VNTB- Phong trào bảo vệ môi trường ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam

hqdefault

VNTB | 31.10.2016

The Diplomat, ngày 29/10/2016

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

(VNTB) – Hành động bất tuân dân sự cho thấy rằng người dân thường ở Việt Nam lên tiếng nhiều hơn.

Trong hành động hiếm hoi của sự bất tuân dân sự, hàng ngàn công dân Việt Nam đã tham gia biểu tình vào đầu tháng 10- lần này đòi Formosa Plastic Group bồi thường sau khi nhà máy thép của tập đoàn Đài Loan này bị coi là chịu trách nhiệm về việc cá chết hàng loạt dọc theo 200 km bờ biển miền Trung trong tháng 4. Thảm họa môi trường khốc liệt nhất trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho ngư dân và những nghề liên quan đến hải sản đối mặt với việc không có thu nhập trong nhiều năm tới.

Cuộc biểu tình hôm 02/10 có sự tham gia của khoảng 10,000 người vào buổi sáng chủ nhật để biểu tình ôn hòa đòi mức bồi thường cao hơn và yêu cầu chính quyền đóng cửa nhà máy thép của Formosa. Chính quyền đã điều động một lực lượng cảnh sát hùng hậu để bảo vệ nhà máy và xô xát với người biểu tình khi một số người biểu tình tìm cách trèo qua cổng còn một số khác đi vào cửa sau và đập vỡ một số cửa sổ và máy quay an ninh. Cuộc biểu tình kết thúc một cách hòa bình vào khoảng giữa trưa mà không có chấn thương hoặc bắt giữ nào. Cuộc biểu tình được tổ chức bởi một giáo phận Công giáo tại địa phương, chỉ một ngày trước khi các giám mục từ 26 giáo phận Công giáo ở Việt Nam gặp nhau ở Đại hội lần thứ 13 của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam.

Formosa Plastics Group, một tập đoàn của Đài Loan, đang xây dựng nhà máy thép với tổng mức đầu tư là 10,6 tỷ USD ở tỉnh Hà Tĩnh, và các ngư dân địa phương đã nghi ngờ nhà máy này xả chất thải độc hại thông qua một đường ống dẫn xuống biển, gây ra cái chết của hơn 70 tấn tôm cá ở bờ biển miền trung Việt Nam.

Khi công chúng ngày càng hiểu về tội lỗi của Formosa và thất vọng  về việc chính quyền đổ lỗi một cách miễn cưỡng cho một nhà đầu tư lớn nhất của nó, biểu tình đã bùng lên ở một số thành phố trong nhiều chủ nhật liên tiếp trong tháng 4 và 5. Sau 3 tháng điều tra với sự tham gia của các cơ quan trong nước và chuyên gia nước ngoài, chính quyền Việt Nam cuối cùng tuyên bố Formosa là thủ phạm  và đòi 500 triệu USD tiền bồi thường từ công ty Đài Loan. Formosa đã trả tiền phạt vì đã gây ra thảm họa môi trường và công khai xin lỗi chính phủ và người dân Việt, và tuyên bố nó đã thanh toán toàn bộ số tiền phạt cho chính quyền Việt Nam. Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết Formosa đã chuyển đợt tiền cuối cùng vào tháng trước, và việc chi trả bồi thường cho các ngư dân bị ảnh hưởng bắt đầu tháng này.

Khoản bồi thường dự kiến sẽ dao động từ 130 đến 1,600 USD mỗi người, tính theo các khoản thất thu phát sinh từ tháng 4 đến tháng 9. Tháng 9 đánh dấu tháng mà cơ quan chức năng công bố các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các tầng trên của biển có thể tiếp tục, mặc dù sinh vật biển ở phía dưới (tôm, cua, mực, và nhiều loại khác) bị nhiễm phenol, xyanua và hydroxit sắt và không hoàn toàn an toàn để ăn. Một số ngư dân địa phương bày tỏ sự không hài lòng của họ với các khoản bồi thường, và hơn 500 người đã nộp đơn kiện đòi bồi thường bổ sung.

