Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, ngày 30/9/2016
Thầy Thích Không Thánh trở về Chùa Liên Trì chỉ còn là đống đổ nát. Chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền Việt Nam cưỡng chế ngày 8/9/2016
Bối cảnh chính trị
Quốc hội Việt Nam đang soạn thảo Luật Tôn giáo và một số bản dự thảo được đưa ra gần đây tuy nhiên những bản dự thảo này được đánh giá là bước thụt lùi về quyền tự do tôn giáo. Trong một bản góp ý mới đây ngoài những vấn đề vi phạm về tự do tôn giáo được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ ra rất cụ thể ngoài ra còn nhấn mạnh: “Có những việc liên quan trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tôn giáo nhưng chưa được đề cập đến trong Dự thảo này, vì thế chúng tôi mong Quốc hội quan tâm.
- Điều 57 nói đến việc “cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo”. Chúng tôi hiểu đây là những cơ sở cũ, nay cần được cải tạo, nâng cấp, hoặc xây lại. Tuy nhiên Dự thảo không nói gì đến việc xây dựng những cơ sở thờ phượng tại những nơi mới. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, địa bàn dân cư có rất nhiều biến động. Có những nơi trước đây không có nhà thờ hoặc chùa chiền vì không có người Công giáo hoặc Phật giáo. Nhưng ngày nay, theo đà phát triển của xã hội, nhiều người Công giáo hoặc Phật giáo quy tụ về đó sinh sống và họ cần có nơi thờ phượng. Quốc hội nên quan tâm đến nhu cầu này của người dân và đưa ra những quy định cụ thể, ví dụ, khi một nơi có 50 hoặc 100 người cùng niềm tin tôn giáo thì được phép xây dựng nơi thờ phượng chung.
- Hiện nay, khi muốn xây dựng nơi thờ phượng mới, các tổ chức tôn giáo phải mua đất rồi làm giấy giao miếng đất đó cho Nhà nước, rồi Nhà nước mới “cấp lại” cho tổ chức tôn giáo đó. Thiết nghĩ đây là một quy trình hết sức phi lý! Nếu Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo thì Quốc hội cần phải xem xét lại quy trình này và đưa ra hướng đi cụ thể.”
Bên cạnh đó, sự kiện phá dỡ Chùa Liên Trì đã khiến rất nhiều đại sứ quán các nước lên tiếng và cho đó hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng mà chính quyền Việt Nam đang hành xử.
Thậm chí Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ lên tiếng về việc chùa Liên Trì bi phá hủy và không có tự do tôn giáo tại Việt Nam. Bên cạnh đó vị này cũng lên tiếng yêu cầu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vi phạm tự do tôn giáo CPC.
Các tổ chức xã hội dân sự trong nước cũng đồng loạt ký tên vào kháng thư lên án và cực lực phản đối việc phá dỡ Chùa Liên Trì của chính quyền.
Phần 1: Những vi phạm Quyền tôn giáo
Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo trong tháng 7 năm 2016
- Sự kiện thứ nhất:
Trong báo cáo quý trước, sự việc mảnh đất số 5 Quang Trung của Dòng Phaolo bị chiếm dụng bất hợp phap, sáng đến tháng 7 tình hình vẫn không được cải thiện và các soeurs trong nhà Dòng liên tục kêu cứu vì đất của dòng bị thi công ‘ngày lẫn đêm’ dù trước đó phía chính quyền đã yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công nhưng họ vẫn bất chấp.
Trong suốt những ngày nửa cuối tháng 7 các soeurs cùng bà con giáo dân liên tục ra mảnh đất đọc kinh cầu nguyện. Tuy nhiên, họ vẫn không dừng lại. Việc thi công trên mảnh đất số 5 Quang Trung – Hà Nội không chỉ là trái phép mà còn ảnh hưởng đến trường mầm non của nhà dòng cạnh đó, ảnh hưởng đến các bé đang theo học tại đó, chưa kể một số bờ tường của các lớp học bị nứt, vì lo sợ an toàn cho các bé, các soeurs đã phải tự bỏ tiền để sửa chữa gấp.
Lá thư kêu cứu ngày 20/7 của nhà dòng cho biết thông tin trên và đề nghị, các cơ quan chức năng cho “đình chỉ ngay việc xây dựng” này.
Các sơ Phaolô trong ngày 20/7 đã trực tiếp gửi đơn kêu cứu đến UBND phường Trần Hưng đạo, Công an phường Trần Hưng Đạo, UBND Thành phố và Thành ủy Thành phố. Dòng Phaolô khẳng định có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trên mảnh đất trên, nhưng giới chức trách Hà Nội lại cấp ‘Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất’ cho một cá nhân là bà Trần Hương Ly.
Trong suốt thời gian từ giữa tháng 6, sự kiện khu đất của Dòng Phaolo liên tục được cập nhật. Mảnh đất vẫn được thi công bất chấp sự phản ứng từ có soeurs và bà con giáo dân.
Trải qua rất nhiều lần đi lên phường rồi bị đẩy sang quận, từ quận lại về phường các soeurs đã phải đi đi lại lại nhiều lần giữa các cơ quan này. Sự kiên quyết không ra về nếu không có thông báo đình chỉ công trình và phải có con dấu đàng hoàng đã khiến UBND Quận Hoàn Kiếm phải chỉ đạo phường Trần Hưng Đạo ra thông báo dừng thi công ngay trong buổi chiều 28/7.
Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo trong tháng 8 năm 2016
Sự kiện thứ nhất: liên quan đến mảnh đất số 5 Quang Trung phía thanh tra quận Hoàn Kiếm đã cho đoàn xuống nhà Dòng Phaolo tại 37 Hai Bà Trưng để thụ lý hồ sơ về khu đất, xem xét đơn thư khiếu nại của các sơ trong nhà Dòng. Đoàn thanh tra cũng hứa hẹn sẽ xem xét giải quyết sớm cho các soeurs về hiện trạng của khu đất. Tuy nhiên, đến cuối buổi gặp vị trưởng đoàn là ông Phan Trọng Khánh không ký vào biên bản cuộc gặp mặt này và phải mất một thời gian khá lâu, trước sức ép của bà con giáo dân và các soeurs trong nhà Dòng vị này mới dám ký vào biên bản về buổi thụ lý hồ sơ của ban Thanh tra.
Hình ảnh buổi tiếp nhận hồ sơ khu đất số 5 Quang Trung tại Dòng Phaolo 37 Hai Bà Trưng ngày 3/8
Chiều ngày 18/8 vừa qua, các Soeurs Dòng Phaolo tiếp tục con đường đòi lại mảnh đất bị chiếm dụng trái phép. Theo như đã hẹn các Soeurs đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội tại 18 Huỳnh Thúc Kháng để làm việc với tổ Thanh tra theo văn bản số 4815/VP-ĐT ngày 14/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội.
Vì theo nguyên tắc, tính đến nay đã được 30 ngày (18/7/2016-18/8/2016) đoàn Thanh tra phải trả lời. Tuy nhiên, Dòng Thánh Phaolô Hà Nội và Các Giáo dân Tại Nhà Thờ 37 Hai Bà Trưng, vẫn chưa nhận được một hồi đáp nào từ phía Thanh Tra Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Mặc dù trong văn bản ghi rõ: “Giao Sở Tài Nguyên và Môi trường giải quyết khiếu nại của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô theo quy định của pháp luật đồi với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 5A-5B phố Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm…”
Các soeurs tiếp tục gõ cửa Sở Tài Nguyên – Môi Trường thì chỉ nhận được câu trả lời: “cán bộ đi vắng”.
Tiếp đó ngày 26.08.2016, quý soeurs và giáo dân đến trụ sở Sở Tài Nguyên và Môi Trường để hỏi kết quả của việc giải quyết đơn khiếu nại. Tuy nhiên sau khi vong vo đùn đẩy trách nhiệm cho đến khi hết giờ hành chính. Vào khoảng 17h, các cán bộ lấy lý do hết giờ làm việc và yêu cầu các soeurs và bà con giáo dân ra khỏi trụ sở. Được lệnh của cán bộ bên trên, bảo vệ đóng cửa, tắt điện mặc kệ bà con giáo dân và các sơ.
Bảo vệ đã tắt điện và cho một nhóm người vào lôi kéo, hành hung các soeurs và giáo dân
Đến khoảng 18h, một số người đàn ông lạ mặt tiến vào trong sảnh và đi lên phòng làm việc của cán bộ Sở tài nguyên – môi trường, một lúc sau một nhóm
khoảng gần 100 người đàn ông tiến ra các soeurs và bà con giáo dân, hai trong số những người đàn ông có thái độ bặm trợn tiến đến lôi một bạn nữ ra bên ngoài (vì là người làm truyền thông cho nhà Dòng). Tuy nhiên, đã bị các sơ và bà con giáo dân ngăn cản. Trong nhóm đàn ông này gồm những người mặc thường phục và cán bộ – nhân viên của Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Tất cả đều không đeo biển hiệu. Toàn bộ hệ thống điện bị ngắt khiến không gian rất tối. Họ có những lời nói, hành động thiếu tôn trọng, hành hung và cưỡng ép mọi người ra ngoài, thậm chí còn khiêng ném người và tạt nước vào máy quay phim chụp ảnh,…Trong khi đó, những công an quận Đống Đa mặc quân phục chỉ khoanh tay đứng nhìn.
Đặc biệt soeurs Phạm Sương Quỳnh đang bị thương ở chân, chúng cũng cho người kéo soeurs ra ngoài sảnh. Vì lực lượng của họ khá đông nên họ “ném” từng người trong đoàn ra ngoài trong đó có rất nhiều các soeurs và các nữ tu của nhà Dòng. Điều đó cho thấy, họ không hề tôn trọng những con người thuộc giới tu hành.
Sự kiện thứ hai: Liên quan đến Chùa Liên Trì sau rất nhiều lần gửi đơn thư yêu cầu di dời với đe dọa cưỡng chế thì trong tháng 8 này chính quyền quận 2 – thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước cô lập Chùa Liên Trì. Cụ thể như sau:
- Linh mục Lê Đăng Niêm, chánh xứ Thủ Thiêm thông báo cho một kênh truyền thông rằng: Ngày 15.08 đường đi vào Chùa Liên Trì đã bị an ninh dựng rào barie, phật tử vào nhà Chùa đều bị ngăn cản không cho vào.Khi hỏi lý do tại sao không được vào những người canh gác cho biết là khu vực đang thi công công trình không được vào.
