. Chính thể chế chính trị đã sinh ra những mâu thuẫn như thế.”
Cán bộ thiết trách nhiệm
Bộ Tài nguyên Môi trường còn đề cập đến sự thiếu trách nhiệm của những cán bộ có nhiệm vụ tiếp dân để giải quyết đơn khiếu nại, rằng những cán bộ này không quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của dân, hoặc là có chủ ý không trong sáng nên giải quyết vụ việc không được khách quan, chính xác.
Và chính vì những lẽ đó nên người dân dân đã không hài lòng mà tiếp tục khiếu nại.
Kết luận của Bộ Tài nguyên Môi trường được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhận xét như sau:
“Bây giờ họ đỗ cho những người thụ lý ở dưới không dám giải quyết, không phải đâu. Vấn đề là có giải quyết cũng không xong là vì cái luật lệ nó nhùng nhằng như thế.
Đây là vấn đề của chế độ chứ không phải là của một nhóm người cấp dưới thụ lý hồ sơ mà không chịu giải quyết. Cái chính là cả quốc hội này, cả cái ban lãnh đạo đảng không quan niệm đúng cũng không có chính sách đất đai cho nó tử tế đàng hoàng.
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, cũng là người hoạt động dân chủ, nói rằng đơn khiếu kiện đất đai thì vô số nhưng được cứu xét giải quyết hay không là một chuyện khác:
“Báo cáo của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, trình lên chính phủ và công luận mang tính chất lừa mị dân, không chính xác.
Tôi có thể dẫn chứng là vì các dự án thu hồi đất của nhà nước để cung cấp cho công nghiệp. Chính sách thì chưa thay đổi, bản thân nhà nước cũng phải thừa nhận có bất cập và chậm so với thực tế cho nên tình hình khiếu kiện tiếp tục gia tăng.
Một khía cạnh khác là khiếu kiện tập trung đông người về các thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn đã ít đi bởi vì những người khiếu kiện lâu năm, thậm chí hàng chục năm, đã mệt mỏi, nhiều người đã chết trên quãng đường đi kiện.
Thí dụ trường hợp ông Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa hay nhà sư Thích Đàm Bình mới đây, đã khiếu kiện 10 năm, 20 năm và bây giờ bỏ mình trên đường đi tìm công lý mà không được giải quyết.
Điểm thứ hai là nhiều người khiếu kiện đã cạn kiệt tiền bạc,mòn mỏi về sức khỏe, mấy hết kiên nhẫn nên họ cũng bỏ cuộc rất là nhiều. Cho nên trong báo cáo họ nói giảm là phải hiểu theo nghĩa đó.
Còn hoàn toàn tình trạng dân oan khiếu kiện hiện nay tôi thấy nhà nước cộng sản Việt Nam chưa giải quyết được bao nhiêu cả. Bộ máy nó vẫn ù lì nó vẫn trì trệ như bao năm nay.”
Thống kê của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn cho thấy số lượng đơn thư của dân để tố cáo cán bộ, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Đất Đai tăng từ 4,43% năm 2012 lên thành 18.26% năm 2015 và 15,97% trong 6 tháng đầu năm 2016.
October 8, 2016
Tranh chấp đất đai vẫn là vấn đề phức tạp tại Việt Nam
by HR Defender • [Human Rights]
Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010.
RFA | 07.10.2016
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam có tỷ lệ khiếu kiện đất đai 70% trong tổng số đơn từ khiếu nại nói chung, cán bộ vi phạm về đất đai càng ngày càng nhiều trong lúc người có nhiệm vụ giải quyết thì lại thiếu tinh thần trách nhiệm.
Đây là vấn đề mà người quan tâm và am hiểu tình hình trong nước cho là khó có thể giải quyết.
Khiếu nại, tố cáo của dân
Hôm thứ Tư 5/10 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình lên Chính phủ và Quốc hội bản báo cáo về công tác giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo của dân liên quan đến lãnh vực quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2012-2016.
