Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 20/11/2016
===== 14/11 =====
Ba nhà hoạt động và Mạng lưới Blogger Việt Nam được vinh danh Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2016
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2016, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ đã công bố danh sách những cá nhân và tổ chức được trao giải năm 2016, gồm có: Luật sư Võ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh về quyền đất đai là Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh.
Đây là những khôi nguyên, được tuyển chọn trong số 22 người & tổ chức được đề cử. Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Boston nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68 với sự hợp tác của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, và Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại – Cơ sở Boston.
Giải Nhân quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 2002, nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải thưởng này còn nhằm bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối với những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người của người dân Việt Nam. Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho những cá nhân và tổ chức, đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam.
Luật Sư Võ An Đôn ở tại thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Ông là môt luật sư chuyên đấu tranh, bảo vệ công lý, quyền lợi cho những người bị pháp luật trù dập. Đặc biệt, Ls Vỗ An Đôn đã bào chữa, bảo vệ công lý cho gia đình người bị hại trong vụ án Ngô Thanh Kiều bị 5 công an đánh chết. Ông cũng đã nhận bào chữa miễn phí cho nhiều bà con dân oan trong cả nước mà không nhận bất kỳ một khoản thù lao nào.
Mạng Lưới blogger Việt Nam được thành lập vào ngày 10/12/2013, gồm đông đảo các bloggers liên kết với nhau, qua một “mạng lưới”mở rộng, đã đóng góp rất nhiều cho cuộc tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, từ suốt gần 4 năm qua.
Bà Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu là những dân oan bị nhà cầm quyền CSVN cướp đất canh tác một cách bất công, tàn nhẫn. Hai người đã tranh đấu nhiều năm bằng con đường bất bạo động để đòi lại công lý cho bản thân và cho những người dân oan khác.
Vào tháng 12/ 2013, bà Trần Ngọc Anh đã lập nên Phong trào Liên đới Dân oan, để liên kết dân oan cả nước lại với nhau, hỗ trợ về pháp lý, cách thức hành động đấu tranh.
Hai bà cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, bỏ tù và kết án vì những hoạt động đấu tranh cho quyền con người. Riêng bà Cấn Thị Thêu thì ngồi tù cộng sản đến hai lần, và hiện nay vẫn còn đang bị giam giữ tại Hỏa Lò.
===== 15/11 =====
Một nhà hoạt động ở Cam Ranh bị công an tra tấn vì ký tên đòi trả tự do cho Mẹ Nấm
Hôm 15/11, Vũ Đạt Phong, một nhà hoạt động ở thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa đã bị công an địa phương bắt cóc, tra tấn chỉ vì người này đã tham gia ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.
Anh Phong kể bị mật vụ, an ninh bắt vào 15 h chiều và bị đưa về đồn công an thành phố Cam Ranh. Tại đây, anh bị tra khảo về việc ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.
Anh kể nhiều tên công an và mật vụ núm tóc đập đầu anh xuống bàn và yêu cầu ạm phải ký nhận chính anh là người đã xúi giục những người khác ký tên đòi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm. Theo anh Phong kể, an ninh Cam Ranh coi đầu anh “như trái banh” và đánh đập không thương tiếc.
Dù bị tra tấn trong hơn 8h, Phong vẫn không ký nhận và công an buộc phải trả tự do cho anh lúc nửa đêm.
===== 16/11 =====
Công an Hà Nội tra tấn bị can trong trại giam
Nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu tố cáo từ trong trại giam rằng công an thành phố Hà Nội tra tấn bị can nhằm lấy lời khai.
Trong buổi gặp mặt với luật sư Hà Huy Sơn nhằm chuẩn bị cho phiên phúc thẩm vào ngày 30/11, cô Thêu, người đã bị Tòa án Nhân dân quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam vì cáo buộc gây rối trật tự công cộng, nói rằng nhiều người bị giam cùng phòng đã và đang bị các sỹ quan điều tra tra tấn rất dã man trong những buổi đi cung.
