Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 30/10/2016
Quốc hội Việt Nam có thể không thông qua hai dự luật về Hội và Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung trong kỳ họp thứ 2 của khóa 14. Trong quá trình thảo luận về hai dự luật này trong hai ngày 25 và 26/10, nhiều đại biểu cho rằng hai dự thảo này chưa hoàn thiện và cần phải thêm thời gian để bổ sung từ hai cơ quan soạn thảo là Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp.
Trước khi kỳ họp bắt đầu và ngày 20/10, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, tổ chức xã hội dân sự độc lập và cả những cơ quan xã hội dân sự quốc doanh kêu gọi quốc hội không thông qua hai dự thảo luật trên vì họ cho rằng cả hai được thiết kế để hạn chế quyền con người phổ quát và giúp cho chính phủ tăng cường kiểm soát công dân.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện vẫn chưa được gặp người thân và luật sư sau hơn hai tuần bị bắt giữ. Mẹ của cô cho biết bà rất lo lắng cho sức khỏe của cô vì trước khi bị cảnh sát đưa đi, cô đã nói là sẽ tuyệt thực cho đến khi gặp được luật sư.
Chính quyền Việt nam tiếp tục làn sóng bạo lực nhằm vào người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Trong ngày 26/10, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã sử dụng một nhóm nhân viên thường phục tấn công xe oto của đoàn cứu trợ với nhiều thành viên thuộc Hội Nhà báo Độc lập và Hội Anh em Dân chủ. Nhóm côn đồ này đã sử dụng gạch đá để ném vào xe của đoàn khi đoàn trở về từ Quảng Bình, đập vỡ kính và gương nhưng không gây thương tích cho người nào trong đoàn.
Cũng trong ngày, an ninh mặc thường phục tấn công nhà hoạt động môi trường và chủ quyền biển đảo Ngọc Anh, dùng vật rắn để đánh vỡ đầu anh.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 24/10 =====
73 dân biểu trên 4 lục địa kêu gọi trả tự do do luật sư Nguyễn Văn Đài
73 vị dân biểu của nhiều quốc hội trên thế giới vào hôm 24/10 đã gửi một thư ngỏ đến cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để kêu gọi Hà Nội trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài và người phụ tá của ông là cô Lê Thu Hà.
Bức thư được bà Marie-Luise Dott, dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, khởi xướng và được 73 dân biểu thuộc 14 quốc gia trên 4 lục địa tham gia ký tên chung.
Các tổ chức đứng ra vận động cho việc ký bức thư này gồm có Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền, Tổ chức Dân biểu Ủng hộ Nhân quyền ASEAN, và Tổ chức Đoàn kết Cơ đốc Toàn cầu.
Bức thư nhắc lại rằng Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước này cấm việc giam giữ độc đoán, bảo đảm quyền xét xử công bằng, và quy định rằng các tù nhân phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.
Một người ký tên là ông Charles Santiago, chủ tịch của Tổ chức Dân biểu Ủng hộ Nhân quyền ASEAN và cũng là dân biểu của Quốc Hội Malaysia, ca ngợi luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà là đã “cung cấp một dịch vụ quý báu cho công chúng” khi bảo vệ cho quyền của các công dân Việt Nam.
Ông Santiago nói rằng, việc tiếp tục giam cầm họ sẽ tạo ra một vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam và trong sự tin tưởng của thế giới.
Luật sư Đài là một trong số những nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người biết đến nhất ở Việt Nam. Ông từng bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế vì hoạt động về nhân quyền. Ngay trước khi bị bắt hồi tháng 12 năm 2015, ông đã bị bắt cóc và đánh đập sau khi tổ chức một buổi hội thảo về quyền của công dân theo Hiến pháp Việt Nam.
Trước khi bị bắt, cô Lê Thu Hà cũng từng bị bắt giữ và thẩm vấn về việc thực hiện chương trình Lương tâm Tivi, một kênh truyền hình về các vấn đề bất công xã hội trên YouTube.