Để biện minh cho số tiền chi trả, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra đối với những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường. Kết quả, được thông báo vào ngày 29/9 trong một cuộc họp báo, đã tiết lộ cuộc khủng hoảng môi trường tác động lên 22,700 hộ, với 24,400 lao động địa phương buộc phải thay đổi việc làm, khoảng 19.000 người khác trở thành thất nghiệp, trong khi 5,000 đã buộc phải tìm một nghề mới và 17,353 lao động nhập cư bị ảnh hưởng .

Một số nhà phê bình có thể bị cám dỗ rằng số tiền 500 triệu USD được chia cho 65,753 người dân. Theo tính toán này mà không tính đến việc để tiền dọn dẹp môi trường và các chương trình khác, thì mỗi người được bồi thường 7,600 USD so với con số giữa 130 và 1,600 USD.

Có lẽ điều này giải thích cho sự thất vọng của những người biểu tình, một số trong đó có thể đã thực hiện phép tính trên – “Mọi người đều muốn gặp Formosa để trực tiếp thương lượng.” Tất nhiên, việc xác định đúng số tiền bồi thường không phải là dễ dàng như cách chia tổng số tiền được bồi thường với số dân bị ảnh hưởng – một số người đã bị hại nhiều hơn những người khác, và chính quyền có thể muốn sử dụng một số tiền để tăng cường giám sát môi trường và tiến hành chương trình đào tạo nghề cho người bị mất việc.

Trong khi một số ngư dân có thu nhập cao hơn so với những người khác, thu nhập bình quân hàng năm của ngư dân ở miền Trung Việt Nam trong năm 2005 là dưới 20 triệu đồng (khoảng 890 USD). Ngay cả nếu chúng ta giả định không có tăng trưởng thu nhập trên một khoảng thời gian mười năm, số tiền bồi thường 1,600 USD chỉ là thu nhập trong hai năm. Ngoài ra, nếu được bồi thường trung bình  7,600 USD, sẽ bằng 8,5 năm của thu nhập dựa trên số liệu năm 2005. Các nhà chức trách cũng cần tính đến yếu tố khả năng và thời gian của ngư dân với đào tạo nghề không đủ để tìm việc khác ngoài việc thuyết phục những người biểu tình rằng họ đã chia số tiền một cách công bằng.

Cho đến nay, đó không phải là khó khăn duy nhất khi hiện hữu mối đe dọa của nhiều cuộc biểu tình đòi chính quyền Việt Nam đóng cửa nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh. Cảnh sát cũng đã được huy động để bảo vệ nhà máy cũng như các doanh nhân Đài Loan trong tỉnh. Chính phủ không chỉ cần phải tiếp tục hành động minh bạch hơn trong việc chia số tiền bồi thường mà còn phải đối phó với những người biểu tình đòi đóng cửa hoàn toàn nhà máy.

 

Chúng tôi đã thấy các hoạt động bảo vệ môi trường mạnh mẽ ở Trung Quốc, và dường như người Việt Nam lên tiếng nhiều hơn về mối quan tâm tương tự. Các lãnh đạo mới ở Việt Nam sẽ cần phải minh bạch và công bằng để tránh việc lặp lại bạo loạn như năm 2014 ở cùng nhà máy thép đó. Năm đó, nhiều cuộc bạo loạn đã diễn ra sau khi Bắc Kinh đã triển khai một giàn khoan dầu ngoài khơi Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Ít nhất bốn công nhân Trung Quốc từ công ty Metallurgical Group của đại lục đã bị giết tại nhà máy thép.

Việc công bố số người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường gây ra bởi Formosa là một bước đi đúng hướng, nhưng bây giờ các lãnh đạo mới phải làm tốt công việc bồi thường thỏa đáng cho tất cả, giải quyết các vụ kiện, và thu hút đầu tư nước ngoài trong khi đảm bảo một thảm họa môi trường tương tự không xảy ra.

Gary Sands là một nhà phân tích cao cấp tại Wikistrat, một tư vấn cộng đồng và là giám đốc tại Highway West Capital Advisors tư vấn về công ty liên doanh, tài chính dự án và rủi ro chính trị. Ông đã có nhiều bài tổng hợp cho South China Morning Post, U.S. News và World Report, Newsweek, Washington Times, The Diplomat, International Policy Digest, Eurasia Review, Indo-Pacific Review và China Digital Times.

 

Nguồn: Vietnam’s Growing Environmental Activism