- Ý kiến chính thức của Hòa thượng Thích Không Tánh, Viện chủ chùa Liên Trì về việc giải tỏa như sau:
1- Chúng tôi đồng ý gặp mặt (chứ không phải đối thoại – theo như Thư Phúc Đáp) chính quyền là để đề nghị nhà nước tôn trọng quyền Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng mà không cưỡng chế, giải tỏa Chàa Liên Trì để lấy đất Chùa (hay đất của cơ sơ Tôn Giáo) đầu tư, kinh doanh xây dựng đô thị, mà để Chùa Liên Trì đươc tồn tại nguyên vị ở Thủ Thiêm hầu phục vụ đời sống tâm linh tôn giáo cho đồng bào Phật tử ở khu vực đô thị Thủ Thiêm – Vì Chùa Liên Trì không phải là chùa tư, mà là trụ sở của Phật giáo 70 năm qua – tên cũ của chùa Liên Trì là “Chi hội Phật giáo Thủ Thiêm” cũng giống như nhà thờ giáo xứ Thủ Thiêm vậy.
2- Trường hợp nhà nước nhất quyêt di dời, thì di dời trong địa phương Thủ Thiêm – An Khánh chư không di dời đi nơi khác, và tự nhà nước (hoặc nhà đầu tư hay cơ quan sử dụng đất chùa Liên Trì) xây lại ngôi chùa tương đương như chùa Liên Trì (đền bồi thỏa đáng), chứ nhà chùa không thể nhận đất hay nhận tiền đền bồi (dầu bao nhiêu cũng không nhận) để xây lại chùa.
3- Không có Thầy nào ở chùa Liên Trì nói “tử đạo” già cả, mà chỉ nói “nếu chùa Liên Trì bị nhà nước cưỡng chế, giải tỏa nhằm xóa sổ thì quý Thầy chỉ ngồi yên cầu nguyện và sẽ đi lánh nạn, tỵ nạn.
Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo trong tháng năm 2016
Sự kiện thứ nhất: Những ngày đầu tháng 9 năm 2016 Chùa Liên Trì đã bị cô lập hoàn toàn. Quận 2 – Tp.HCM ra quyết định cưỡng chế Chùa Liên Trì lần 2
Thời gian cưỡng chế: Từ 6.9.2016 đến 20.9.2016
Mặt khác, UBND Quận 2 lại trao thư mời cho đại diện chùa, mời 8h30 ngày 06/9/2016 đến trụ sở UBND Phường để “dự buổi tiếp xúc, đối thoại liên quan đến việc cưỡng chế chùa Liên Trì”.
- Ngày 7/9 lực lượng công an mang sắc phục lẫn không sắc phục bao vây mọi con đường dẫn vào Chùa Liên Trì.
Không ai được phép vào Chùa Liên Trì, kể cả những công nhân đang làm việc trong Nhà Chùa.
- Trước đó vào ngày 06.09, Hòa thuợng Thích Không Tánh, Viện chủ Chùa Liên Trì đã từ chối thư mời của phía nhà cầm quyền yêu cầu Hòa thuợng đến UBND họp vào cùng ngày với mục đích bàn về việc di dời Chùa, với lý do thư mời gửi đến chỉ trước đó một ngày tức ngày 05.09.
- Nhà cầm quyền Quận 2, Tp.HCM đã cưỡng chế Chùa Liên Trì vào lúc 7 giờ sáng nay ngày 08.09.2016. Giới chức đã đưa Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương nhưng đưa đi đâu không rõ. Các Thầy còn lại bị lực lượng công an áp giải về Cát Lái – một địa điểm bồi thường khá hoang vắng và ít dân cư.
-
Thầy Thích Không Thánh trở về Chùa Liên Trì chỉ còn là đống đổ nát. Chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền Việt Nam cưỡng chế ngày 8/9/2016
Thầy Pháp Viên chứng kiến toàn bộ sự việc thuật lại: “Vào lúc 7 giờ sáng, họ đến Chùa đọc lệnh cưỡng chế. Các thầy đã tọa kháng và phản đối một cách ôn hòa. Họ đưa Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương đưa đi trước. Mấy thầy còn lại bị đưa về địa điểm mới, trên xe có nhiều an ninh đưa các thầy đi. Các ban ngành họ đến làm việc, ban trị sự của quận (Phật Giáo quốc doanh) tiếp nhận các tài sản của Chùa. Sức khỏe của Hòa thượng Không Tánh không được khỏe lắm. Bên chính quyền họ đưa bác sĩ và y tá đến chăm sóc sức khỏe cho Hòa Thượng. Các thầy đã tọa kháng và im lặng phản đối.”
Thầy Pháp Viên nói tiếp: “Sức khỏe của Hòa Thượng suy yếu từ đêm qua, cả đêm mất ngủ vì lo lắng cho quý thầy và phật tử.” Thầy Pháp Viên nói rằng: “Các thầy rất lo lắng cho sức khỏe của Hòa Thượng và hiện không biết họ đưa Hòa Thượng đi đâu”. Khoảng 15 phút sau, Thầy Pháp Viện cho hay: “Các thầy đã đi về chỗ tạm ở Cát Lái.
Thầy Pháp Viên cũng cho biết, khu vực Chùa Liên Trì bị phá sóng.
Chùa Liên Trì đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, mọi người ra vào khu Thủ Thiêm đểu bị xét giấy tờ tùy thân, riêng đường vào Chùa Liên Trì thì bị phong tỏa không ai được ra vào.
An ninh đã canh gác các thành viên trong Hội Đồng Liên Tôn nhằm ngăn chặn đến hiệp thông với Chùa Liên Trì.
Chùa Liên Trì là cơ sở tôn giáo và là tài sản của GHPGVNTN hiện diện được hơn 70 năm tại Thủ Thiêm. Bản cập nhật cuối ngày trên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho biết: Chùa Liên Trì đã bị nhà cầm quyền Quận 2 phá bỏ.