73 dân biểu trên 4 lục địa kêu gọi trả tự do do luật sư Nguyễn Văn Đài
——————–
Human Rights Watch tố cáo các trại cai nghiện Việt Nam phá hủy nhiều cuộc đời
Sau sự kiện đêm Chủ Nhật 23/10 có khoảng 600 người đập tường một trung tâm cai nghiện ở tỉnh Đồng Nai để thoát ra ngoài, trang mạng của tổ chức Human Rights Watch hôm 25/10 có bài viết tố cáo rằng, những chính sách trong các trại cai nghiện ở Việt Nam đã “phá hủy nhiều cuộc đời”.
Tác giả Richard Pearshouse nhận định rằng chuyện hàng trăm người cai nghiện cùng nhau trốn trại ở Việt Nam không phải là hiếm. Những vụ này đã xảy ra ở Hải Phòng năm 2010 và 2014, và hồi tháng Tư năm nay xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Truyền thông Việt Nam chỉ đưa ra một lý do cho vụ phá trại cai nghiện ở Đồng Nai: đó là sự quá tải.
Theo Human Rights Watch, lẽ ra người cai nghiện không nên được đưa vào những trung tâm như vậy. Tác giả Pearshouse trích dẫn một cuộc nghiên cứu của tổ chức nhân quyền cho biết thêm về tình trạng bên trong các trung tâm cai nghiện. Những cựu trại viên cho biết, họ bị giam giữ không qua thủ tục cần thiết tới 5 năm, và có thể bị quản giáo đánh đập hoặc biệt giam vì vi phạm luật lệ của trung tâm.
Không một trại viên nào mô tả bất cứ một phương pháp cai nghiện thích hợp về khoa học hay y học nào. Các trại viên phải tham gia tiến trình được Bộ Lao động gọi là “lao động cải tạo”.
Tại nhiều trung tâm cai nghiện, họ phải bóc hạt điều. Định mức của mỗi người là 5 kg hạt điều trong 8 giờ, đòi hỏi họ bóc khoảng 10 hạt điều mỗi phút. Nhiều trại viên cho biết họ làm công việc này 6 ngày một tuần trong 5 năm liền.
Tác giả Richard Pearshouse nhấn mạnh đây không phải là điều trị cai nghiện mà là lao động cưỡng bức. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện và cung cấp giải pháp điều trị dựa vào cộng đồng và sự tình nguyện đối với những người thật sự có nhu cầu. Nhưng các trung tâm vẫn tiếp tục hiện hữu theo hình thức cũ.
Theo ông Pearshouse, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người bị nhốt trong đó hết sức mong muốn thoát ra ngoài.
Human Rights Watch tố cáo các trại cai nghiện Việt Nam phá hủy nhiều cuộc đời
===== 26/10 =====
Tân Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ gặp Xã hội Dân sự tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Chiều ngày 26/10/2016, tân Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM – bà Mary Tarnowka, đã đến thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế – một nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền có bề dày ở Việt Nam – tại tư gia của ông. Cùng đi với bà Mary có hai viên chức chính trị là ông Charles Seller và bà Pam Pontious.
Cuộc gặp tại nhà bác sĩ Quế cũng mặt một số người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là ông Phạm Bá Hải – điều phối viên hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, luật sư Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.
Một số vấn đề đã được thảo luận như Hiệp định TPP, quan hệ Việt – Mỹ, chuyến công du Hoa Kỳ của nhân vật số 2 trong đảng là ông Đinh Thế Huynh, tình trạng sách nhiễu, đàn áp và bắt bớ của nhà cầm quyền đối với xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam trong thời gian gần đây, vấn đề dân chủ hóa đất nước.
Giới ngoại giao Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến dự luật về Hội mà quốc hội Việt Nam đang đưa ra thảo luận, để có thể thông qua trong kỳ họp quốc hội lần này.
