Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái trong vụ xô xát giữa an ninh Việt Nam với người biểu tình vì thảm họa môi trường tháng 5/2016.
RFA | 10.10.2016
Ngày 9 tháng 10 một nhóm người gặp nhau tại khách sạn Herra Palace để bàn thảo về vấn đề xã hội dân sự đã bị công an, an ninh thành phố Vũng Tàu bắt và đối xử thô bạo, nhất là đối với những phụ nữ tham dự buổi họp mặt này.
Họp mặt một nhóm người cùng chung mục đích nào đó là điều mà hiến pháp cho phép. Tuy nhiên trong thể chế hiện nay vấn đề họp mặt nếu không phải trong các dịp hội hè, quan hôn tang tế đều nằm trong sự theo dõi của an ninh, đặc biệt nếu những người tham dự được chú ý một cách khác thường.
Hơn hai mươi người tổ chức gặp nhau tại khách sạn Herra Palace vào ngày 9 tháng 10 vừa qua đã bị đàn áp mạnh mẽ hơn mọi lần cho thấy chính quyền không còn tôn trọng quyền con người của từng cá nhân, ngay cả khi họ không có bất cứ một hành vi phạm pháp nào mà chỉ xử dụng quyền mà hiến pháp dành cho họ.
Vấn đề được mang ra bàn thảo trong buổi gặp gỡ gói ghém trong xã hội dân sự, một chủ đề hoàn toàn vô hại tới an ninh trật tự mà công an thường trưng dẫn để truy tố những người họ không thể kềm chế hay kiểm soát.
Công an và an ninh thành phố Vũng Tàu tỏ ra nhạy bén trong khi giải tán họ và lý do đưa ra là họp mặt không có giấy phép của Sở Văn hóa thông tin.
Bà Ngô Thị Hồng Lâm, một trong những người bị bắt khi vô tình đi ngang qua và tham dự buổi họp kể lại:
Các em nó căng lên cái băng rôn có ghi “Tuổi trẻ với xã hội dân sự” thế rồi em Định (LS Lê Công Định) nó giới thiệu buổi đó tính cách là một buổi nói chuyện về luật thôi. Khi em đang nói đến đó thì an ninh họ mới vào, trong đó có ông chủ khách sạn ông ấy vào thì ổng yêu cầu ngưng lại. Sau đó cảnh sát cơ động đi tới đi lui ngoài hè nhiều lắm, họ bắt đầu họ chụp từng người, từng người. Họ vào và yêu cầu tất cả người trong phòng trong đó có tôi tự giác đi ra xe chứ không thì họ cưỡng chế. Ba bốn người ngoặc tay ông Lê Công Định ra đàng sau, khiêng ông ấy lên trên xe sau đó họ còn chia nhỏ mọi người ra, mỗi người về một nơi, tôi và một cô bé nữa họ đưa hai người về công an quận 8 Vũng Tàu.
Cô Trang Nhung, một người từng phản ứng dữ dội khi bị an ninh sách nhiễu trước đây khi cô tự ứng cử Quốc hội, có mặt và bị bắt tại Vũng Tàu, Trang Nhung kể lại việc cô và Thúy Quỳnh bị tạm giữ:
Khi mọi người về đồn công an thì họ để tôi và Thúy Quỳnh ngồi không một lúc rất lâu. Chúng cử một số người từ đâu đến để làm việc, chúng tách hai người ra làm việc ở hai phòng khác nhau. Với tôi thì chúng hỏi, chúng khám xét đồ đạc còn với Quỳnh thì Quỳnh đã phản kháng mạnh mẽ cho nên cô ấy bị chúng đánh đập. Tôi nghe tiếng la hét từ phòng của cô ấy và cả tiếng tranh cãi giữa hai bên và sau đấy có lẽ là Quỳnh đã khóc
Thúy Quỳnh, cùng chung vụ với bà Bùi Minh Hằng bị cáo buộc tội danh gây rối trật tự công cộng tại Lấp Vò Đồng Tháp, vừa ra khỏi trại giam Z30D không lâu, có mặt và bị bắt tại Vũng Tàu kể lại với chúng tôi:
Người an ninh tên Đỗ Thuận, người này là phụ nữ, đã táng vô mặt tôi hai cái và tôi mới vùng dậy tôi đứng lên tôi nói: “Mày là con côn đồ mày dám đánh người tại đồn công an phường”. Các người mặc sắc phục công an ở ngay trong đồn công an này lại bảo kê cho những tên côn đồ.
