Linh mục được người dân ủy quyền xác nhận với BBC việc Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã trả 506 đơn kiện Formosa liên quan đến yêu cầu bồi thường vụ cá chết.
Truyền thông Việt Nam cho hay, hôm 5/10, Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã tiến hành trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh và nói thêm rằng việc trả đơn “đúng theo quy định của pháp luật”.
“Hiện tại, Tòa án Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan lưu tại Tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu”, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hôm 8/10 dẫn lời ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
“Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”, báo này viết.
Hôm 8/10, từ Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người được ngư dân ủy quyền trong vụ kiện Formosa xác nhận với BBC rằng ông đang ký nhận lại 506 đơn do tòa chuyển trả qua bưu điện từ hôm 7/10.
“Hôm qua tôi ký nhận 120 đơn và hôm nay nhận tiếp số đơn còn lại.”
“Việc tòa Kỳ Anh trả đơn kiện của ngư dân cho thấy chính quyền đang đứng về phía ai trong vụ việc này.”
“Việc này cũng cho thấy người dân, ngư dân miền Trung đang là nạn nhân của thảm họa kép – vụ cá chết và việc họ bị chính quyền đẩy ra ngoài lề,” linh mục chỉ trích.
Hôm 8/10, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Duy Bình (Văn phòng Luật sư Duy Trinh), người từng tham gia liên danh trợ giúp ngư dân khởi kiện Formosa thời gian qua, nhận định: “Việc Tòa Kỳ Anh trả lại đơn căn cứ vào khoản 5 điều 189 và khoản 1, điều 192 – Bộ luật Tố tụng dân sự là trái pháp luật.”
“Vì trong vụ việc này người dân, ngư dân lấy đâu ra tài liệu, chứng cứ như tòa án yêu cầu?”
“Tôi nhận thấy Tòa không nên áp dụng quy định một cách máy móc. Trong vụ việc này, chỉ cần những hộ dân đó thuộc đối tượng đánh bắt, nuôi trồng, làm muối, kinh doanh thủy hải sản tại địa bàn các tỉnh chịu thảm họa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là đủ điều kiện khởi kiện.”
“Hơn nữa, chính bên bị kiện là Formosa cũng đã thừa nhận họ gây ra thảm hoạ môi trường và chính phủ đã có kết luận công ty này là thủ phạm”.
Cuộc biểu tình có quy mô hàng ngàn người trước cổng nhà máy Formosa hôm 2/10
Luật sư cho biết thêm: “Có thể người dân Nghệ An ít bị ảnh hưởng hơn các tỉnh còn lại nhưng không vì thế mà cho rằng họ không thuộc đối tượng chịu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Formosa”.
“Cũng cần nói thêm là chính phủ chỉ có quyền thay mặt nhà nước thương lượng với Formosa, nhận tiền bồi thường phần thiệt hại của phía nhà nước còn người dân bị thiệt hại do thảm họa có quyền thương lượng với phía gây thiệt hại hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết”.
Theo ông Bình, những hộ dân thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An không thuộc đối tượng được bồi thường, trợ giúp theo Quyết định 1880 của Thủ tướng nên không thể cho rằng vụ việc đã được giải quyết”.
‘Vấn đề cốt lõi’
Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người theo sát diễn biến vụ cá chết nói với BBC: “Thật sự là tôi thất vọng về quyết định của tòa nhưng điều này đã được dự báo trước khi tôi quan sát những động thái ứng phó có phần thiếu minh bạch của chính quyền trong vụ cá chết”.
“Cả hai lý do mà Tòa Kỳ Anh đưa ra đều không hợp lý và cho thấy tòa không cân nhắc tình hình thực tế là người gặp khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại mà phải có hóa đơn, chứng từ.”
“Người dân, ngư dân không đồng tình với mức bồi thường mà chính phủ áp đặt thì họ mới đi kiện tìm công lý.”
“Việc tòa trả đơn có khác gì họ đang ngăn thực thi quyền công dân cơ bản của người dân?”
“Nhìn sâu xa hơn, với việc trả lại đơn kiện của người dân, chính quyền có vẻ như chưa nhìn ra vấn đề cốt lõi là khôi phục sinh kế, trả lại vùng biển sạch chp miền Trung”.
Theo ông Tuấn, “mong muốn lớn nhất của người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết cho đến bây giờ là đóng cửa Formosa.”
Formosa nói vụ kiện của người dân “sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý”
“Còn nếu như chính quyền tính đến việc dựng hàng rào kẽm gai hay ứng phó mạnh tay với những cuộc biểu tình ôn hòa có thể xảy ra tới đây thì sẽ chẳng thế nào giải quyết ổn thỏa vụ việc”.
Trước đó, hàng ngàn người dân hôm Chủ nhật 2/10 biểu tình trước cổng tập đoàn Formosa Hà Tĩnh.
Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Quy Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.