Sự kiện thứ 2:
Ngày 21/09/2016 – ngày lễ giỗ kỷ niệm hằng năm thân phụ tù nhân lương tâm ông Bùi Văn Trung. Khoảng 6 giờ sáng Anh Nguyễn Hoàng Nam và ông Lê Văn Cảnh đến đạo tràng dự lễ giỗ, trên đường đi bị cảnh sát giao thông chặn xe hỏi giấy tờ nhưng anh Hoàng Nam nói hôm trước đã lấy giấy tờ của anh đến nay chưa trả , khoảng trên 20 tên(có 3 tên mặc sắc phục) xông đến đánh từ trên đầu anh xuống , chéo hai tay anh lại phía sau, vật anh xuống đường.
Tên cầm đầu nói “bắt nó về đồn” lúc này anh Nam nói “thà chết ở đây còn hơn về đồn bị đánh chết, nói xong anh Nam đập đầu xuống đất đến chảy máu, anh bị đánh một hồi lâu mới được thả đi. Anh đến được đạo tràng (cơ sở sinh hoạt của đạo Phật giáo Hòa Hảo) vết thương trên trán chảy máu(do anh đập đầu xuống đường để phản đối) một lát sau anh cảm thấy trong người bị chóng mặt buồn nôn.
Riêng về phần ông Cảnh ngay từ đầu đã bị 1 tên trong nhóm công an đó , phóng lên xe của ông đồng thời khống chế , chở ông về đồn. Khi đến đồn công an ông đã bị chúng kiểm tra người, dọa nạt, hạch sách ông đến hơn 1 giờ đồng hồ mới thả. Khoảng 10 năm nay cơ sở sinh hoạt của nhóm Phật giáo Hòa Hảo ở nhà ông Bùi Văn Trung liên tục bị nhà cầm quyền sách nhiễu mỗi khi có dịp lễ.
Hình ảnh anh Nam bị vết thương trên trán chảy máu(do anh đập đầu xuống đường để phản đối công an sách nhiễu mình)
Sự kiện thứ 3: Dòng Phao lô cơ sở Hàng Bột – Hà Nội tiếp tục bị chiếm dụng bất hợp pháp.
Sự việc mảnh đất số 5 Quang Trung còn chưa lắng xuống, chưa ngã ngũ vậy mà chính quyền lại tiếp tục tiếp tay cho một tổ chức khác lấy đi mảnh đất của Dòng Phaolo cơ sở Hàng Bột. Trong suốt những ngày cuối tháng 9 những nữ tu này tiếp tục đối đầu với đám côn đồ sẵn sàng đe dọa đổ máu nếu bị ngăn cản thi công.
- Ngày 28.09 Soeur Phúc thuộc Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột (Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, tối qua thứ Ba 27/09, người của Xí Nghiệp Dược Phẩm Hà Nội đã đưa thép gai bít cửa sổ tu viện và chặn lối từ Tu viện của quý soeurs ra khu đất phía sau nhà (quý soeurs trồng rau). Quý soeurs và bà con giáo dân xứ Hàng Bột và lân cận có mặt lên tiếng phản đối. Một nhóm người, không rõ của Xí Nghiệp Dược Phẩm hay ‘côn đồ’ ở đâu xuất hiện gây áp lực. Được biết, khu nhà của Xí Nghiệp Dược Phẩm phía sau thuộc sở hữu hợp pháp của quý soeurs Dòng Phaolô. Đây vốn là Trại Tế Bần của Dòng. Cũng như nhiều cơ sở tôn giáo khác của Giáo hội, nhà cầm quyền đã mượn rồi lấy luôn. Soeur Phúc cho biết, hiện Xí Nghiệp Dược Phẩm đã có kế hoạch và đang chuyển đi nơi khác. Khu đất này đang được chia chác, bán cho tư nhân.
- Đến ngày 29/9 Quý soeurs Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột: Đơn kêu cứu trong đêm khuya. Trước tình trạng khủng bố tinh thần của những người bên Xí Nghiệp Dược Phẩm (vốn là cơ sở của quý soeurs) cách riêng tối nay, quý soeurs Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột, Hà Nội đã phải làm Đơn kêu cứu khẩn cấp lần 2 gửi Công an Phường Hàng Bột ngay trong đêm khuya. 23 giờ đêm nhưng các nữ tu sống tại Thủ đô Hà Nội phải đương đầu với ‘côn đồ’ và phải làm đơn kêu cứu khẩn cấp. Quý soeurs cho biết, ‘nhiều người trông đáng sợ với những hình xăm trổ xông vào nhà’, ‘mở loa kích động’…..
- Lúc 10 h sáng ngày 30/9 , bên Xí nghiệp Dược phẩm tiếp tục cho mở loa lớn tiếng với tiếng tụng kinh, gõ mõ hướng sang Tu viện Dòng Thánh Phaolo Hà Nội. Để giải quyết tình trạng đang diễn ra, soeur Bề trên Tu viện có gọi điện mời ông Phương đại diện cho Xí nghiệp sang Tu viện để trao đổi. Trong cuộc trao đổi, ông Phương luôn nói muốn giải quyết ổn thỏa, tôn trọng lẫn nhau, có tình có lý, đúng pháp luật. Ông cũng cho biết, chính quyền có gọi điện cho Xí nghiệp không được dùng bạo lực…Quý soeurs cũng cho ông Phương biết, đất mà Xí nghiệp đang dùng là tài sản hợp pháp của quý soeus. Nhà nước đã thuê và có giấy tờ đầy đủ. Từ năm 1993, phía bên Xí nghiệp không còn đóng tiền thuê nhà, nhưng vẫn là cơ sở hợp pháp của quý soeurs. Cuộc trao đổi kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Ông Phương và nhân viên đã bỏ ra về, vì không muốn ” tranh luận”.