Hành xử của an ninh
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, nạn nhân của một quyết định sai trái của ngành giáo dục trước đây khi sa thải cô vì tội khuyên học sinh nên tìm hiểu thêm trên Internet những vấn đề liên quan tới văn học Việt Nam. Cô bị bắt tại Vũng Tàu cùng với con trai, bị tịch thu điện thoại, phá hỏng bằng cách ngâm chúng vào nước, sau đó an ninh chở cô và con trai còn rất nhỏ bỏ xuống một nơi hoang vắng trong đêm tối. Trước khi bỏ đi an ninh còn nói là họ không cho phép cô trú ngụ tại bất cứ khách sạn nào tại Vũng Tàu mặc dù cô là công dân Việt Nam với đầy đủ giấy tờ hợp pháp:
Khoảng độ 11 giờ thì họ thả tôi và một chị cùng hai bạn nam nữa. Giống như kịch bản của các bạn khác đó là đưa chúng tôi đến một con đường rất vắng. Khi đưa chúng tôi về họ bảo là sẽ đưa chúng tôi về lại Sài Gòn, bây giờ chúng tôi trục xuất anh chị không được ở bất cứ một nhà nghĩ nào trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Thúy Quỳnh cũng được cảnh cáo là không được tới Vũng Tàu nếu không sẽ bị giết, sau khi cô bị chính viên an ninh tên Xuân, tự xưng là trưởng an ninh của thành phố Vũng Tàu sau khi hăm dọa, đánh đập và bỏ cô xuống nơi hoang vắng như những người khác, Thúy Quỳnh kể lại:
Một người tên Xuân tự xưng là đội trưởng đội an ninh nói là “Chúng tôi không hoan nghênh các chị tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi, nếu các chị còn tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi chúng tôi sẽ giết các chị.”
– Thúy Quỳnh
Lúc đó thì nó mới chở tất cả mọi người đi ra một cái đồng trống, không nhà cửa không người qua lại, không đèn đường họ mới buộc chúng tôi xuống tôi mới nói là trả chứng minh nhân dân cho tôi thì tôi mới xuống xe còn không thì tôi không xuống. Lúc đó tụi nó mới bắt đầu đánh tôi, nó kéo và quăng tôi xuống sát bờ sông luôn. Chị Hồng Lâm chị mới cản lại chỉ nói là sức đàn ông 4 người đánh một phụ nữ với một bà già! Xong rồi tụi nó mới ngưng. Một người tên Xuân tự xưng là đội trưởng đội an ninh nói là “Chúng tôi không hoan nghênh các chị tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi, nếu các chị còn tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi chúng tôi sẽ giết các chị”.
Trang Nhung nhận xét sự việc xảy ra và cô đưa những lời khuyên với những hội nhóm khác cho những lần tổ chức tương tự sắp tới:
Tôi thấy qua sự việc này có thể rút ra một số điều như sau, đó là cách ứng xử của an ninh họ ngày một thô bạo hơn. Những cá nhân hay hội nhóm muốn tổ chức những sự kiện như hôm nay thì phải có sự chuẩn bị hơn nữa. Thứ nhất là thông tin không bị lộ ra, thứ hai là tổ chức cần phải kín đáo và không phải là những nơi phụ thuộc, những nơi không thể tổ chức được. Những khâu khác cũng cần chuẩn bị ví dụ như về mặt pháp lý, cần có sẵn những người hỗ trợ pháp lý khi cần thiết, có sẵn những mối liên lạc đề phòng trong trường hợp khẩn cấp. Tôi nghĩ trong lần tổ chức khác thì mọi người cần có kinh nghiệm hơn.
Cho tới giờ này trên trang mạng Facebook vẫn chưa ngớt những ý kiến về việc công an Vũng Tàu bắt, đánh, bỏ rơi những phụ nữ này trong lúc họ không có một vi phạm cụ thể nào. Hàng trăm comment cho rằng cách hành xử tùy tiện và trái pháp luật kể cả ngăn cấm không cho họ tới Vũng Tàu là lạm quyền và coi thường dư luận.