Nhiều người đã bị thương tích nghiêm trọng sau những buổi đi cung đó, cô Thêu cho luật sự biết.
Sauk hi tin này được loan tải trên mạng xã hội, Ban giám thị Trại giam số 1 của thành phố Hà Nội đã trả thù cô Thêu bằng cách không cho cô nhận một số thuốc men để điều trị bệnh của minh.
——————–
Cảnh sát truy đuổi gây chết người, hàng ngàn người dân chặn xe phản đối
Một vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra tại khu vực chợ Kẻ Sặt (Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai) liên quan đến cảnh sát cơ động.
Theo người dân cho biết, vào khoảng 20h30 ngày 16/11, hai cảnh sát 113 truy đuổi theo 2 thanh niên không đội nón bảo hiểm. Khi đến đoạn đường gần giao với Quốc lộ 1A, chiếc xe của cảnh sát đã đuổi kịp, người ngồi sau liền đạp vào xe của 2 thanh niên khiến cho họ đâm ào vào dải phân cách. Được biết, 1 trong số 2 thanh niên đã tử vong sau cú đạp của cảnh sát 113.
Nạn nhân tử vong được xác định là anh Vũ Đức Tiến (18 tuổi, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Anh tử vong khi đi cấp cứu, còn người bạn chở anh bị thương nhẹ.
Sau khi gây ra tai nạn, hai cảnh sát định thoát thân để chối bỏ trách nhiệm nhưng hàng nghìn người dân dịa phương đã kéo đến và bao vây khu vực. Một số người phấn khích đã đập nát chiếc xe đặc chủng mà hai cảnh sát đã sử dụng.
Chính quyền địa phương đã phải huy động một lực lượng hùng hậu để giải cứu hai cảnh sát và vãn hồi trật tự.
Nhiều nhân chứng khai với cảnh sát rành họ thấy rõ viên cảnh sát ngồi sau đạp vào xe máy, cú đạp khiến cho xe máy của 2 thanh niên lao vào dải phân cách và hậu quả là Vũ Đức Tiến chết ngay sau đó.
===== 17/11 =====
Đa số đại biểu quốc hội không đồng ý thông qua Luật về Hội, Bộ luật Hình sự sửa đổi
Hơn 90% trong tổng số 460 đại biểu quốc hội tham dự phiên họp hôm 17/11 không đồng ý thông qua dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và dự án Luật về Hội trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14.
Tại báo cáo về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ nội dung của cả dự án luật đang còn ý kiến khác nhau.
Với dự án Luật về Hội, đa số ý kiến đại biểu cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa thật phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua. Thậm chí, có quy định còn hạn chế hơn so với pháp luật hiện hành, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, nặng về yêu cầu quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đề nghị Quốc hội cho cơ quan soạn thảo có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động và lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh để hoàn thiện dự thảo luật nhằm tạo sự đồng thuận cao của Quốc hội.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội đã cho rằng đạo luật này rất quan trọng, là công cụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Để đảm bảo chất lượng, tránh các sai sót, cần phải có thời gian để chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thận trọng, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học trước khi thông qua.
Với phạm vi sửa đổi, có một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát để sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và sự ổn định lâu dài của Bộ luật.
Tuy vậy, đa số đại biểu tán thành với phương án đề nghị của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp là không sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự mà chỉ tập trung sửa đổi các lỗi kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và việc áp dụng thống nhất pháp luật; sửa đổi các điều có nội dung không hợp lý, không sửa thì không thì hành được luật.
Ngoài ra các đại biểu cũng nhất trí bổ sung một số hành vi phạm tội mới để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm.
Hơn 90% đại biểu đồng ý chưa thông qua Luật Về hội
———————
Hai nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ bị buộc tội ‘lật đổ chính quyền’
Ngày 17/11, Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tạm giam ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ để điều tra cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Gia đình của hai nhà hoạt động, những người bị bắt hôm 06/11 đã nhận được thông báo của chính quyền thành phố.
