Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 “gần như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư”
BBC | 11.11.2016
Chuyên gia bình luận với BBC về thông tin công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 đề xuất đổ 1,5 triệu m3 tấn chất thải tại vùng biển Tuy Phong đang gây tranh cãi.
Đầu tháng 11/2016, công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép cơ quan chức năng “nhận chìm” hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển. Lượng chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét.
Báo Việt Nam tường thuật, diện tích biển chứa lượng chất thải này khoảng 30ha, cách đất liền khoảng 3 hải lý và gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Hôm 11/11, trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Thủy sản nói: “Tôi phản đối, vì vụ tràn lấp bùn này sẽ ảnh hưởng nặng đến khu bảo tồn biển cạnh đó.”
Nhìn chung, các dự án có yếu tố Trung Quốc thường gây quan ngại về môi trường.Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, Đại học Strassbourg, Pháp
Hôm 11/11, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nghiên cứu về kinh tế môi trường, nói với BBC: “Việc đổ chất thải theo đề xuất của nhà máy điện Vĩnh Tân gây quan ngại cho người dân là đương nhiên.”
“Vì ở đây, khối lượng đất bùn lớn, có thể gây xáo trộn môi trường.”
“Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, mà có gian lận trong việc này, chẳng hạn như đưa chất thải độc hại từ nguồn khác trộn lẫn vào bùn nạo vét để cùng thải ra biển thì hậu quả có thể tương tự như vụ Formosa.”
‘Yếu tố Trung Quốc’
Chuyên gia cho biết thêm: “Vì cơ chế quản lý kiểm tra môi trường của Việt Nam không khắt khe lắm nên người dân có quyền nghi ngờ những việc như vậy, điển hình là vụ Formosa.”
Ông Phú đề xuất: “Việt Nam cần đưa ra yêu cầu nghiêm túc về các nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kinh tế trước khi triển khai.”
“Trong đó cần tính đến chi phí phải bỏ ra để giải quyết hệ lụy mà hành vi của một doanh nghiệp có thể gây tác động tiêu cực lên cộng đồng xung quanh. Và nhất là ai là người phải trả chi phí đó.”
Việt Nam dừng điện hạt nhân Ninh Thuận
Mỹ điều tra thép TQ ‘đội lốt Việt Nam’
“Người dân cũng có quyền nghi ngờ đề xuất đổ chất thải này của nhà máy điện vì đã xảy ra tình trạng bụi than gây ô nhiễm khu dân cư lân cận.”
“Nhìn chung, các dự án có yếu tố Trung Quốc thường gây quan ngại về môi trường.”
Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tường thuật hôm 8/11: “Dù không bình luận cụ thể về công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin đổ 1,5 triệu tấn chất thải ra biển nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định quan điểm của ông là không thể đổ chất thải xuống biển.
Tháng 7/2015, báo Việt Nam tường thuật, dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 “gần như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư.”
Theo thông cáo của chủ đầu tư, công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc là chủ đầu tư chính với 55% vốn góp; công ty Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 45% vốn, Tổng công ty điện lực Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chỉ góp 5% vốn.
November 12, 2016
Đề xuất đổ chất thải xuống biển Bình Thuận
by HR Defender • [Human Rights]
Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 “gần như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư”
BBC | 11.11.2016
Chuyên gia bình luận với BBC về thông tin công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 đề xuất đổ 1,5 triệu m3 tấn chất thải tại vùng biển Tuy Phong đang gây tranh cãi.
Đầu tháng 11/2016, công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép cơ quan chức năng “nhận chìm” hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển. Lượng chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét.
Báo Việt Nam tường thuật, diện tích biển chứa lượng chất thải này khoảng 30ha, cách đất liền khoảng 3 hải lý và gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Hôm 11/11, trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Thủy sản nói: “Tôi phản đối, vì vụ tràn lấp bùn này sẽ ảnh hưởng nặng đến khu bảo tồn biển cạnh đó.”
Nhìn chung, các dự án có yếu tố Trung Quốc thường gây quan ngại về môi trường.Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, Đại học Strassbourg, Pháp
Hôm 11/11, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nghiên cứu về kinh tế môi trường, nói với BBC: “Việc đổ chất thải theo đề xuất của nhà máy điện Vĩnh Tân gây quan ngại cho người dân là đương nhiên.”
“Vì ở đây, khối lượng đất bùn lớn, có thể gây xáo trộn môi trường.”
“Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, mà có gian lận trong việc này, chẳng hạn như đưa chất thải độc hại từ nguồn khác trộn lẫn vào bùn nạo vét để cùng thải ra biển thì hậu quả có thể tương tự như vụ Formosa.”
‘Yếu tố Trung Quốc’
Chuyên gia cho biết thêm: “Vì cơ chế quản lý kiểm tra môi trường của Việt Nam không khắt khe lắm nên người dân có quyền nghi ngờ những việc như vậy, điển hình là vụ Formosa.”
Ông Phú đề xuất: “Việt Nam cần đưa ra yêu cầu nghiêm túc về các nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kinh tế trước khi triển khai.”
“Trong đó cần tính đến chi phí phải bỏ ra để giải quyết hệ lụy mà hành vi của một doanh nghiệp có thể gây tác động tiêu cực lên cộng đồng xung quanh. Và nhất là ai là người phải trả chi phí đó.”
Việt Nam dừng điện hạt nhân Ninh Thuận
Mỹ điều tra thép TQ ‘đội lốt Việt Nam’
“Người dân cũng có quyền nghi ngờ đề xuất đổ chất thải này của nhà máy điện vì đã xảy ra tình trạng bụi than gây ô nhiễm khu dân cư lân cận.”
“Nhìn chung, các dự án có yếu tố Trung Quốc thường gây quan ngại về môi trường.”
Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tường thuật hôm 8/11: “Dù không bình luận cụ thể về công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin đổ 1,5 triệu tấn chất thải ra biển nhưng Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định quan điểm của ông là không thể đổ chất thải xuống biển.
Tháng 7/2015, báo Việt Nam tường thuật, dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 “gần như do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư.”
Theo thông cáo của chủ đầu tư, công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc là chủ đầu tư chính với 55% vốn góp; công ty Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 45% vốn, Tổng công ty điện lực Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chỉ góp 5% vốn.