October 11, 2016
Tại sao họ thô bạo với phụ nữ?
by HR Defender • [Human Rights]
Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái trong vụ xô xát giữa an ninh Việt Nam với người biểu tình vì thảm họa môi trường tháng 5/2016.
RFA | 10.10.2016
Ngày 9 tháng 10 một nhóm người gặp nhau tại khách sạn Herra Palace để bàn thảo về vấn đề xã hội dân sự đã bị công an, an ninh thành phố Vũng Tàu bắt và đối xử thô bạo, nhất là đối với những phụ nữ tham dự buổi họp mặt này.
Họp mặt một nhóm người cùng chung mục đích nào đó là điều mà hiến pháp cho phép. Tuy nhiên trong thể chế hiện nay vấn đề họp mặt nếu không phải trong các dịp hội hè, quan hôn tang tế đều nằm trong sự theo dõi của an ninh, đặc biệt nếu những người tham dự được chú ý một cách khác thường.
Hơn hai mươi người tổ chức gặp nhau tại khách sạn Herra Palace vào ngày 9 tháng 10 vừa qua đã bị đàn áp mạnh mẽ hơn mọi lần cho thấy chính quyền không còn tôn trọng quyền con người của từng cá nhân, ngay cả khi họ không có bất cứ một hành vi phạm pháp nào mà chỉ xử dụng quyền mà hiến pháp dành cho họ.
Vấn đề được mang ra bàn thảo trong buổi gặp gỡ gói ghém trong xã hội dân sự, một chủ đề hoàn toàn vô hại tới an ninh trật tự mà công an thường trưng dẫn để truy tố những người họ không thể kềm chế hay kiểm soát.
Công an và an ninh thành phố Vũng Tàu tỏ ra nhạy bén trong khi giải tán họ và lý do đưa ra là họp mặt không có giấy phép của Sở Văn hóa thông tin.
Bà Ngô Thị Hồng Lâm, một trong những người bị bắt khi vô tình đi ngang qua và tham dự buổi họp kể lại:
Các em nó căng lên cái băng rôn có ghi “Tuổi trẻ với xã hội dân sự” thế rồi em Định (LS Lê Công Định) nó giới thiệu buổi đó tính cách là một buổi nói chuyện về luật thôi. Khi em đang nói đến đó thì an ninh họ mới vào, trong đó có ông chủ khách sạn ông ấy vào thì ổng yêu cầu ngưng lại. Sau đó cảnh sát cơ động đi tới đi lui ngoài hè nhiều lắm, họ bắt đầu họ chụp từng người, từng người. Họ vào và yêu cầu tất cả người trong phòng trong đó có tôi tự giác đi ra xe chứ không thì họ cưỡng chế. Ba bốn người ngoặc tay ông Lê Công Định ra đàng sau, khiêng ông ấy lên trên xe sau đó họ còn chia nhỏ mọi người ra, mỗi người về một nơi, tôi và một cô bé nữa họ đưa hai người về công an quận 8 Vũng Tàu.
Cô Trang Nhung, một người từng phản ứng dữ dội khi bị an ninh sách nhiễu trước đây khi cô tự ứng cử Quốc hội, có mặt và bị bắt tại Vũng Tàu, Trang Nhung kể lại việc cô và Thúy Quỳnh bị tạm giữ:
Khi mọi người về đồn công an thì họ để tôi và Thúy Quỳnh ngồi không một lúc rất lâu. Chúng cử một số người từ đâu đến để làm việc, chúng tách hai người ra làm việc ở hai phòng khác nhau. Với tôi thì chúng hỏi, chúng khám xét đồ đạc còn với Quỳnh thì Quỳnh đã phản kháng mạnh mẽ cho nên cô ấy bị chúng đánh đập. Tôi nghe tiếng la hét từ phòng của cô ấy và cả tiếng tranh cãi giữa hai bên và sau đấy có lẽ là Quỳnh đã khóc
Thúy Quỳnh, cùng chung vụ với bà Bùi Minh Hằng bị cáo buộc tội danh gây rối trật tự công cộng tại Lấp Vò Đồng Tháp, vừa ra khỏi trại giam Z30D không lâu, có mặt và bị bắt tại Vũng Tàu kể lại với chúng tôi:
Người an ninh tên Đỗ Thuận, người này là phụ nữ, đã táng vô mặt tôi hai cái và tôi mới vùng dậy tôi đứng lên tôi nói: “Mày là con côn đồ mày dám đánh người tại đồn công an phường”. Các người mặc sắc phục công an ở ngay trong đồn công an này lại bảo kê cho những tên côn đồ.
