Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10.
RFA | 02.11.2016
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Vì sao họ phải từ Sài Gòn ra Hà Nội biểu tình và kết quả của cuộc biểu tình ôn hòa này như thế nào?
Cưỡng chế không đúng pháp luật
Giống như bao đối tượng thuộc các dự án quy hoạch đô thị không được đền bù thỏa đáng khắp mọi tỉnh, thành ở Việt Nam, hàng ngàn hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm buộc phải nhận số tiền đền bù ít ỏi chỉ bằng 5% giá trị bất động sản thực tế theo Nghị định 22/1993-Luật Đất đai để di dời.
Trong khi đó, 63 hộ dân tại 5 khu phố, trong phạm vi các phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh lại vẫn bị cưỡng chế dù nằm ngoài khu vực quy hoạch. Chị Phạm Thị Vinh, một cư dân ở đây, nói với Đài Á Châu Tự Do đã nhận được thông báo cưỡng chế đến lần thứ 5:
Chính quyền Quận 2 không có phương án bồi thường cho dân, chỉ thông báo cưỡng chế, vì nằm ngoài ranh nên không có ngân sách bồi thường. Tôi phải đi đòi công lý, qua thành phố khiếu nại suốt năm dài, không làm ăn được gì. Cuối cùng họ cho xây dựng công trình.
-Dân oan Thủ Thiêm
“Nhà tôi ở Khu phố 1, phường Bình An, không nằm trong ranh quy hoạch. Nhưng chính quyền Quận 2 không có phương án bồi thường cho dân, chỉ thông báo cưỡng chế, vì nằm ngoài ranh nên không có ngân sách bồi thường. Tôi phải đi đòi công lý, qua thành phố khiếu nại suốt năm dài, không làm ăn được gì. Cuối cùng họ cho xây dựng công trình.”
Kể từ khi Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 367/TTg hồi đầu tháng 6 năm 1996 cho đến nay, đời sống của nhiều người dân ở Thủ Thiêm bỗng dưng trở nên khó khăn. Suốt 2 thập niên qua, họ không thể an tâm làm ăn sinh sống, họ không thể sửa sang, xây cất nhà cửa và họ phải sống trong điều kiện vô cùng tệ hại.
“Chuyện đương nhiên là không cho xây cất, sửa chữa gì hết. Nhưng điều quan trọng do dự án cứ tiến hành xây dựng khiến cho bị ngập nước, không có điện nước nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn trở ngại. Cứ đào hố đủ thứ nên khu vực hoàn toàn bị ngập lụt thường xuyên.”
“Đường cống thoát nước bít luôn. Bây giờ bế hết hết mấy đường cống luôn. Vì thế mà nước không thoát được. Chỉ khi nào trời khô ráo thì nước tự rút vào lòng đất chứ không thoát được”.
Chia sẻ với RFA, những người dân ở Thủ Thiêm này cho biết họ đi khiếu nại khắp các cơ quan công quyền trong 20 năm qua, nào là cấp phường, Quận 2, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng những tờ đơn của họ không bao giờ được giải quyết.
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Citizen photo
Vào ngày mùng 10 tháng 6 năm 2016, Báo VNEpress Online đăng tải thông tin Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Thanh Phong có cuộc đối thoại với 63 hộ dân về các phản ảnh bất cập trong thu hồi và giải phóng mặt bằng, không đúng quy định pháp luật của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại buổi đối thoại, Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Trung Kiên lập luận bản đồ quy hoạch mà người dân trưng dẫn không đúng theo diện tích của dự án hiện tại. Và kết thúc buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng có sự khác biệt giữa các hộ dân với cơ quan chức năng liên quan đến tài liệu và chứng cứ của dự án; đồng thời yêu cầu Ủy ban Nhân dân Quận 2 nhanh chóng giải quyết khiếu nại của các hộ dân Thủ Thiêm.