Theo thông báo, hai nhà hoạt động dân chủ đã có hành vi “tham gia tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam”. Họ đang bị tạm giam tại số 4 Phan Đăng Lưu thuộc phường 14, quận Bình Thạnh.
Quyết định tạm giam mang chữ ký của ông Lê Hồng Hà, phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra, không nói rõ hai nhà hoạt động sẽ bị tạm giam trong bao lâu.
Vào ngày 06/111, nhà cầm quyền ở Sài Gòn đã bắt giữ ông Lưu Văn Vịnh, người sáng lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết và từng là chủ tịch của tổ chức này. Cùng bị bắt giữ với ông Vịnh có nhiều người hoạt động như ông Mặc Văn Phi (Facebook: Đỗ Phi Trường). Tuấn Đoàn, Chân Lý Thái Sơn, Nguyễn Văn Đức Độ và Phạm Trung.
Hiện tại, ngoại trừ hai nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, những người vừa kể đã được trả tự do.
===== 18/11 =====
Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Tôn giáo
Quốc hội Việt Nam hôm 18/11 đã thông qua Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, một dự thảo đã gặp nhiều chỉ trích từ các tổ chức tôn giáo độc lập và nhân quyền.
Dự luật này từng bị Hội đồng Liên tôn Việt Nam chỉ trích mạnh mẽ, vì bản chất chỉ là công cụ để nhà cầm quyền cộng sản đàn áp quyền tự do tôn giáo của người dân, và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tôn giáo không chấp nhận lệ thuộc vào sự chi phối của đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ của nó.
——————–
LHQ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện nữ ký giả nhiếp ảnh và cũng là nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, hiện đang phải thụ án tù tại trại số 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Cô Mẫn là một trong 14 blogger và nhà hoạt động chính trị và xã hội bị kết tội “lật đổ chính quyền” năm 2013. Họ bị tuyên những bản án từ 3 đến 13 năm tù trong một vụ xử mà các tổ chức nhân quyền cho là trường hợp vi phạm nhân quyền lớn nhất từng xảy ra tại Việt Nam trong nhiều năm.
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc, cô bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia, vì đã chụp ảnh những cuộc biểu tình và những biểu ngữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Nhóm nhận định rằng, không có thông tin nào cho thấy cô Minh Mẫn tham gia hoạt động bạo lực, hoặc việc làm của cô trực tiếp gây ra bạo lực. Do đó, việc bắt và giam cô không phải là vì bất cứ một mối đe dọa nào cho an ninh quốc gia.
Cơ quan của LHQ cho rằng mục đích mà nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ cô Minh Mẫn chính là để hạn chế việc phổ biến tài liệu chỉ trích nhà cầm quyền, và kêu gọi sự chú ý đối với những vấn đề thời sự đáng quan tâm.
Trong nhóm 13 người bị kết án trong cùng một phiên tòa với cô Mẫn chỉ còn hai nhà hoạt động khác đang bị giam giữ là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hoà.
U.N. Working Group Seeks Release of Vietnamese Photographer Jailed in 2013
November 21, 2016
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền- Tuần 47: Ba nhà hoạt động và Mạng lưới Blogger Việt Nam được trao giải Nhân quyền Việt Nam năm 2016
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 20/11/2016
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ đã công bố danh sách những cá nhân và tổ chức được trao giải năm 2016, gồm có: Luật sư Võ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh về quyền đất đai là Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh.
Đây là những khôi nguyên, được tuyển chọn trong số 22 người & tổ chức được đề cử vì những đóng góp của họ cho phong trào dân chủ ở Việt Nam.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Boston nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68.
Hai nhà hoạt động ôn hòa Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh chính thức cáo buộc lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Với cáo buộc này, hai anh sẽ tiếp tục bị giam giữ để điều tra và có thể phải đối mặt với những mức án nặng nề theo luật hiện hành.
Vũ Đạt Phong, một nhà hoạt động tại Cam Ranh (Khánh Hòa) đã bị công an địa phương bắt và tra tấn dã man trong 8g chỉ vì anh đã ký thư ngỏ đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đã bị bắt vào ngày 10/10.
Nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu, người đang thụ án tù 20 tháng tại Trại giam số 1 của thành phố Hà Nội cho biết nhiều bị can đang bị giam giữ trong cơ sở này bị tra tấn bởi sỹ quan điều tra. Để trả thù, Ban giám thị trại giam đã không cho gia đình của cô Thêu được gửi một số thuốc men cho cô.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự luật Tôn giáo, một dự luật đã bị phản đối bởi nhiều tổ chức tôn giáo và nhân quyền. Tuy nhiên, đa số đại biểu quốc hội không đồng ý với hai dự thảo, Dự thảo về Hội và Dự thảo luật sửa đổi và bổ sung Bộ luật Hình sự, yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn thiện để trình lên quốc hội vào năm sau.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 14/11 =====
Ba nhà hoạt động và Mạng lưới Blogger Việt Nam được vinh danh Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2016
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2016, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ đã công bố danh sách những cá nhân và tổ chức được trao giải năm 2016, gồm có: Luật sư Võ An Đôn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, và hai nhà đấu tranh về quyền đất đai là Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh.
Đây là những khôi nguyên, được tuyển chọn trong số 22 người & tổ chức được đề cử. Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Boston nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68 với sự hợp tác của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, và Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại – Cơ sở Boston.
Giải Nhân quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 2002, nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải thưởng này còn nhằm bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối với những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người của người dân Việt Nam. Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho những cá nhân và tổ chức, đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam.
Luật Sư Võ An Đôn ở tại thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Ông là môt luật sư chuyên đấu tranh, bảo vệ công lý, quyền lợi cho những người bị pháp luật trù dập. Đặc biệt, Ls Vỗ An Đôn đã bào chữa, bảo vệ công lý cho gia đình người bị hại trong vụ án Ngô Thanh Kiều bị 5 công an đánh chết. Ông cũng đã nhận bào chữa miễn phí cho nhiều bà con dân oan trong cả nước mà không nhận bất kỳ một khoản thù lao nào.
Mạng Lưới blogger Việt Nam được thành lập vào ngày 10/12/2013, gồm đông đảo các bloggers liên kết với nhau, qua một “mạng lưới”mở rộng, đã đóng góp rất nhiều cho cuộc tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, từ suốt gần 4 năm qua.
Bà Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu là những dân oan bị nhà cầm quyền CSVN cướp đất canh tác một cách bất công, tàn nhẫn. Hai người đã tranh đấu nhiều năm bằng con đường bất bạo động để đòi lại công lý cho bản thân và cho những người dân oan khác.
Vào tháng 12/ 2013, bà Trần Ngọc Anh đã lập nên Phong trào Liên đới Dân oan, để liên kết dân oan cả nước lại với nhau, hỗ trợ về pháp lý, cách thức hành động đấu tranh.
Hai bà cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, bỏ tù và kết án vì những hoạt động đấu tranh cho quyền con người. Riêng bà Cấn Thị Thêu thì ngồi tù cộng sản đến hai lần, và hiện nay vẫn còn đang bị giam giữ tại Hỏa Lò.
===== 15/11 =====
Một nhà hoạt động ở Cam Ranh bị công an tra tấn vì ký tên đòi trả tự do cho Mẹ Nấm
Hôm 15/11, Vũ Đạt Phong, một nhà hoạt động ở thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa đã bị công an địa phương bắt cóc, tra tấn chỉ vì người này đã tham gia ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.
Anh Phong kể bị mật vụ, an ninh bắt vào 15 h chiều và bị đưa về đồn công an thành phố Cam Ranh. Tại đây, anh bị tra khảo về việc ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.
Anh kể nhiều tên công an và mật vụ núm tóc đập đầu anh xuống bàn và yêu cầu ạm phải ký nhận chính anh là người đã xúi giục những người khác ký tên đòi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm. Theo anh Phong kể, an ninh Cam Ranh coi đầu anh “như trái banh” và đánh đập không thương tiếc.