- Ngày 01.10, Xí nghiệp dược phẩm tiếp tục tăng cường người với sắc phục bảo vệ, dân phòng đến khu đất gáp ranh giữa Tu viện với vơ sở của Dòng mà Xí nghiệp dược phẩm đang sử dụng.
Xí nghiệp dược phẩm cho người nắp đặt camera, đo đạc đất đai. Cho người nhảy vào khu vườn rau của quý soeurs đang trồng rau cách ngang nhiên.
Trước tình trạng đã diễn ra như mấy hôm nay, người ta đặt câu hỏi:
Xí nghiệp dược nhiều tiền, lắm của bỏ ra để thuê các hạng người để cưỡng chiếm đất của tu viện Dòng Thánh Phaolô và khủng bố quý soeurs cũng như bà con nơi đây là không thể trừng trị được?
Tại sao quý soeurs gửi đơn 3 lần để kêu cứu tới các cấp chính quyền, nhưng không cấp chính quyền nào đứng ra bắt Xí nghiệp dược phẩm phải dừng những hành động phi pháp lại?
Hình ảnh dây thép gai dựng trái phép ở khu đất của Dòng Phaolo Hàng Bột, an ninh mặc thường phục cầm máy quay chĩa về phía các soeurs và giáo dân (TTTH)
Phần 2: Đánh giá và Nhận định về tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong quý 3 năm 2016
Qua bản thông kê số vụ vi phạm cho thấy tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng ở mức trầm trọng hơn nhiều. Tuy số vụ vi phạm có giảm nhưng về tính chất và góc độ vi phạm lại tệ hại hơn. Những tín đồ bị sách nhiễu, các cơ sở tôn giáo bị cưỡng chiếm và chiếm dụng bất hợp pháp như tình trạng của Chùa Liên Trì trong TP. Hồ Chí Minh và hai cơ sở của Dòng Phaolo tại Hà Nội là số 5 Quang Trung và khu đất của Dòng Phalo tại Giáo xứ Hàng Bột. Bằng một loạt các hình thức thách thức, sách nhiễu, cư xử kiểu côn đồ với các vị tu hành như Sư thầy Thích Không Tánh, hay nữ tu Phạm Sương Quỳnh cùng các chị em đệ tử Dòng Phalo mỗi lần đi gặp các cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam.
Sau những cái gọi là “nỗ lực cải thiện tình hình tự do tôn giáo” thì chính quyền Việt Nam hiện nay cho thấy họ không có thiện chí với các tổ chức tôn giáo không chịu sự quản lý của họ.
Phần 3: Các khuyến nghị đối với chính phủ Việt Nam
- Yêu cầu các cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam cần tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân.
- Dừng ngay các hành vi cưỡng chiếm các cơ sở tôn giáo dù với mục đích gì. Bởi theo Hiến pháp quy định: “các cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ” và trả lại tất cả những cơ sở tôn giáo đã và đang chiếm dụng bất hợp pháp.
- Tôn trọng những chức sắc tôn giáo.
October 9, 2016
Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo của công dân- Báo cáo số 03/2016 – Quý III năm 2016
by HR Defender • [Human Rights]
Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, ngày 30/9/2016
Thầy Thích Không Thánh trở về Chùa Liên Trì chỉ còn là đống đổ nát. Chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền Việt Nam cưỡng chế ngày 8/9/2016
Bối cảnh chính trị
Quốc hội Việt Nam đang soạn thảo Luật Tôn giáo và một số bản dự thảo được đưa ra gần đây tuy nhiên những bản dự thảo này được đánh giá là bước thụt lùi về quyền tự do tôn giáo. Trong một bản góp ý mới đây ngoài những vấn đề vi phạm về tự do tôn giáo được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ ra rất cụ thể ngoài ra còn nhấn mạnh: “Có những việc liên quan trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tôn giáo nhưng chưa được đề cập đến trong Dự thảo này, vì thế chúng tôi mong Quốc hội quan tâm.
Bên cạnh đó, sự kiện phá dỡ Chùa Liên Trì đã khiến rất nhiều đại sứ quán các nước lên tiếng và cho đó hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng mà chính quyền Việt Nam đang hành xử.
Thậm chí Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ lên tiếng về việc chùa Liên Trì bi phá hủy và không có tự do tôn giáo tại Việt Nam. Bên cạnh đó vị này cũng lên tiếng yêu cầu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vi phạm tự do tôn giáo CPC.
Các tổ chức xã hội dân sự trong nước cũng đồng loạt ký tên vào kháng thư lên án và cực lực phản đối việc phá dỡ Chùa Liên Trì của chính quyền.
Phần 1: Những vi phạm Quyền tôn giáo
Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo trong tháng 7 năm 2016
Trong báo cáo quý trước, sự việc mảnh đất số 5 Quang Trung của Dòng Phaolo bị chiếm dụng bất hợp phap, sáng đến tháng 7 tình hình vẫn không được cải thiện và các soeurs trong nhà Dòng liên tục kêu cứu vì đất của dòng bị thi công ‘ngày lẫn đêm’ dù trước đó phía chính quyền đã yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công nhưng họ vẫn bất chấp.