Trong thực tế, khá nhiều nội dung xa lạ với khuynh hướng tiến bộ và dân chủ đã được ai đó đưa vào dự thảo mới nhất của Luật về Hội, trong đó có những quy định: “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”.
Điều 4 dự thảo này còn quy định mọi hội đoàn phải “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu” – bị đánh giá như một sợi dây siết chặt mọi hoạt động hợp pháp của tất cả các hội đoàn xã hội dân sự độc lập không nằm trong hệ thống của đảng và nhà nước, trao cho đảng và nhà nước chìa khóa pháp lý do chính họ tự tạo ra để loại tất cả các hội tư nhân khỏi vòng pháp luật.
Rất đáng chú ý, có một số nội dung quá thiên về nhiệm vụ “siết” đã không nằm trong bản dự thảo luật về Hội được đưa ra vào trung tuần tháng 9/2016, nhưng lại được bổ sung vào lần này.
Ngay trước khi kỳ họp quốc hội diễn ra, đã có một số phân tích từ giới chuyên gia phản biện độc lập cho biết Nghị định 45 của Chính phủ về quản lý hội đoàn và dắt dây cả dự luật về Hội đã được cơ quan soạn thảo, không biết vô tình hay cố ý, sao chép nhiều nội dung từ văn bản quản lý hội của Trung Quốc.
Nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam. Thậm chí, quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định nước Nga đương đại thời Putin.
Nếu sắp tới quốc hội đồng ý hoãn thông qua dự luật về Hội để Bộ Nội vụ hoàn chỉnh dự luật này theo hướng tối giản các nội dung “siết hội”, đó sẽ là cơ hội để cánh cửa vào TPP mở rộng hơn cho Việt Nam…
Sau cuộc gặp tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bà Mary Tarnowka đã viết trên Facebook của mình: “Tôi chợt nhớ lại lời của của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 năm nay: ‘Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho sự đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần có để vươn lên. … Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm về hành động của mình và sẽ củng cố niềm tin của người dân rằng hệ thống đang hoạt động hiệu quả.’”
Tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ gặp Xã Hội Dân Sự tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế
——————–
Đoàn thiện nguyện của Hội Nhà báo Độc lập, Hội Anh em Dân chủ bị tấn công
Sáng 26/10/2016, đoàn Thiện nguyện cứu trợ đồng bào bão lụt từ Quảng Bình trở về đến gần cầu Bến Thủy thì bị tấn công tới tấp bởi lực lượng công an giả dạng côn đồ, những kẻ đi xe không biển số và ném đá vào chiếc xe oto của blogger Nguyễn Hữu Vinh JB trong có nhiều người thuộc Hội Nhà báo Độc lập và Hội Anh em Dân chủ.
Hậu quả của vụ tấn công là xe đã bị vỡ kính và gương, rất may không có ai bị thương.
Cùng trong ngày, anh Ngọc Anh, một người hay tham gia biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường ở Hà Nội, đã bị một nhóm an ninh mặc thường phục đánh vỡ đầu.
Trong một diễn biến khác: Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đang dùng mọi biện pháp bẩn thỉu để sách nhiễu, phá hoại tài sản, đe dọa đến tính mạng của Mục sư Nguyễn Trung Tôn và gia đình. Côn đồ được bảo kê đã ngang nhiên xâm phạm nơi ở, phá hủy đồ đạc, hủy hoại tài sản ở chợ…. của gia đình Mục sư Tôn. Được biết, phía gia đình Mục sư đã báo cáo vụ việc lên chính quyền địa phương, nhưng vẫn chưa có phản hồi từ nhà cầm quyền. Sự sách nhiễu, phá phách này đã diễn ra gần cả tháng nay.