Nguyên nhân dẫn tới việc tố cáo và khiếu kiện đất đai của các cấp chính quyền đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thảo luận tại một phiên hộp trước đó.
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Quốc hội Việt Nam cũng đã nhiều lần sửa đổi Luật Đất Đai, tuy nhiên do các nhóm lợi ích chi phối nên từ luật pháp đến thực thi có nhiều trở ngại và vướng mắc làm cho người dân bất bình. Chúng tôi theo dõi thấy là sau mỗi lần thay đổi pháp luật thì tình hình khiếu kiện cũng đỡ hơn, hợp lý hơn.
Bây giờ chỉ còn cái là sự vận dụng thực thi pháp luật của chính quyền các cấp còn những cái bất công, chưa hợp lý, vì thế còn rất nhiều người khiếu kiện.
Với lại cái hướng dẫn thực thi ở Việt Nam thường người ta chỉ dựa vào nghị định hay thông tư để thực hiện mà quốc hội lại không giám sát được các vi phạm pháp luật.
Cho nên chúng tôi nói là họ lợi dụng những sơ hở của pháp luật để thực hiện lợi ích nhóm là chỗ đó.”
Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy khiếu kiện hành chính về đất đai chiếm tới 70% trong tổng số các đơn khiều nại trên toàn quốc. Trong tỷ lệ 70% này, hết 30 cho đến 40% là đơn khiếu nại việc thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cán bộ vi phạm ngày càng nhiều
Vẫn theo báo cáo này, so với trước thời điểm Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực, những đơn khiếu nại đối với quyết định, trình tự, thủ tục thu hồi đất có giảm đi thế nhưng đơn khiếu nại về giá bồi thường và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại tăng lên.
Tỷ lệ đơn thư người dân tố cáo cán bộ vi phạm pháp luật đất đai đang tăng cao, là điểm đáng lưu ý mà Bộ Tài nguyên Môi trường nêu ra. Đó là chuyện lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm ruộng đất của dân, chuyện ăn chia đất đai, chuyện giao đất hay cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng qui hoạch và không đúng mục đích sử dụng.
Ngày càng phức tạp, gay gắt
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, từ 2005-2007 mỗi năm trung bình có 10.000 lượt đơn khiếu nại đất đai được gởi đến bộ. Từ 2008-2011 trung bình 6.000 lượt đơn. Từ 2012 đến nay trung bình mỗi năm là 4.000 lượt đơn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, một đảng viên cộng sản, cựu trưởng Ban Dân vận Trung ương, cho rằng mặc dù số lượt đơn khiếu nại tố cáo ngày càng giảm nhưng đất đai vẫn tiếp tục là vấn đề phức tạp và càng ngày càng gay gắt hơn:
“Bởi vì đường lối và chính sách của đảng cộng sản về đất đai, về chủ quyền, về sở hữu nó dẫn đến những bức xúc và đau đớn cho xã hội, cho dân nhiều chục năm nay. Đây là vấn đề chưa có cách gì giải quyết được
Quan niệm đất đai là công hữu thuộc quản lý nhà nước, do nhà nước đại diện và chủ sở hữu. Nhưng nhà nước là ai, là một nhóm người thay phiên nhau trong bộ máy chính quyền.
Đội ngũ cán bộ công chức ấy họ qui ra hai tính chất. Tính chất nông nghiệp của đất đai thì qui thành giá rất bèo, sau đó họ tước đoạt, họ chiếm lấy đất ấy họ biến thanh tính chất công nghiệp để làm đô thị, nhà máy rồi phân lô để bán.
Cũng mảnh đất ấy trong tay người nông dân thì giá thấp, sang tay bọn này thì giá cao lên, tội gì mà không chia chác. Cho nên vấn đế là dân bức xúc, khiếu kiện, thưa đòi vẫn tiếp diễn nếu vẫn giữ nguyên quan điểm đất đai như hiện nay.”