Trong suốt những ngày nửa cuối tháng 7 các soeurs cùng bà con giáo dân liên tục ra mảnh đất đọc kinh cầu nguyện. Tuy nhiên, họ vẫn không dừng lại. Việc thi công trên mảnh đất số 5 Quang Trung – Hà Nội không chỉ là trái phép mà còn ảnh hưởng đến trường mầm non của nhà dòng cạnh đó, ảnh hưởng đến các bé đang theo học tại đó, chưa kể một số bờ tường của các lớp học bị nứt, vì lo sợ an toàn cho các bé, các soeurs đã phải tự bỏ tiền để sửa chữa gấp.
Lá thư kêu cứu ngày 20/7 của nhà dòng cho biết thông tin trên và đề nghị, các cơ quan chức năng cho “đình chỉ ngay việc xây dựng” này.
Các sơ Phaolô trong ngày 20/7 đã trực tiếp gửi đơn kêu cứu đến UBND phường Trần Hưng đạo, Công an phường Trần Hưng Đạo, UBND Thành phố và Thành ủy Thành phố. Dòng Phaolô khẳng định có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trên mảnh đất trên, nhưng giới chức trách Hà Nội lại cấp ‘Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất’ cho một cá nhân là bà Trần Hương Ly.
Trong suốt thời gian từ giữa tháng 6, sự kiện khu đất của Dòng Phaolo liên tục được cập nhật. Mảnh đất vẫn được thi công bất chấp sự phản ứng từ có soeurs và bà con giáo dân.
Trải qua rất nhiều lần đi lên phường rồi bị đẩy sang quận, từ quận lại về phường các soeurs đã phải đi đi lại lại nhiều lần giữa các cơ quan này. Sự kiên quyết không ra về nếu không có thông báo đình chỉ công trình và phải có con dấu đàng hoàng đã khiến UBND Quận Hoàn Kiếm phải chỉ đạo phường Trần Hưng Đạo ra thông báo dừng thi công ngay trong buổi chiều 28/7.
Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo trong tháng 8 năm 2016
Sự kiện thứ nhất: liên quan đến mảnh đất số 5 Quang Trung phía thanh tra quận Hoàn Kiếm đã cho đoàn xuống nhà Dòng Phaolo tại 37 Hai Bà Trưng để thụ lý hồ sơ về khu đất, xem xét đơn thư khiếu nại của các sơ trong nhà Dòng. Đoàn thanh tra cũng hứa hẹn sẽ xem xét giải quyết sớm cho các soeurs về hiện trạng của khu đất. Tuy nhiên, đến cuối buổi gặp vị trưởng đoàn là ông Phan Trọng Khánh không ký vào biên bản cuộc gặp mặt này và phải mất một thời gian khá lâu, trước sức ép của bà con giáo dân và các soeurs trong nhà Dòng vị này mới dám ký vào biên bản về buổi thụ lý hồ sơ của ban Thanh tra.
Hình ảnh buổi tiếp nhận hồ sơ khu đất số 5 Quang Trung tại Dòng Phaolo 37 Hai Bà Trưng ngày 3/8
Chiều ngày 18/8 vừa qua, các Soeurs Dòng Phaolo tiếp tục con đường đòi lại mảnh đất bị chiếm dụng trái phép. Theo như đã hẹn các Soeurs đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội tại 18 Huỳnh Thúc Kháng để làm việc với tổ Thanh tra theo văn bản số 4815/VP-ĐT ngày 14/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội.
Vì theo nguyên tắc, tính đến nay đã được 30 ngày (18/7/2016-18/8/2016) đoàn Thanh tra phải trả lời. Tuy nhiên, Dòng Thánh Phaolô Hà Nội và Các Giáo dân Tại Nhà Thờ 37 Hai Bà Trưng, vẫn chưa nhận được một hồi đáp nào từ phía Thanh Tra Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Mặc dù trong văn bản ghi rõ: “Giao Sở Tài Nguyên và Môi trường giải quyết khiếu nại của các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô theo quy định của pháp luật đồi với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 5A-5B phố Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm…”
Các soeurs tiếp tục gõ cửa Sở Tài Nguyên – Môi Trường thì chỉ nhận được câu trả lời: “cán bộ đi vắng”.
Tiếp đó ngày 26.08.2016, quý soeurs và giáo dân đến trụ sở Sở Tài Nguyên và Môi Trường để hỏi kết quả của việc giải quyết đơn khiếu nại. Tuy nhiên sau khi vong vo đùn đẩy trách nhiệm cho đến khi hết giờ hành chính. Vào khoảng 17h, các cán bộ lấy lý do hết giờ làm việc và yêu cầu các soeurs và bà con giáo dân ra khỏi trụ sở. Được lệnh của cán bộ bên trên, bảo vệ đóng cửa, tắt điện mặc kệ bà con giáo dân và các sơ.
Bảo vệ đã tắt điện và cho một nhóm người vào lôi kéo, hành hung các soeurs và giáo dân
Đến khoảng 18h, một số người đàn ông lạ mặt tiến vào trong sảnh và đi lên phòng làm việc của cán bộ Sở tài nguyên – môi trường, một lúc sau một nhóm
khoảng gần 100 người đàn ông tiến ra các soeurs và bà con giáo dân, hai trong số những người đàn ông có thái độ bặm trợn tiến đến lôi một bạn nữ ra bên ngoài (vì là người làm truyền thông cho nhà Dòng). Tuy nhiên, đã bị các sơ và bà con giáo dân ngăn cản. Trong nhóm đàn ông này gồm những người mặc thường phục và cán bộ – nhân viên của Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Tất cả đều không đeo biển hiệu. Toàn bộ hệ thống điện bị ngắt khiến không gian rất tối. Họ có những lời nói, hành động thiếu tôn trọng, hành hung và cưỡng ép mọi người ra ngoài, thậm chí còn khiêng ném người và tạt nước vào máy quay phim chụp ảnh,…Trong khi đó, những công an quận Đống Đa mặc quân phục chỉ khoanh tay đứng nhìn.