Dù bị tra tấn trong hơn 8h, Phong vẫn không ký nhận và công an buộc phải trả tự do cho anh lúc nửa đêm.
===== 16/11 =====
Công an Hà Nội tra tấn bị can trong trại giam
Nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu tố cáo từ trong trại giam rằng công an thành phố Hà Nội tra tấn bị can nhằm lấy lời khai.
Trong buổi gặp mặt với luật sư Hà Huy Sơn nhằm chuẩn bị cho phiên phúc thẩm vào ngày 30/11, cô Thêu, người đã bị Tòa án Nhân dân quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam vì cáo buộc gây rối trật tự công cộng, nói rằng nhiều người bị giam cùng phòng đã và đang bị các sỹ quan điều tra tra tấn rất dã man trong những buổi đi cung.
Nhiều người đã bị thương tích nghiêm trọng sau những buổi đi cung đó, cô Thêu cho luật sự biết.
Sauk hi tin này được loan tải trên mạng xã hội, Ban giám thị Trại giam số 1 của thành phố Hà Nội đã trả thù cô Thêu bằng cách không cho cô nhận một số thuốc men để điều trị bệnh của minh.
——————–
Cảnh sát truy đuổi gây chết người, hàng ngàn người dân chặn xe phản đối
Một vụ án mạng kinh hoàng đã xảy ra tại khu vực chợ Kẻ Sặt (Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai) liên quan đến cảnh sát cơ động.
Theo người dân cho biết, vào khoảng 20h30 ngày 16/11, hai cảnh sát 113 truy đuổi theo 2 thanh niên không đội nón bảo hiểm. Khi đến đoạn đường gần giao với Quốc lộ 1A, chiếc xe của cảnh sát đã đuổi kịp, người ngồi sau liền đạp vào xe của 2 thanh niên khiến cho họ đâm ào vào dải phân cách. Được biết, 1 trong số 2 thanh niên đã tử vong sau cú đạp của cảnh sát 113.
Nạn nhân tử vong được xác định là anh Vũ Đức Tiến (18 tuổi, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Anh tử vong khi đi cấp cứu, còn người bạn chở anh bị thương nhẹ.
Sau khi gây ra tai nạn, hai cảnh sát định thoát thân để chối bỏ trách nhiệm nhưng hàng nghìn người dân dịa phương đã kéo đến và bao vây khu vực. Một số người phấn khích đã đập nát chiếc xe đặc chủng mà hai cảnh sát đã sử dụng.
Chính quyền địa phương đã phải huy động một lực lượng hùng hậu để giải cứu hai cảnh sát và vãn hồi trật tự.
Nhiều nhân chứng khai với cảnh sát rành họ thấy rõ viên cảnh sát ngồi sau đạp vào xe máy, cú đạp khiến cho xe máy của 2 thanh niên lao vào dải phân cách và hậu quả là Vũ Đức Tiến chết ngay sau đó.
===== 17/11 =====
Đa số đại biểu quốc hội không đồng ý thông qua Luật về Hội, Bộ luật Hình sự sửa đổi
Hơn 90% trong tổng số 460 đại biểu quốc hội tham dự phiên họp hôm 17/11 không đồng ý thông qua dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và dự án Luật về Hội trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14.
Tại báo cáo về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ nội dung của cả dự án luật đang còn ý kiến khác nhau.
Với dự án Luật về Hội, đa số ý kiến đại biểu cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa thật phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua. Thậm chí, có quy định còn hạn chế hơn so với pháp luật hiện hành, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, nặng về yêu cầu quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đề nghị Quốc hội cho cơ quan soạn thảo có thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động và lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh để hoàn thiện dự thảo luật nhằm tạo sự đồng thuận cao của Quốc hội.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội đã cho rằng đạo luật này rất quan trọng, là công cụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Để đảm bảo chất lượng, tránh các sai sót, cần phải có thời gian để chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thận trọng, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học trước khi thông qua.