October 9, 2016
Tòa Kỳ Anh trả đơn kiện Formosa
by HR Defender • [Human Rights]
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa, trước cổng tòa Kỳ Anh
BBC | 08.10.2016
Linh mục được người dân ủy quyền xác nhận với BBC việc Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã trả 506 đơn kiện Formosa liên quan đến yêu cầu bồi thường vụ cá chết.
Truyền thông Việt Nam cho hay, hôm 5/10, Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã tiến hành trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh và nói thêm rằng việc trả đơn “đúng theo quy định của pháp luật”.
“Hiện tại, Tòa án Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan lưu tại Tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu”, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh hôm 8/10 dẫn lời ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
“Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”, báo này viết.
Hôm 8/10, từ Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người được ngư dân ủy quyền trong vụ kiện Formosa xác nhận với BBC rằng ông đang ký nhận lại 506 đơn do tòa chuyển trả qua bưu điện từ hôm 7/10.
“Hôm qua tôi ký nhận 120 đơn và hôm nay nhận tiếp số đơn còn lại.”
“Việc tòa Kỳ Anh trả đơn kiện của ngư dân cho thấy chính quyền đang đứng về phía ai trong vụ việc này.”
“Việc này cũng cho thấy người dân, ngư dân miền Trung đang là nạn nhân của thảm họa kép – vụ cá chết và việc họ bị chính quyền đẩy ra ngoài lề,” linh mục chỉ trích.
Hôm 8/10, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Duy Bình (Văn phòng Luật sư Duy Trinh), người từng tham gia liên danh trợ giúp ngư dân khởi kiện Formosa thời gian qua, nhận định: “Việc Tòa Kỳ Anh trả lại đơn căn cứ vào khoản 5 điều 189 và khoản 1, điều 192 – Bộ luật Tố tụng dân sự là trái pháp luật.”
“Vì trong vụ việc này người dân, ngư dân lấy đâu ra tài liệu, chứng cứ như tòa án yêu cầu?”
“Tôi nhận thấy Tòa không nên áp dụng quy định một cách máy móc. Trong vụ việc này, chỉ cần những hộ dân đó thuộc đối tượng đánh bắt, nuôi trồng, làm muối, kinh doanh thủy hải sản tại địa bàn các tỉnh chịu thảm họa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là đủ điều kiện khởi kiện.”
“Hơn nữa, chính bên bị kiện là Formosa cũng đã thừa nhận họ gây ra thảm hoạ môi trường và chính phủ đã có kết luận công ty này là thủ phạm”.
Cuộc biểu tình có quy mô hàng ngàn người trước cổng nhà máy Formosa hôm 2/10
Luật sư cho biết thêm: “Có thể người dân Nghệ An ít bị ảnh hưởng hơn các tỉnh còn lại nhưng không vì thế mà cho rằng họ không thuộc đối tượng chịu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Formosa”.
“Cũng cần nói thêm là chính phủ chỉ có quyền thay mặt nhà nước thương lượng với Formosa, nhận tiền bồi thường phần thiệt hại của phía nhà nước còn người dân bị thiệt hại do thảm họa có quyền thương lượng với phía gây thiệt hại hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết”.
Theo ông Bình, những hộ dân thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An không thuộc đối tượng được bồi thường, trợ giúp theo Quyết định 1880 của Thủ tướng nên không thể cho rằng vụ việc đã được giải quyết”.
‘Vấn đề cốt lõi’
Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người theo sát diễn biến vụ cá chết nói với BBC: “Thật sự là tôi thất vọng về quyết định của tòa nhưng điều này đã được dự báo trước khi tôi quan sát những động thái ứng phó có phần thiếu minh bạch của chính quyền trong vụ cá chết”.
“Cả hai lý do mà Tòa Kỳ Anh đưa ra đều không hợp lý và cho thấy tòa không cân nhắc tình hình thực tế là người gặp khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại mà phải có hóa đơn, chứng từ.”
“Người dân, ngư dân không đồng tình với mức bồi thường mà chính phủ áp đặt thì họ mới đi kiện tìm công lý.”
“Việc tòa trả đơn có khác gì họ đang ngăn thực thi quyền công dân cơ bản của người dân?”
“Nhìn sâu xa hơn, với việc trả lại đơn kiện của người dân, chính quyền có vẻ như chưa nhìn ra vấn đề cốt lõi là khôi phục sinh kế, trả lại vùng biển sạch chp miền Trung”.
Theo ông Tuấn, “mong muốn lớn nhất của người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết cho đến bây giờ là đóng cửa Formosa.”
Formosa nói vụ kiện của người dân “sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý”
“Còn nếu như chính quyền tính đến việc dựng hàng rào kẽm gai hay ứng phó mạnh tay với những cuộc biểu tình ôn hòa có thể xảy ra tới đây thì sẽ chẳng thế nào giải quyết ổn thỏa vụ việc”.
Trước đó, hàng ngàn người dân hôm Chủ nhật 2/10 biểu tình trước cổng tập đoàn Formosa Hà Tĩnh.
Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Quy Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.