Tem bưu chính phát hành tại Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
RFA | 03.11.2016
Câu Lạc Bộ Vietstamps hôm qua có công văn gởi đến Bộ Thông Tin Truyền Thông, Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam, Hội Tem Việt Nam, kiến nghị về việc tem bưu chính phát hành tại Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Đó là bộ tem bưu chính mà Trung Quốc phát hành hôm 28 tháng Mười vừa qua với 5 mẫu có tên Trung Quốc Hải Đăng tức đèn biển Trung Quốc.
Hình ảnh in trên các con tem là 5 ngọn hải đăng mà Trung Quốc cho xây dựng trái phép trên 5 bãi đá nằm trong vùng đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến 1995.
Điển hình cụ thể là mẫu tem mang số 5-1 có in hình ngọn hải đăng trên đảo Đá Châu Viên, tức Cuateron Reef theo tên quốc tế, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988 rồi đặt tên là Hoa Dương Tiêu.
Một mẫu tem khác là 5-2 thì in hình ngọn hải đăng trên đảo Gạc Ma tức Johnson South Reef, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép từ năm 1988 rồi đặt tên là Xích Qua Tiêu.
November 3, 2016
Vietstamps kiến nghị việc tem Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
by HR Defender • [Human Rights]
Tem bưu chính phát hành tại Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
RFA | 03.11.2016
Câu Lạc Bộ Vietstamps hôm qua có công văn gởi đến Bộ Thông Tin Truyền Thông, Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam, Hội Tem Việt Nam, kiến nghị về việc tem bưu chính phát hành tại Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Đó là bộ tem bưu chính mà Trung Quốc phát hành hôm 28 tháng Mười vừa qua với 5 mẫu có tên Trung Quốc Hải Đăng tức đèn biển Trung Quốc.
Hình ảnh in trên các con tem là 5 ngọn hải đăng mà Trung Quốc cho xây dựng trái phép trên 5 bãi đá nằm trong vùng đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến 1995.
Điển hình cụ thể là mẫu tem mang số 5-1 có in hình ngọn hải đăng trên đảo Đá Châu Viên, tức Cuateron Reef theo tên quốc tế, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988 rồi đặt tên là Hoa Dương Tiêu.
Một mẫu tem khác là 5-2 thì in hình ngọn hải đăng trên đảo Gạc Ma tức Johnson South Reef, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép từ năm 1988 rồi đặt tên là Xích Qua Tiêu.