Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong bản tin bị bắt
BBC | 12.10.2016
Mỹ và EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10 tại Nha Trang.
Hiện bà bị tạm giam tại trại giam Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa.
Đại sứ Hoa Kỳ
Sáng 12/10, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ông Ted Osius ra thông cáo nói ông “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn được biết đến là Mẹ Nấm)”.
“Xu hướng này đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền,” thông cáo này nói về việc bắt giữ và kêu gọi Việt Nam “thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt”.
Phái đoàn Liên minh Châu Âu
Ông Bruno Angelet – Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cũng ra tuyên bố về việc bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt giữ.
Một phần tuyên bố này nói: “Việc bắt giữ này đi ngược lại với những cam kết về nhân quyền trong nước và quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam là một thành viên từ năm 1982, và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”
Blogger Mẹ Nấm với khẩu hiệu về vụ cá chết tại Formosa
“Trưởng Phái đoàn EU yêu cầu nhà chức trách Việt Nam thả cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức,” tuyên bố viết và nói việc “hỗ trợ các nhà bảo vệ nhân quyền là một nội dung đã được đưa ra từ lâu trong chính sách đối ngoại nhân quyền của Liên minh châu Âu”.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nổi tiếng với tên blogger Mẹ Nấm bị bắt.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ
Hôm 11/10, Ủy ban bảo vệ Nhà báo (CPJ), đặt ở New York, ra thông cáo nói “nhà chức trách Việt Nam nên ngay lập tức trả tự do và bỏ các cáo buộc chống lại blogger độc lập Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”
“Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những blogger nổi tiếng và thẳng thắn nhất, nên được trả tự do vô điều kiện và không có trì hoãn,” Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á nói.
“Chúng tôi thúc giục nhà chức trách Việt Nam ngưng quấy rối các blogger độc lập, người đại diện cho tiếng nói khác biệt duy nhất của quốc gia ngoài truyền thông nhà nước, và cho phép các nhà báo tường thuật mà không sợ bị trả thù hoặc bị kết tội chống nhà nước.”
Hình ảnh trên kênh An Ninh TV nói đó là các tài liệu “chống nhà nước” thu giữ tại nhà bà Quỳnh
Theo CPJ, vào tháng 9/2009, bà bị tạm giam hơn một tuần sau khi viết blog về tình trạng thu hồi đất trong dự án khai thác bauxite gây tranh cãi tại khu vục Tây Nguyên.
Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng được tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền (Civil Rights Defenders, viết tắt là CRD), đặt ở Thụy Điển, trao giải thưởng Người bảo vệ nhân quyền 2015.
Đây là giải được trao hàng năm cho những nhà hoạt động nhân quyền khắp thế giới và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người thứ ba, đồng thời là người châu Á đầu tiên được nhận giải này.
October 12, 2016
Mỹ và EU kêu gọi ‘trả tự do’ cho Mẹ Nấm
by HR Defender • [Human Rights]
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong bản tin bị bắt
BBC | 12.10.2016
Mỹ và EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10 tại Nha Trang.
Hiện bà bị tạm giam tại trại giam Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa.
Đại sứ Hoa Kỳ
Sáng 12/10, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ông Ted Osius ra thông cáo nói ông “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn được biết đến là Mẹ Nấm)”.
“Xu hướng này đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền,” thông cáo này nói về việc bắt giữ và kêu gọi Việt Nam “thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt”.
Phái đoàn Liên minh Châu Âu
Ông Bruno Angelet – Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cũng ra tuyên bố về việc bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt giữ.
Một phần tuyên bố này nói: “Việc bắt giữ này đi ngược lại với những cam kết về nhân quyền trong nước và quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam là một thành viên từ năm 1982, và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”
Blogger Mẹ Nấm với khẩu hiệu về vụ cá chết tại Formosa
“Trưởng Phái đoàn EU yêu cầu nhà chức trách Việt Nam thả cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức,” tuyên bố viết và nói việc “hỗ trợ các nhà bảo vệ nhân quyền là một nội dung đã được đưa ra từ lâu trong chính sách đối ngoại nhân quyền của Liên minh châu Âu”.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nổi tiếng với tên blogger Mẹ Nấm bị bắt.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ
Hôm 11/10, Ủy ban bảo vệ Nhà báo (CPJ), đặt ở New York, ra thông cáo nói “nhà chức trách Việt Nam nên ngay lập tức trả tự do và bỏ các cáo buộc chống lại blogger độc lập Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”
“Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những blogger nổi tiếng và thẳng thắn nhất, nên được trả tự do vô điều kiện và không có trì hoãn,” Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á nói.
“Chúng tôi thúc giục nhà chức trách Việt Nam ngưng quấy rối các blogger độc lập, người đại diện cho tiếng nói khác biệt duy nhất của quốc gia ngoài truyền thông nhà nước, và cho phép các nhà báo tường thuật mà không sợ bị trả thù hoặc bị kết tội chống nhà nước.”
Hình ảnh trên kênh An Ninh TV nói đó là các tài liệu “chống nhà nước” thu giữ tại nhà bà Quỳnh
Theo CPJ, vào tháng 9/2009, bà bị tạm giam hơn một tuần sau khi viết blog về tình trạng thu hồi đất trong dự án khai thác bauxite gây tranh cãi tại khu vục Tây Nguyên.
Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng được tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền (Civil Rights Defenders, viết tắt là CRD), đặt ở Thụy Điển, trao giải thưởng Người bảo vệ nhân quyền 2015.
Đây là giải được trao hàng năm cho những nhà hoạt động nhân quyền khắp thế giới và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người thứ ba, đồng thời là người châu Á đầu tiên được nhận giải này.