Phát biểu tại hội nghị phổ biến Luật Báo chí năm 2016 hôm 7/11, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo nói Luật mới khẳng định quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và đây là một hành lang pháp lý quan trọng với nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí.
Luật Báo chí 2016 gồm 6 chương với 61 điều được xây dựng dựa trên Luật Báo chí năm 1999 với các điều sửa đổi, bổ sung. Ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam, cho VOA biết:
“Luật mới này thì cũng không phải là mới, mà là trên cơ sở phát triển, kế thừa, bổ sung của Luật Báo chí đã có từ trước, năm 1999. Trong đó làm mới tới 32 điều. Có những chi tiết mới, nhưng nhìn chung lần nay sâu hơn, rộng hơn, và có nhiều cái hàm chứa những sự phát triển mới của đất nước, những đòi hỏi mới của báo chí trong điều kiện bùng nổ thông tin”.
Điểm đầu tiên trong 9 điểm trọng tâm của Luật Báo chí 2016 được nêu lên là quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó quy định công dân có các quyền sáng tạo sản phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, tiếp cận thông tin báo chí…
Tiến sĩ-Nhà báo Phạm Chí Dũng, đại diện Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho rằng các quyền này cho tới nay vẫn bị hạn chế trong một số trường hợp. Ông nói:
“Chúng ta thấy là chưa ra Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung mà đã có hàng loạt báo chí bị xử phạt, trong đó có một số trường hợp liên quan đến quan điểm chính trị. Ngay cả việc phản biện đối với nhà báo bị đánh, phản biện về Formosa, phản biện về thủy điện Hố Hô gần đây thì đều bị bóp nghẹt”.
November 8, 2016
Thứ trưởng TT&TT: Luật Báo chí mới khẳng định tự do ngôn luận
by HR Defender • [Human Rights]
VOA | 07.11.2016
Phát biểu tại hội nghị phổ biến Luật Báo chí năm 2016 hôm 7/11, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo nói Luật mới khẳng định quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và đây là một hành lang pháp lý quan trọng với nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí.
Luật Báo chí 2016 gồm 6 chương với 61 điều được xây dựng dựa trên Luật Báo chí năm 1999 với các điều sửa đổi, bổ sung. Ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam, cho VOA biết:
“Luật mới này thì cũng không phải là mới, mà là trên cơ sở phát triển, kế thừa, bổ sung của Luật Báo chí đã có từ trước, năm 1999. Trong đó làm mới tới 32 điều. Có những chi tiết mới, nhưng nhìn chung lần nay sâu hơn, rộng hơn, và có nhiều cái hàm chứa những sự phát triển mới của đất nước, những đòi hỏi mới của báo chí trong điều kiện bùng nổ thông tin”.
Điểm đầu tiên trong 9 điểm trọng tâm của Luật Báo chí 2016 được nêu lên là quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó quy định công dân có các quyền sáng tạo sản phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, tiếp cận thông tin báo chí…
Tiến sĩ-Nhà báo Phạm Chí Dũng, đại diện Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho rằng các quyền này cho tới nay vẫn bị hạn chế trong một số trường hợp. Ông nói:
“Chúng ta thấy là chưa ra Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung mà đã có hàng loạt báo chí bị xử phạt, trong đó có một số trường hợp liên quan đến quan điểm chính trị. Ngay cả việc phản biện đối với nhà báo bị đánh, phản biện về Formosa, phản biện về thủy điện Hố Hô gần đây thì đều bị bóp nghẹt”.