Chính quyền ở Thanh Hóa còn dùng hệ thống phát thanh của xã, thôn công suất lớn để bôi nhọ, vu khống mục sư Tôn, một cựu tù nhân lương tâm. Những hành động đán áp, sách nhiễu của nhà cầm quyền Thanh Hóa với ông Tôn và gia đình diễn ra có hệ thống, bài bản. Họ sử dụng từ hệ thống truyền thanh chính thống đến côn đồ giả danh.
===== 28/10 =====
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn chưa được tiếp xúc với gia đình, luật sư
Cơ quan công an tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) được tiếp xúc với luật sư và người thân hơn hai tuần sau khi bị bắt giữ, mẹ của cô nói.
An ninh tỉnh Khánh Hòa nói rằng Quỳnh chưa được gặp người thân và luật sư vì công an còn đang củng cố hồ sơ.
Mẹ của Quỳnh rất quan ngại đến sức khỏe của cô vì trước khi bị cảnh sát đưa đi hôm 10/10, cô tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến khi gặp được luật sư.
===== 29/10 =====
An ninh Hà Nội ngăn cản nhiều người không cho dự sinh nhật No-U
Chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa lực lượng an ninh để ngăn cản nhiều nhà hoạt động xã hội, không cho họ tham dự vào một buổi gặp mặt tại Nhà thờ Thái Hà để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 của đội bóng chống Tàu có tên là No-U FC (Nói không với đường lưỡi bò của Bắc Kinh).
An ninh thành phố cũng bao vây khu vực nhà thờ và khi buổi kỷ niệm vừa bắt đầu vài phút thì công an ra lệnh cúp điện ở khu vực của nhà thờ, đồng thời phá sóng điện thoại và Internet.
Tuy nhiên, rất nhiều người hoạt động đã đến được buổi lễ và họ tiếp tục liên hoan trong ánh nến. Họ hát vang các bài hát yêu nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Bên ngoài, an ninh theo dõi sát sao và quay phim.
October 31, 2016
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền- Tuần thứ 44 từ ngày 24/10 đến ngày 30/10/2016: Quốc hội Việt Nam có thể hoãn thông qua Dự thảo luật về Hội, Bộ luật Hình sự
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 30/10/2016
Quốc hội Việt Nam có thể không thông qua hai dự luật về Hội và Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung trong kỳ họp thứ 2 của khóa 14. Trong quá trình thảo luận về hai dự luật này trong hai ngày 25 và 26/10, nhiều đại biểu cho rằng hai dự thảo này chưa hoàn thiện và cần phải thêm thời gian để bổ sung từ hai cơ quan soạn thảo là Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp.
Trước khi kỳ họp bắt đầu và ngày 20/10, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, tổ chức xã hội dân sự độc lập và cả những cơ quan xã hội dân sự quốc doanh kêu gọi quốc hội không thông qua hai dự thảo luật trên vì họ cho rằng cả hai được thiết kế để hạn chế quyền con người phổ quát và giúp cho chính phủ tăng cường kiểm soát công dân.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện vẫn chưa được gặp người thân và luật sư sau hơn hai tuần bị bắt giữ. Mẹ của cô cho biết bà rất lo lắng cho sức khỏe của cô vì trước khi bị cảnh sát đưa đi, cô đã nói là sẽ tuyệt thực cho đến khi gặp được luật sư.
Chính quyền Việt nam tiếp tục làn sóng bạo lực nhằm vào người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Trong ngày 26/10, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã sử dụng một nhóm nhân viên thường phục tấn công xe oto của đoàn cứu trợ với nhiều thành viên thuộc Hội Nhà báo Độc lập và Hội Anh em Dân chủ. Nhóm côn đồ này đã sử dụng gạch đá để ném vào xe của đoàn khi đoàn trở về từ Quảng Bình, đập vỡ kính và gương nhưng không gây thương tích cho người nào trong đoàn.