Đặc biệt soeurs Phạm Sương Quỳnh đang bị thương ở chân, chúng cũng cho người kéo soeurs ra ngoài sảnh. Vì lực lượng của họ khá đông nên họ “ném” từng người trong đoàn ra ngoài trong đó có rất nhiều các soeurs và các nữ tu của nhà Dòng. Điều đó cho thấy, họ không hề tôn trọng những con người thuộc giới tu hành.
Sự kiện thứ hai: Liên quan đến Chùa Liên Trì sau rất nhiều lần gửi đơn thư yêu cầu di dời với đe dọa cưỡng chế thì trong tháng 8 này chính quyền quận 2 – thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước cô lập Chùa Liên Trì. Cụ thể như sau:
1- Chúng tôi đồng ý gặp mặt (chứ không phải đối thoại – theo như Thư Phúc Đáp) chính quyền là để đề nghị nhà nước tôn trọng quyền Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng mà không cưỡng chế, giải tỏa Chàa Liên Trì để lấy đất Chùa (hay đất của cơ sơ Tôn Giáo) đầu tư, kinh doanh xây dựng đô thị, mà để Chùa Liên Trì đươc tồn tại nguyên vị ở Thủ Thiêm hầu phục vụ đời sống tâm linh tôn giáo cho đồng bào Phật tử ở khu vực đô thị Thủ Thiêm – Vì Chùa Liên Trì không phải là chùa tư, mà là trụ sở của Phật giáo 70 năm qua – tên cũ của chùa Liên Trì là “Chi hội Phật giáo Thủ Thiêm” cũng giống như nhà thờ giáo xứ Thủ Thiêm vậy.
2- Trường hợp nhà nước nhất quyêt di dời, thì di dời trong địa phương Thủ Thiêm – An Khánh chư không di dời đi nơi khác, và tự nhà nước (hoặc nhà đầu tư hay cơ quan sử dụng đất chùa Liên Trì) xây lại ngôi chùa tương đương như chùa Liên Trì (đền bồi thỏa đáng), chứ nhà chùa không thể nhận đất hay nhận tiền đền bồi (dầu bao nhiêu cũng không nhận) để xây lại chùa.
3- Không có Thầy nào ở chùa Liên Trì nói “tử đạo” già cả, mà chỉ nói “nếu chùa Liên Trì bị nhà nước cưỡng chế, giải tỏa nhằm xóa sổ thì quý Thầy chỉ ngồi yên cầu nguyện và sẽ đi lánh nạn, tỵ nạn.
Các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo trong tháng năm 2016
Sự kiện thứ nhất: Những ngày đầu tháng 9 năm 2016 Chùa Liên Trì đã bị cô lập hoàn toàn. Quận 2 – Tp.HCM ra quyết định cưỡng chế Chùa Liên Trì lần 2
Thời gian cưỡng chế: Từ 6.9.2016 đến 20.9.2016
Mặt khác, UBND Quận 2 lại trao thư mời cho đại diện chùa, mời 8h30 ngày 06/9/2016 đến trụ sở UBND Phường để “dự buổi tiếp xúc, đối thoại liên quan đến việc cưỡng chế chùa Liên Trì”.
Không ai được phép vào Chùa Liên Trì, kể cả những công nhân đang làm việc trong Nhà Chùa.
Thầy Thích Không Thánh trở về Chùa Liên Trì chỉ còn là đống đổ nát. Chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền Việt Nam cưỡng chế ngày 8/9/2016
Thầy Pháp Viên chứng kiến toàn bộ sự việc thuật lại: “Vào lúc 7 giờ sáng, họ đến Chùa đọc lệnh cưỡng chế. Các thầy đã tọa kháng và phản đối một cách ôn hòa. Họ đưa Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Thiện Minh lên một chiếc xe cứu thương đưa đi trước. Mấy thầy còn lại bị đưa về địa điểm mới, trên xe có nhiều an ninh đưa các thầy đi. Các ban ngành họ đến làm việc, ban trị sự của quận (Phật Giáo quốc doanh) tiếp nhận các tài sản của Chùa. Sức khỏe của Hòa thượng Không Tánh không được khỏe lắm. Bên chính quyền họ đưa bác sĩ và y tá đến chăm sóc sức khỏe cho Hòa Thượng. Các thầy đã tọa kháng và im lặng phản đối.”
Thầy Pháp Viên nói tiếp: “Sức khỏe của Hòa Thượng suy yếu từ đêm qua, cả đêm mất ngủ vì lo lắng cho quý thầy và phật tử.” Thầy Pháp Viên nói rằng: “Các thầy rất lo lắng cho sức khỏe của Hòa Thượng và hiện không biết họ đưa Hòa Thượng đi đâu”. Khoảng 15 phút sau, Thầy Pháp Viện cho hay: “Các thầy đã đi về chỗ tạm ở Cát Lái.
Thầy Pháp Viên cũng cho biết, khu vực Chùa Liên Trì bị phá sóng.
Chùa Liên Trì đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, mọi người ra vào khu Thủ Thiêm đểu bị xét giấy tờ tùy thân, riêng đường vào Chùa Liên Trì thì bị phong tỏa không ai được ra vào.