Tố cáo sai phạm, tham nhũng
Tuy nhiên, cuộc sống bất ổn định của họ vẫn cứ trôi qua trong tuyệt vọng khi tiến độ xây dựng dự án ngày càng gia tăng cũng như lệnh cưỡng chế ngày càng dồn dập. Và các hộ dân đi đến quyết định làm đơn tố cáo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm, tham nhũng trong Dự án Khu đô thị mới Thủ thiêm hồi giữa tháng 9 năm 2016, dựa theo căn cứ các văn bản ban hành liên quan từ năm 1996 cho đến năm 2002, bao gồm: Quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 18-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Quyết định số 13585/KTS-QH của Kiến Trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Quyết định số 65/2002/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì chờ đợi từ phía chính quyền thành phố trong mỏi mòn, hơn 60 hộ dân Thủ Thiêm ra Hà Nội những ngày cuối tháng 10 để khiếu kiện. Ông Cao Thăng Ca cho Ban Việt ngữ Đài RFA biết thông tin chi tiết diễn ra trong chuyến đi này:
“Sau khi dân oan Thủ Thiêm ra Văn phòng Tiếp công dân thì như thường lệ, người ta chuyên phủ đầu dân, người ta hù dọa thế này thế kia để dân nản lòng mà đi về.”
Người dân chúng tôi kiên trì quyết chiến tới cùng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho đến khi nào phải đòi, tìm được công lý thì mới thôi.
-Dân oan Thủ Thiêm
Quyết đòi công lý đến cùng
Do sự bức xúc dâng đến đỉnh điểm nên nhóm dân oan Thủ Thiêm vào hôm 28 tháng 10 giăng biểu ngữ biểu tình trước các văn phòng Chính phủ, Quốc hội và Thủ tướng. Những dân oan Thủ Thiêm tham gia biểu tình ngày hôm đó kể lại họ được đưa lên xe và chở về Văn phòng Tiếp Công dân ở Số1-Ngô Thì Nhậm. Tại đây, Trong buổi làm việc với sự hiện diện của Ban Tiếp công dân Trung ương và Văn phòng Chính phủ cùng Tổ công tác Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản với 5 đại diện của 63 hộ dân Thủ Thiêm:
“Các hộ dân nhất định không chịu đối thoại. Lúc đó, Chính phủ lập biên bản để giao cho Chính phủ giải quyết. Hồ sơ này đã có biên bản và có thông báo rồi. Theo đó, việc khiếu nại của dân Thủ Thiêm sẽ được Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành để lập đoàn kiểm tra liên ngành cho việc kiểm tra đơn tố cáo của người dân.”
Thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận được đoàn người của hơn 60 hộ dân Thủ Thiêm đã trở về nhà với hy vọng những nỗi oan ức của họ được giải quyết nhanh chóng để họ có thể an cư lạc nghiệp cùng lời khẳng định “Người dân bây giờ, còn một số chúng tôi kiên trì quyết chiến tới cùng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho đến khi nào phải đòi, tìm được công lý thì mới thôi.”
November 3, 2016
Dân oan Thủ Thiêm quyết đòi công lý đến cùng
by HR Defender • [Human Rights]
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10.
RFA | 02.11.2016
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Vì sao họ phải từ Sài Gòn ra Hà Nội biểu tình và kết quả của cuộc biểu tình ôn hòa này như thế nào?
Cưỡng chế không đúng pháp luật
Giống như bao đối tượng thuộc các dự án quy hoạch đô thị không được đền bù thỏa đáng khắp mọi tỉnh, thành ở Việt Nam, hàng ngàn hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm buộc phải nhận số tiền đền bù ít ỏi chỉ bằng 5% giá trị bất động sản thực tế theo Nghị định 22/1993-Luật Đất đai để di dời.
Trong khi đó, 63 hộ dân tại 5 khu phố, trong phạm vi các phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh lại vẫn bị cưỡng chế dù nằm ngoài khu vực quy hoạch. Chị Phạm Thị Vinh, một cư dân ở đây, nói với Đài Á Châu Tự Do đã nhận được thông báo cưỡng chế đến lần thứ 5:
“Nhà tôi ở Khu phố 1, phường Bình An, không nằm trong ranh quy hoạch. Nhưng chính quyền Quận 2 không có phương án bồi thường cho dân, chỉ thông báo cưỡng chế, vì nằm ngoài ranh nên không có ngân sách bồi thường. Tôi phải đi đòi công lý, qua thành phố khiếu nại suốt năm dài, không làm ăn được gì. Cuối cùng họ cho xây dựng công trình.”
Kể từ khi Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 367/TTg hồi đầu tháng 6 năm 1996 cho đến nay, đời sống của nhiều người dân ở Thủ Thiêm bỗng dưng trở nên khó khăn. Suốt 2 thập niên qua, họ không thể an tâm làm ăn sinh sống, họ không thể sửa sang, xây cất nhà cửa và họ phải sống trong điều kiện vô cùng tệ hại.