Cũng trong ngày, an ninh mặc thường phục tấn công nhà hoạt động môi trường và chủ quyền biển đảo Ngọc Anh, dùng vật rắn để đánh vỡ đầu anh.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 24/10 =====
73 dân biểu trên 4 lục địa kêu gọi trả tự do do luật sư Nguyễn Văn Đài
73 vị dân biểu của nhiều quốc hội trên thế giới vào hôm 24/10 đã gửi một thư ngỏ đến cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để kêu gọi Hà Nội trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài và người phụ tá của ông là cô Lê Thu Hà.
Bức thư được bà Marie-Luise Dott, dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, khởi xướng và được 73 dân biểu thuộc 14 quốc gia trên 4 lục địa tham gia ký tên chung.
Các tổ chức đứng ra vận động cho việc ký bức thư này gồm có Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền, Tổ chức Dân biểu Ủng hộ Nhân quyền ASEAN, và Tổ chức Đoàn kết Cơ đốc Toàn cầu.
Bức thư nhắc lại rằng Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước này cấm việc giam giữ độc đoán, bảo đảm quyền xét xử công bằng, và quy định rằng các tù nhân phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.
Một người ký tên là ông Charles Santiago, chủ tịch của Tổ chức Dân biểu Ủng hộ Nhân quyền ASEAN và cũng là dân biểu của Quốc Hội Malaysia, ca ngợi luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà là đã “cung cấp một dịch vụ quý báu cho công chúng” khi bảo vệ cho quyền của các công dân Việt Nam.
Ông Santiago nói rằng, việc tiếp tục giam cầm họ sẽ tạo ra một vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam và trong sự tin tưởng của thế giới.
Luật sư Đài là một trong số những nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người biết đến nhất ở Việt Nam. Ông từng bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế vì hoạt động về nhân quyền. Ngay trước khi bị bắt hồi tháng 12 năm 2015, ông đã bị bắt cóc và đánh đập sau khi tổ chức một buổi hội thảo về quyền của công dân theo Hiến pháp Việt Nam.
Trước khi bị bắt, cô Lê Thu Hà cũng từng bị bắt giữ và thẩm vấn về việc thực hiện chương trình Lương tâm Tivi, một kênh truyền hình về các vấn đề bất công xã hội trên YouTube.
73 dân biểu trên 4 lục địa kêu gọi trả tự do do luật sư Nguyễn Văn Đài
——————–
Human Rights Watch tố cáo các trại cai nghiện Việt Nam phá hủy nhiều cuộc đời
Sau sự kiện đêm Chủ Nhật 23/10 có khoảng 600 người đập tường một trung tâm cai nghiện ở tỉnh Đồng Nai để thoát ra ngoài, trang mạng của tổ chức Human Rights Watch hôm 25/10 có bài viết tố cáo rằng, những chính sách trong các trại cai nghiện ở Việt Nam đã “phá hủy nhiều cuộc đời”.
Tác giả Richard Pearshouse nhận định rằng chuyện hàng trăm người cai nghiện cùng nhau trốn trại ở Việt Nam không phải là hiếm. Những vụ này đã xảy ra ở Hải Phòng năm 2010 và 2014, và hồi tháng Tư năm nay xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Truyền thông Việt Nam chỉ đưa ra một lý do cho vụ phá trại cai nghiện ở Đồng Nai: đó là sự quá tải.
Theo Human Rights Watch, lẽ ra người cai nghiện không nên được đưa vào những trung tâm như vậy. Tác giả Pearshouse trích dẫn một cuộc nghiên cứu của tổ chức nhân quyền cho biết thêm về tình trạng bên trong các trung tâm cai nghiện. Những cựu trại viên cho biết, họ bị giam giữ không qua thủ tục cần thiết tới 5 năm, và có thể bị quản giáo đánh đập hoặc biệt giam vì vi phạm luật lệ của trung tâm.
Không một trại viên nào mô tả bất cứ một phương pháp cai nghiện thích hợp về khoa học hay y học nào. Các trại viên phải tham gia tiến trình được Bộ Lao động gọi là “lao động cải tạo”.