Với phạm vi sửa đổi, có một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát để sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và sự ổn định lâu dài của Bộ luật.
Tuy vậy, đa số đại biểu tán thành với phương án đề nghị của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp là không sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự mà chỉ tập trung sửa đổi các lỗi kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và việc áp dụng thống nhất pháp luật; sửa đổi các điều có nội dung không hợp lý, không sửa thì không thì hành được luật.
Ngoài ra các đại biểu cũng nhất trí bổ sung một số hành vi phạm tội mới để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm.
Hơn 90% đại biểu đồng ý chưa thông qua Luật Về hội
———————
Hai nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ bị buộc tội ‘lật đổ chính quyền’
Ngày 17/11, Công an thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tạm giam ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ để điều tra cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Gia đình của hai nhà hoạt động, những người bị bắt hôm 06/11 đã nhận được thông báo của chính quyền thành phố.
Theo thông báo, hai nhà hoạt động dân chủ đã có hành vi “tham gia tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam”. Họ đang bị tạm giam tại số 4 Phan Đăng Lưu thuộc phường 14, quận Bình Thạnh.
Quyết định tạm giam mang chữ ký của ông Lê Hồng Hà, phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra, không nói rõ hai nhà hoạt động sẽ bị tạm giam trong bao lâu.
Vào ngày 06/111, nhà cầm quyền ở Sài Gòn đã bắt giữ ông Lưu Văn Vịnh, người sáng lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết và từng là chủ tịch của tổ chức này. Cùng bị bắt giữ với ông Vịnh có nhiều người hoạt động như ông Mặc Văn Phi (Facebook: Đỗ Phi Trường). Tuấn Đoàn, Chân Lý Thái Sơn, Nguyễn Văn Đức Độ và Phạm Trung.
Hiện tại, ngoại trừ hai nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, những người vừa kể đã được trả tự do.
===== 18/11 =====
Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Tôn giáo
Quốc hội Việt Nam hôm 18/11 đã thông qua Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, một dự thảo đã gặp nhiều chỉ trích từ các tổ chức tôn giáo độc lập và nhân quyền.
Dự luật này từng bị Hội đồng Liên tôn Việt Nam chỉ trích mạnh mẽ, vì bản chất chỉ là công cụ để nhà cầm quyền cộng sản đàn áp quyền tự do tôn giáo của người dân, và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tôn giáo không chấp nhận lệ thuộc vào sự chi phối của đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ của nó.
——————–
LHQ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện nữ ký giả nhiếp ảnh và cũng là nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, hiện đang phải thụ án tù tại trại số 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Cô Mẫn là một trong 14 blogger và nhà hoạt động chính trị và xã hội bị kết tội “lật đổ chính quyền” năm 2013. Họ bị tuyên những bản án từ 3 đến 13 năm tù trong một vụ xử mà các tổ chức nhân quyền cho là trường hợp vi phạm nhân quyền lớn nhất từng xảy ra tại Việt Nam trong nhiều năm.
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc, cô bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia, vì đã chụp ảnh những cuộc biểu tình và những biểu ngữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Nhóm nhận định rằng, không có thông tin nào cho thấy cô Minh Mẫn tham gia hoạt động bạo lực, hoặc việc làm của cô trực tiếp gây ra bạo lực. Do đó, việc bắt và giam cô không phải là vì bất cứ một mối đe dọa nào cho an ninh quốc gia.
Cơ quan của LHQ cho rằng mục đích mà nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ cô Minh Mẫn chính là để hạn chế việc phổ biến tài liệu chỉ trích nhà cầm quyền, và kêu gọi sự chú ý đối với những vấn đề thời sự đáng quan tâm.
Trong nhóm 13 người bị kết án trong cùng một phiên tòa với cô Mẫn chỉ còn hai nhà hoạt động khác đang bị giam giữ là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hoà.
U.N. Working Group Seeks Release of Vietnamese Photographer Jailed in 2013