“Chuyện đương nhiên là không cho xây cất, sửa chữa gì hết. Nhưng điều quan trọng do dự án cứ tiến hành xây dựng khiến cho bị ngập nước, không có điện nước nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn trở ngại. Cứ đào hố đủ thứ nên khu vực hoàn toàn bị ngập lụt thường xuyên.”
“Đường cống thoát nước bít luôn. Bây giờ bế hết hết mấy đường cống luôn. Vì thế mà nước không thoát được. Chỉ khi nào trời khô ráo thì nước tự rút vào lòng đất chứ không thoát được”.
Chia sẻ với RFA, những người dân ở Thủ Thiêm này cho biết họ đi khiếu nại khắp các cơ quan công quyền trong 20 năm qua, nào là cấp phường, Quận 2, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng những tờ đơn của họ không bao giờ được giải quyết.
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Citizen photo
Vào ngày mùng 10 tháng 6 năm 2016, Báo VNEpress Online đăng tải thông tin Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Thanh Phong có cuộc đối thoại với 63 hộ dân về các phản ảnh bất cập trong thu hồi và giải phóng mặt bằng, không đúng quy định pháp luật của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại buổi đối thoại, Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Trung Kiên lập luận bản đồ quy hoạch mà người dân trưng dẫn không đúng theo diện tích của dự án hiện tại. Và kết thúc buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng có sự khác biệt giữa các hộ dân với cơ quan chức năng liên quan đến tài liệu và chứng cứ của dự án; đồng thời yêu cầu Ủy ban Nhân dân Quận 2 nhanh chóng giải quyết khiếu nại của các hộ dân Thủ Thiêm.
Tố cáo sai phạm, tham nhũng
Tuy nhiên, cuộc sống bất ổn định của họ vẫn cứ trôi qua trong tuyệt vọng khi tiến độ xây dựng dự án ngày càng gia tăng cũng như lệnh cưỡng chế ngày càng dồn dập. Và các hộ dân đi đến quyết định làm đơn tố cáo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm, tham nhũng trong Dự án Khu đô thị mới Thủ thiêm hồi giữa tháng 9 năm 2016, dựa theo căn cứ các văn bản ban hành liên quan từ năm 1996 cho đến năm 2002, bao gồm: Quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 18-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Quyết định số 13585/KTS-QH của Kiến Trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Quyết định số 65/2002/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì chờ đợi từ phía chính quyền thành phố trong mỏi mòn, hơn 60 hộ dân Thủ Thiêm ra Hà Nội những ngày cuối tháng 10 để khiếu kiện. Ông Cao Thăng Ca cho Ban Việt ngữ Đài RFA biết thông tin chi tiết diễn ra trong chuyến đi này:
“Sau khi dân oan Thủ Thiêm ra Văn phòng Tiếp công dân thì như thường lệ, người ta chuyên phủ đầu dân, người ta hù dọa thế này thế kia để dân nản lòng mà đi về.”
Quyết đòi công lý đến cùng
Do sự bức xúc dâng đến đỉnh điểm nên nhóm dân oan Thủ Thiêm vào hôm 28 tháng 10 giăng biểu ngữ biểu tình trước các văn phòng Chính phủ, Quốc hội và Thủ tướng. Những dân oan Thủ Thiêm tham gia biểu tình ngày hôm đó kể lại họ được đưa lên xe và chở về Văn phòng Tiếp Công dân ở Số1-Ngô Thì Nhậm. Tại đây, Trong buổi làm việc với sự hiện diện của Ban Tiếp công dân Trung ương và Văn phòng Chính phủ cùng Tổ công tác Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản với 5 đại diện của 63 hộ dân Thủ Thiêm:
“Các hộ dân nhất định không chịu đối thoại. Lúc đó, Chính phủ lập biên bản để giao cho Chính phủ giải quyết. Hồ sơ này đã có biên bản và có thông báo rồi. Theo đó, việc khiếu nại của dân Thủ Thiêm sẽ được Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành để lập đoàn kiểm tra liên ngành cho việc kiểm tra đơn tố cáo của người dân.”
Thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận được đoàn người của hơn 60 hộ dân Thủ Thiêm đã trở về nhà với hy vọng những nỗi oan ức của họ được giải quyết nhanh chóng để họ có thể an cư lạc nghiệp cùng lời khẳng định “Người dân bây giờ, còn một số chúng tôi kiên trì quyết chiến tới cùng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho đến khi nào phải đòi, tìm được công lý thì mới thôi.”