Tại nhiều trung tâm cai nghiện, họ phải bóc hạt điều. Định mức của mỗi người là 5 kg hạt điều trong 8 giờ, đòi hỏi họ bóc khoảng 10 hạt điều mỗi phút. Nhiều trại viên cho biết họ làm công việc này 6 ngày một tuần trong 5 năm liền.
Tác giả Richard Pearshouse nhấn mạnh đây không phải là điều trị cai nghiện mà là lao động cưỡng bức. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện và cung cấp giải pháp điều trị dựa vào cộng đồng và sự tình nguyện đối với những người thật sự có nhu cầu. Nhưng các trung tâm vẫn tiếp tục hiện hữu theo hình thức cũ.
Theo ông Pearshouse, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người bị nhốt trong đó hết sức mong muốn thoát ra ngoài.
Human Rights Watch tố cáo các trại cai nghiện Việt Nam phá hủy nhiều cuộc đời
===== 26/10 =====
Tân Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ gặp Xã hội Dân sự tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Chiều ngày 26/10/2016, tân Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM – bà Mary Tarnowka, đã đến thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế – một nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền có bề dày ở Việt Nam – tại tư gia của ông. Cùng đi với bà Mary có hai viên chức chính trị là ông Charles Seller và bà Pam Pontious.
Cuộc gặp tại nhà bác sĩ Quế cũng mặt một số người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam là ông Phạm Bá Hải – điều phối viên hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, luật sư Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.
Một số vấn đề đã được thảo luận như Hiệp định TPP, quan hệ Việt – Mỹ, chuyến công du Hoa Kỳ của nhân vật số 2 trong đảng là ông Đinh Thế Huynh, tình trạng sách nhiễu, đàn áp và bắt bớ của nhà cầm quyền đối với xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam trong thời gian gần đây, vấn đề dân chủ hóa đất nước.
Giới ngoại giao Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến dự luật về Hội mà quốc hội Việt Nam đang đưa ra thảo luận, để có thể thông qua trong kỳ họp quốc hội lần này.
Trong thực tế, khá nhiều nội dung xa lạ với khuynh hướng tiến bộ và dân chủ đã được ai đó đưa vào dự thảo mới nhất của Luật về Hội, trong đó có những quy định: “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”.
Điều 4 dự thảo này còn quy định mọi hội đoàn phải “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu” – bị đánh giá như một sợi dây siết chặt mọi hoạt động hợp pháp của tất cả các hội đoàn xã hội dân sự độc lập không nằm trong hệ thống của đảng và nhà nước, trao cho đảng và nhà nước chìa khóa pháp lý do chính họ tự tạo ra để loại tất cả các hội tư nhân khỏi vòng pháp luật.
Rất đáng chú ý, có một số nội dung quá thiên về nhiệm vụ “siết” đã không nằm trong bản dự thảo luật về Hội được đưa ra vào trung tuần tháng 9/2016, nhưng lại được bổ sung vào lần này.
Ngay trước khi kỳ họp quốc hội diễn ra, đã có một số phân tích từ giới chuyên gia phản biện độc lập cho biết Nghị định 45 của Chính phủ về quản lý hội đoàn và dắt dây cả dự luật về Hội đã được cơ quan soạn thảo, không biết vô tình hay cố ý, sao chép nhiều nội dung từ văn bản quản lý hội của Trung Quốc.
Nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam. Thậm chí, quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định nước Nga đương đại thời Putin.
Nếu sắp tới quốc hội đồng ý hoãn thông qua dự luật về Hội để Bộ Nội vụ hoàn chỉnh dự luật này theo hướng tối giản các nội dung “siết hội”, đó sẽ là cơ hội để cánh cửa vào TPP mở rộng hơn cho Việt Nam…
Sau cuộc gặp tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bà Mary Tarnowka đã viết trên Facebook của mình: “Tôi chợt nhớ lại lời của của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 năm nay: ‘Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho sự đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần có để vươn lên. … Khi có tự do báo chí – khi các nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm về hành động của mình và sẽ củng cố niềm tin của người dân rằng hệ thống đang hoạt động hiệu quả.’”
Tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ gặp Xã Hội Dân Sự tại nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế
——————–
Đoàn thiện nguyện của Hội Nhà báo Độc lập, Hội Anh em Dân chủ bị tấn công
Sáng 26/10/2016, đoàn Thiện nguyện cứu trợ đồng bào bão lụt từ Quảng Bình trở về đến gần cầu Bến Thủy thì bị tấn công tới tấp bởi lực lượng công an giả dạng côn đồ, những kẻ đi xe không biển số và ném đá vào chiếc xe oto của blogger Nguyễn Hữu Vinh JB trong có nhiều người thuộc Hội Nhà báo Độc lập và Hội Anh em Dân chủ.
Hậu quả của vụ tấn công là xe đã bị vỡ kính và gương, rất may không có ai bị thương.
Cùng trong ngày, anh Ngọc Anh, một người hay tham gia biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường ở Hà Nội, đã bị một nhóm an ninh mặc thường phục đánh vỡ đầu.
Trong một diễn biến khác: Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đang dùng mọi biện pháp bẩn thỉu để sách nhiễu, phá hoại tài sản, đe dọa đến tính mạng của Mục sư Nguyễn Trung Tôn và gia đình. Côn đồ được bảo kê đã ngang nhiên xâm phạm nơi ở, phá hủy đồ đạc, hủy hoại tài sản ở chợ…. của gia đình Mục sư Tôn. Được biết, phía gia đình Mục sư đã báo cáo vụ việc lên chính quyền địa phương, nhưng vẫn chưa có phản hồi từ nhà cầm quyền. Sự sách nhiễu, phá phách này đã diễn ra gần cả tháng nay.
Chính quyền ở Thanh Hóa còn dùng hệ thống phát thanh của xã, thôn công suất lớn để bôi nhọ, vu khống mục sư Tôn, một cựu tù nhân lương tâm. Những hành động đán áp, sách nhiễu của nhà cầm quyền Thanh Hóa với ông Tôn và gia đình diễn ra có hệ thống, bài bản. Họ sử dụng từ hệ thống truyền thanh chính thống đến côn đồ giả danh.
===== 28/10 =====
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn chưa được tiếp xúc với gia đình, luật sư
Cơ quan công an tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) được tiếp xúc với luật sư và người thân hơn hai tuần sau khi bị bắt giữ, mẹ của cô nói.
An ninh tỉnh Khánh Hòa nói rằng Quỳnh chưa được gặp người thân và luật sư vì công an còn đang củng cố hồ sơ.
Mẹ của Quỳnh rất quan ngại đến sức khỏe của cô vì trước khi bị cảnh sát đưa đi hôm 10/10, cô tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến khi gặp được luật sư.
===== 29/10 =====
An ninh Hà Nội ngăn cản nhiều người không cho dự sinh nhật No-U
Chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa lực lượng an ninh để ngăn cản nhiều nhà hoạt động xã hội, không cho họ tham dự vào một buổi gặp mặt tại Nhà thờ Thái Hà để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 của đội bóng chống Tàu có tên là No-U FC (Nói không với đường lưỡi bò của Bắc Kinh).
An ninh thành phố cũng bao vây khu vực nhà thờ và khi buổi kỷ niệm vừa bắt đầu vài phút thì công an ra lệnh cúp điện ở khu vực của nhà thờ, đồng thời phá sóng điện thoại và Internet.
Tuy nhiên, rất nhiều người hoạt động đã đến được buổi lễ và họ tiếp tục liên hoan trong ánh nến. Họ hát vang các bài hát yêu nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Bên ngoài, an ninh theo dõi sát sao và quay phim.