Đa phần phụ huynh cho các bé nghỉ học là người thiểu số có thu nhập rất ít. Ảnh: Thanh Niên
SBTN | 12.10.2016
Trường mẫu giáo Lộc Tân (xã Lộc Tân, Bảo Lâm, Lâm Đồng) bắt buộc 100% phụ huynh các bé phải đóng tiền xây dựng trường học, mà họ gọi là “xã hội hóa”. Điều này khiến các phụ huynh bất bình. Do đó phụ huynh đồng loạt cho hơn 100 bé nghỉ học để phản đối việc ép buộc đóng tiền phi lý nói trên.
Theo các phụ huynh cho biết, họ đã nhận được thông báo của lãnh đạo nhà trường về việc đóng 70,000 đồng (khoảng hơn 3 Mỹ kim) để xây dựng trường lớp. Lý do mà lãnh đạo nhà trường yêu cầu như vậy là vì trường đã cho tiến hành xây dựng với tổng kinh phí lên đến 8 tỷ đồng, nên cần sự hỗ trợ của phụ huynh.
Tuy nhiên, đề nghị này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phụ huynh. Các phụ huynh cho hay, từ những năm trước họ đã đóng tiền “xã hội hóa” nhằm xây dựng trường học, sao không lấy tiền đó để góp vào những phần như: xây dựng hàng rào, làm sân trường mà lại còn bắt họ đóng.
Để chống lại quyết định bắt đóng tiền vô lý, phụ huynh đã đồng loạt cho con em của họ nghỉ học từ ngày 4/10 cho đến nay.
Tại xã Lộc Tân, số người sắc tộc rất đông. Đa phần những người cho trẻ con nghỉ học là người sắc tộc bản địa tại đây. Có thể đối với người Kinh số tiền 70,000 đồng không lớn, nhưng với người sắc tộc đó là cả một vấn đề.
Trả lời báo chí, lãnh đạo phòng giáo dục huyện Bảo Lâm cho biết, chủ trương của ngành giáo dục của huyện là không thu tiền “xã hội hóa” của phụ huynh, nhưng không hiểu vì lý do gì Ban giám hiệu trường mẫu giáo Lộc Tân vẫn quyết định thu tiền để khiến phụ huynh bất bình.
Trường mẫu giáo Lộc Tân có 277 trẻ được học trong 8 lớp. Đến nay có khoảng 100 trẻ được bố mẹ cho ở nhà để phản đối nhà trường bắt đóng tiền phi lý. Trước mắt, lãnh đạo phòng giáo dục cử nhân viên đến gặp phụ huynh để thuyết phục họ cho các bé đến trường học lại bình thường. Mặt khác, sẽ cho xác minh tìm hiểu đến cô hiệu trưởng nhà trường xem có những khuất tất phía sau quyết định thu tiền “xã hội hóa” hay không.
Ngọc Quân/SBTN
October 13, 2016
Phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối bắt đóng tiền phi lý
by HR Defender • [Human Rights]
Đa phần phụ huynh cho các bé nghỉ học là người thiểu số có thu nhập rất ít. Ảnh: Thanh Niên
SBTN | 12.10.2016
Trường mẫu giáo Lộc Tân (xã Lộc Tân, Bảo Lâm, Lâm Đồng) bắt buộc 100% phụ huynh các bé phải đóng tiền xây dựng trường học, mà họ gọi là “xã hội hóa”. Điều này khiến các phụ huynh bất bình. Do đó phụ huynh đồng loạt cho hơn 100 bé nghỉ học để phản đối việc ép buộc đóng tiền phi lý nói trên.
Theo các phụ huynh cho biết, họ đã nhận được thông báo của lãnh đạo nhà trường về việc đóng 70,000 đồng (khoảng hơn 3 Mỹ kim) để xây dựng trường lớp. Lý do mà lãnh đạo nhà trường yêu cầu như vậy là vì trường đã cho tiến hành xây dựng với tổng kinh phí lên đến 8 tỷ đồng, nên cần sự hỗ trợ của phụ huynh.
Tuy nhiên, đề nghị này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phụ huynh. Các phụ huynh cho hay, từ những năm trước họ đã đóng tiền “xã hội hóa” nhằm xây dựng trường học, sao không lấy tiền đó để góp vào những phần như: xây dựng hàng rào, làm sân trường mà lại còn bắt họ đóng.
Để chống lại quyết định bắt đóng tiền vô lý, phụ huynh đã đồng loạt cho con em của họ nghỉ học từ ngày 4/10 cho đến nay.
Tại xã Lộc Tân, số người sắc tộc rất đông. Đa phần những người cho trẻ con nghỉ học là người sắc tộc bản địa tại đây. Có thể đối với người Kinh số tiền 70,000 đồng không lớn, nhưng với người sắc tộc đó là cả một vấn đề.
Trả lời báo chí, lãnh đạo phòng giáo dục huyện Bảo Lâm cho biết, chủ trương của ngành giáo dục của huyện là không thu tiền “xã hội hóa” của phụ huynh, nhưng không hiểu vì lý do gì Ban giám hiệu trường mẫu giáo Lộc Tân vẫn quyết định thu tiền để khiến phụ huynh bất bình.
Trường mẫu giáo Lộc Tân có 277 trẻ được học trong 8 lớp. Đến nay có khoảng 100 trẻ được bố mẹ cho ở nhà để phản đối nhà trường bắt đóng tiền phi lý. Trước mắt, lãnh đạo phòng giáo dục cử nhân viên đến gặp phụ huynh để thuyết phục họ cho các bé đến trường học lại bình thường. Mặt khác, sẽ cho xác minh tìm hiểu đến cô hiệu trưởng nhà trường xem có những khuất tất phía sau quyết định thu tiền “xã hội hóa” hay không.
Ngọc Quân/SBTN