Luật sư được gia đình blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mời bào chữa nói với BBC rằng “việc một số báo, đài truyền hình Việt Nam có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp”.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10 tại Nha Trang.
Hiện bà bị tạm giam tại trại giam Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa.
Hôm 13/10, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, người được mẹ bà Quỳnh mời bào chữa cho blogger này, nói: “Có thể sẽ có nhiều thử thách đối với luật sư khi bào chữa trong vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.”
“Nhưng đó là một phần của công việc mà luật sư thường gặp phải, vì thế tôi cũng như các luật sư khác không có lo ngại gì trong việc bào chữa cho bà Quỳnh.”
“Điều đáng nói là theo quy định Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đối với các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia (Từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ luật Hình sự), Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra trong trường hợp “cần giữ bí mật điều tra”.
“Nhiều khả năng phía Viện Kiểm sát sẽ áp dụng quy định này tại giai đoạn điều tra”.
Điều đó có nghĩa là tại giai đoạn điều tra – giai đoạn quan trọng nhất của vụ án, bà Quỳnh không thể thực hiện quyền được có luật sư bào chữa cho mình.”
‘Kích động’
Đề cập về việc clip bắt giữ bà Quỳnh công bố trên kênh ANTV có chi tiết là phát thanh viên đài này đọc “bà Quỳnh kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng”, luật sư bình luận: “Các nước láng giềng với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc.”
“Ngay lúc này, tôi cũng chưa thể hiểu nổi là bà Quỳnh đã “kích động hận thù” giữa dân tộc Việt Nam với dân tộc ở quốc gia nào. Là dân tộc Campuchia, dân tộc Trung Hoa hay dân tộc Lào?”
“Cần nói thêm rằng Luật hình sự Việt Nam có Điều 87 về Tội phá hoại chính sách đoàn kết, trong đó có hành vi “Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”.
“Tuy nhiên, tôi không thấy bà Quỳnh bị khởi tố về hành vi này như nội dung truyền thông đã đưa là “kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.”
“Đến thời điểm này, chỉ mới bắt đầu giai đoạn điều tra để xác định bà Quỳnh có đủ yếu tố cấu thành tội danh theo Điều 88 Bộ luật Hình sự hay không. Nói cách khác là chưa thể xác định blogger là người có tội.”
“Việc một số báo, đài truyền hình có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp.”
“Tuy nhiên, điều này vẫn thường xảy ra tại Việt Nam mỗi khi có ai đó bị điều tra về những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia mà các báo đài đó không hề bị xử lý,” luật sư Luân nói với BBC.
Hôm 12/10, Mỹ và EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ra thông cáo nói ông “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.
Thông cáo kêu gọi Việt Nam “thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt”.
October 13, 2016
Luật sư của Mẹ Nấm nói truyền thông ‘kết tội’ là trái luật
by HR Defender • Nguyen Ngoc Nhu Quynh (Me Nam)
Blogger Mẹ Nấm với khẩu hiệu về thảm họa cá chết
BBC | 13.10.2016
Luật sư được gia đình blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mời bào chữa nói với BBC rằng “việc một số báo, đài truyền hình Việt Nam có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp”.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10 tại Nha Trang.
Hiện bà bị tạm giam tại trại giam Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa.
Hôm 13/10, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, người được mẹ bà Quỳnh mời bào chữa cho blogger này, nói: “Có thể sẽ có nhiều thử thách đối với luật sư khi bào chữa trong vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.”
“Nhưng đó là một phần của công việc mà luật sư thường gặp phải, vì thế tôi cũng như các luật sư khác không có lo ngại gì trong việc bào chữa cho bà Quỳnh.”
“Điều đáng nói là theo quy định Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đối với các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia (Từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ luật Hình sự), Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra trong trường hợp “cần giữ bí mật điều tra”.
“Nhiều khả năng phía Viện Kiểm sát sẽ áp dụng quy định này tại giai đoạn điều tra”.
Điều đó có nghĩa là tại giai đoạn điều tra – giai đoạn quan trọng nhất của vụ án, bà Quỳnh không thể thực hiện quyền được có luật sư bào chữa cho mình.”
‘Kích động’
Đề cập về việc clip bắt giữ bà Quỳnh công bố trên kênh ANTV có chi tiết là phát thanh viên đài này đọc “bà Quỳnh kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng”, luật sư bình luận: “Các nước láng giềng với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc.”
“Ngay lúc này, tôi cũng chưa thể hiểu nổi là bà Quỳnh đã “kích động hận thù” giữa dân tộc Việt Nam với dân tộc ở quốc gia nào. Là dân tộc Campuchia, dân tộc Trung Hoa hay dân tộc Lào?”
“Cần nói thêm rằng Luật hình sự Việt Nam có Điều 87 về Tội phá hoại chính sách đoàn kết, trong đó có hành vi “Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”.
“Tuy nhiên, tôi không thấy bà Quỳnh bị khởi tố về hành vi này như nội dung truyền thông đã đưa là “kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.”
“Đến thời điểm này, chỉ mới bắt đầu giai đoạn điều tra để xác định bà Quỳnh có đủ yếu tố cấu thành tội danh theo Điều 88 Bộ luật Hình sự hay không. Nói cách khác là chưa thể xác định blogger là người có tội.”
“Việc một số báo, đài truyền hình có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp.”
“Tuy nhiên, điều này vẫn thường xảy ra tại Việt Nam mỗi khi có ai đó bị điều tra về những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia mà các báo đài đó không hề bị xử lý,” luật sư Luân nói với BBC.
Hôm 12/10, Mỹ và EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ra thông cáo nói ông “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.
Thông cáo kêu gọi Việt Nam “thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt”.