Hành xử của an ninh
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, nạn nhân của một quyết định sai trái của ngành giáo dục trước đây khi sa thải cô vì tội khuyên học sinh nên tìm hiểu thêm trên Internet những vấn đề liên quan tới văn học Việt Nam. Cô bị bắt tại Vũng Tàu cùng với con trai, bị tịch thu điện thoại, phá hỏng bằng cách ngâm chúng vào nước, sau đó an ninh chở cô và con trai còn rất nhỏ bỏ xuống một nơi hoang vắng trong đêm tối. Trước khi bỏ đi an ninh còn nói là họ không cho phép cô trú ngụ tại bất cứ khách sạn nào tại Vũng Tàu mặc dù cô là công dân Việt Nam với đầy đủ giấy tờ hợp pháp:
Khoảng độ 11 giờ thì họ thả tôi và một chị cùng hai bạn nam nữa. Giống như kịch bản của các bạn khác đó là đưa chúng tôi đến một con đường rất vắng. Khi đưa chúng tôi về họ bảo là sẽ đưa chúng tôi về lại Sài Gòn, bây giờ chúng tôi trục xuất anh chị không được ở bất cứ một nhà nghĩ nào trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Thúy Quỳnh cũng được cảnh cáo là không được tới Vũng Tàu nếu không sẽ bị giết, sau khi cô bị chính viên an ninh tên Xuân, tự xưng là trưởng an ninh của thành phố Vũng Tàu sau khi hăm dọa, đánh đập và bỏ cô xuống nơi hoang vắng như những người khác, Thúy Quỳnh kể lại:
Lúc đó thì nó mới chở tất cả mọi người đi ra một cái đồng trống, không nhà cửa không người qua lại, không đèn đường họ mới buộc chúng tôi xuống tôi mới nói là trả chứng minh nhân dân cho tôi thì tôi mới xuống xe còn không thì tôi không xuống. Lúc đó tụi nó mới bắt đầu đánh tôi, nó kéo và quăng tôi xuống sát bờ sông luôn. Chị Hồng Lâm chị mới cản lại chỉ nói là sức đàn ông 4 người đánh một phụ nữ với một bà già! Xong rồi tụi nó mới ngưng. Một người tên Xuân tự xưng là đội trưởng đội an ninh nói là “Chúng tôi không hoan nghênh các chị tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi, nếu các chị còn tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi chúng tôi sẽ giết các chị”.
Trang Nhung nhận xét sự việc xảy ra và cô đưa những lời khuyên với những hội nhóm khác cho những lần tổ chức tương tự sắp tới:
Tôi thấy qua sự việc này có thể rút ra một số điều như sau, đó là cách ứng xử của an ninh họ ngày một thô bạo hơn. Những cá nhân hay hội nhóm muốn tổ chức những sự kiện như hôm nay thì phải có sự chuẩn bị hơn nữa. Thứ nhất là thông tin không bị lộ ra, thứ hai là tổ chức cần phải kín đáo và không phải là những nơi phụ thuộc, những nơi không thể tổ chức được. Những khâu khác cũng cần chuẩn bị ví dụ như về mặt pháp lý, cần có sẵn những người hỗ trợ pháp lý khi cần thiết, có sẵn những mối liên lạc đề phòng trong trường hợp khẩn cấp. Tôi nghĩ trong lần tổ chức khác thì mọi người cần có kinh nghiệm hơn.
Cho tới giờ này trên trang mạng Facebook vẫn chưa ngớt những ý kiến về việc công an Vũng Tàu bắt, đánh, bỏ rơi những phụ nữ này trong lúc họ không có một vi phạm cụ thể nào. Hàng trăm comment cho rằng cách hành xử tùy tiện và trái pháp luật kể cả ngăn cấm không cho họ tới Vũng Tàu là lạm quyền và coi thường dư luận.