An ninh đã canh gác các thành viên trong Hội Đồng Liên Tôn nhằm ngăn chặn đến hiệp thông với Chùa Liên Trì.
Chùa Liên Trì là cơ sở tôn giáo và là tài sản của GHPGVNTN hiện diện được hơn 70 năm tại Thủ Thiêm. Bản cập nhật cuối ngày trên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho biết: Chùa Liên Trì đã bị nhà cầm quyền Quận 2 phá bỏ.
Sự kiện thứ 2:
Ngày 21/09/2016 – ngày lễ giỗ kỷ niệm hằng năm thân phụ tù nhân lương tâm ông Bùi Văn Trung. Khoảng 6 giờ sáng Anh Nguyễn Hoàng Nam và ông Lê Văn Cảnh đến đạo tràng dự lễ giỗ, trên đường đi bị cảnh sát giao thông chặn xe hỏi giấy tờ nhưng anh Hoàng Nam nói hôm trước đã lấy giấy tờ của anh đến nay chưa trả , khoảng trên 20 tên(có 3 tên mặc sắc phục) xông đến đánh từ trên đầu anh xuống , chéo hai tay anh lại phía sau, vật anh xuống đường.
Tên cầm đầu nói “bắt nó về đồn” lúc này anh Nam nói “thà chết ở đây còn hơn về đồn bị đánh chết, nói xong anh Nam đập đầu xuống đất đến chảy máu, anh bị đánh một hồi lâu mới được thả đi. Anh đến được đạo tràng (cơ sở sinh hoạt của đạo Phật giáo Hòa Hảo) vết thương trên trán chảy máu(do anh đập đầu xuống đường để phản đối) một lát sau anh cảm thấy trong người bị chóng mặt buồn nôn.
Riêng về phần ông Cảnh ngay từ đầu đã bị 1 tên trong nhóm công an đó , phóng lên xe của ông đồng thời khống chế , chở ông về đồn. Khi đến đồn công an ông đã bị chúng kiểm tra người, dọa nạt, hạch sách ông đến hơn 1 giờ đồng hồ mới thả. Khoảng 10 năm nay cơ sở sinh hoạt của nhóm Phật giáo Hòa Hảo ở nhà ông Bùi Văn Trung liên tục bị nhà cầm quyền sách nhiễu mỗi khi có dịp lễ.
Hình ảnh anh Nam bị vết thương trên trán chảy máu(do anh đập đầu xuống đường để phản đối công an sách nhiễu mình)
Sự kiện thứ 3: Dòng Phao lô cơ sở Hàng Bột – Hà Nội tiếp tục bị chiếm dụng bất hợp pháp.
Sự việc mảnh đất số 5 Quang Trung còn chưa lắng xuống, chưa ngã ngũ vậy mà chính quyền lại tiếp tục tiếp tay cho một tổ chức khác lấy đi mảnh đất của Dòng Phaolo cơ sở Hàng Bột. Trong suốt những ngày cuối tháng 9 những nữ tu này tiếp tục đối đầu với đám côn đồ sẵn sàng đe dọa đổ máu nếu bị ngăn cản thi công.
Xí nghiệp dược phẩm cho người nắp đặt camera, đo đạc đất đai. Cho người nhảy vào khu vườn rau của quý soeurs đang trồng rau cách ngang nhiên.
Trước tình trạng đã diễn ra như mấy hôm nay, người ta đặt câu hỏi:
Xí nghiệp dược nhiều tiền, lắm của bỏ ra để thuê các hạng người để cưỡng chiếm đất của tu viện Dòng Thánh Phaolô và khủng bố quý soeurs cũng như bà con nơi đây là không thể trừng trị được?
Tại sao quý soeurs gửi đơn 3 lần để kêu cứu tới các cấp chính quyền, nhưng không cấp chính quyền nào đứng ra bắt Xí nghiệp dược phẩm phải dừng những hành động phi pháp lại?
Hình ảnh dây thép gai dựng trái phép ở khu đất của Dòng Phaolo Hàng Bột, an ninh mặc thường phục cầm máy quay chĩa về phía các soeurs và giáo dân (TTTH)
Phần 2: Đánh giá và Nhận định về tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong quý 3 năm 2016
Qua bản thông kê số vụ vi phạm cho thấy tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng ở mức trầm trọng hơn nhiều. Tuy số vụ vi phạm có giảm nhưng về tính chất và góc độ vi phạm lại tệ hại hơn. Những tín đồ bị sách nhiễu, các cơ sở tôn giáo bị cưỡng chiếm và chiếm dụng bất hợp pháp như tình trạng của Chùa Liên Trì trong TP. Hồ Chí Minh và hai cơ sở của Dòng Phaolo tại Hà Nội là số 5 Quang Trung và khu đất của Dòng Phalo tại Giáo xứ Hàng Bột. Bằng một loạt các hình thức thách thức, sách nhiễu, cư xử kiểu côn đồ với các vị tu hành như Sư thầy Thích Không Tánh, hay nữ tu Phạm Sương Quỳnh cùng các chị em đệ tử Dòng Phalo mỗi lần đi gặp các cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam.
Sau những cái gọi là “nỗ lực cải thiện tình hình tự do tôn giáo” thì chính quyền Việt Nam hiện nay cho thấy họ không có thiện chí với các tổ chức tôn giáo không chịu sự quản lý của họ.
Phần 3: Các khuyến nghị đối với chính phủ Việt Nam