Dưới mắt nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, khiếu kiện hoặc tranh chấp đất đai giữa dân với chính quyền không phải là chuyện có thể coi thường:
“Quyền lợi của dân trong sử dụng đất là sở hữu cơ bản đầu tiên của tất cả mọi sở hữu khác. Thực ra chế độ cộng sản không có quyền sở hữu ruộng đất. Cho nên mâu thuẫn chính của đời sống xã hội là cái mâu thuẫn về đất đai.
Những thông tin về các vụ khiếu kiện thực chất là khiếu kiện về đất đai thôi, nó là quyền lợi sát sườn, sống còn của mỗi một con người. Mọi sự xáo trộn trong xã hội đều liên quan đến đất đai.
Bởi vì 4 cấp chính quyền cộng sản, từ trung ương đến cấp tỉnh đến thành phố, quận huyện cho đến xã phường thì từ xã phường đấy các mâu thuẫn xã hội nẩy sinh từ mâu thuẫn đất đai. Chính thể chế chính trị đã sinh ra những mâu thuẫn như thế.”
Cán bộ thiết trách nhiệm
Bộ Tài nguyên Môi trường còn đề cập đến sự thiếu trách nhiệm của những cán bộ có nhiệm vụ tiếp dân để giải quyết đơn khiếu nại, rằng những cán bộ này không quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của dân, hoặc là có chủ ý không trong sáng nên giải quyết vụ việc không được khách quan, chính xác.
Và chính vì những lẽ đó nên người dân dân đã không hài lòng mà tiếp tục khiếu nại.
Kết luận của Bộ Tài nguyên Môi trường được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhận xét như sau:
“Bây giờ họ đỗ cho những người thụ lý ở dưới không dám giải quyết, không phải đâu. Vấn đề là có giải quyết cũng không xong là vì cái luật lệ nó nhùng nhằng như thế.
Đây là vấn đề của chế độ chứ không phải là của một nhóm người cấp dưới thụ lý hồ sơ mà không chịu giải quyết. Cái chính là cả quốc hội này, cả cái ban lãnh đạo đảng không quan niệm đúng cũng không có chính sách đất đai cho nó tử tế đàng hoàng.
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, cũng là người hoạt động dân chủ, nói rằng đơn khiếu kiện đất đai thì vô số nhưng được cứu xét giải quyết hay không là một chuyện khác:
“Báo cáo của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, trình lên chính phủ và công luận mang tính chất lừa mị dân, không chính xác.
Tôi có thể dẫn chứng là vì các dự án thu hồi đất của nhà nước để cung cấp cho công nghiệp. Chính sách thì chưa thay đổi, bản thân nhà nước cũng phải thừa nhận có bất cập và chậm so với thực tế cho nên tình hình khiếu kiện tiếp tục gia tăng.
Một khía cạnh khác là khiếu kiện tập trung đông người về các thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn đã ít đi bởi vì những người khiếu kiện lâu năm, thậm chí hàng chục năm, đã mệt mỏi, nhiều người đã chết trên quãng đường đi kiện.
Thí dụ trường hợp ông Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa hay nhà sư Thích Đàm Bình mới đây, đã khiếu kiện 10 năm, 20 năm và bây giờ bỏ mình trên đường đi tìm công lý mà không được giải quyết.
Điểm thứ hai là nhiều người khiếu kiện đã cạn kiệt tiền bạc,mòn mỏi về sức khỏe, mấy hết kiên nhẫn nên họ cũng bỏ cuộc rất là nhiều. Cho nên trong báo cáo họ nói giảm là phải hiểu theo nghĩa đó.
Còn hoàn toàn tình trạng dân oan khiếu kiện hiện nay tôi thấy nhà nước cộng sản Việt Nam chưa giải quyết được bao nhiêu cả. Bộ máy nó vẫn ù lì nó vẫn trì trệ như bao năm nay.”
Thống kê của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn cho thấy số lượng đơn thư của dân để tố cáo cán bộ, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Đất Đai tăng từ 4,43% năm 2012 lên thành 18.26% năm 2015 và 15,97% trong 6 tháng đầu năm 2016.