Chợ Vĩnh Tân tại xã cùng tên thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bi lực lượng chức năng đến cưỡng chế vào sáng 22/11 bất chấp phản đối của tiểu thương buôn bán lâu nay.
RFA | 22.11.2016
Chợ Vĩnh Tân tại xã cùng tên thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bi lực lượng chức năng đến cưỡng chế vào sáng nay bất chấp phản đối của tiểu thương buôn bán lâu nay tại ngôi chợ mà đất được nói được giao chính thức cho dân.
Một tiểu thương cho biết lại vụ việc:
“Lúc khoảng chừng 7 giờ, lực lượng cơ động xuống với ‘thường dân’ và các ban – ngành; tổng số chừng khoảng 500 người. Họ áp chế dân và bắt hết những ai ra cản. Họ bắt đưa lên xe, còn những người bị xỉu được đưa lên xã, đưa đi cấp cứu.
Bà con quá ít không thể chống cự được lực lượng của họ quá đông.
Họ san bằng hết mặt trên, mặt dưới. Trong nhà lồng còn chừng mười mấy hộ do bị làm ‘dữ’ nên họ chưa dám cưỡng chế.
Tuy nhiên họ đào lỗ, chôn cột sắt, bấm tôn quanh chợ; bít bùng, kín mít luôn!”
Được biết, đất ở Chợ Vĩnh Tân, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai do tiểu thương mua và hoán đổi. Họ yêu cầu chợ được sửa chữa và nâng cấp thay vì di dời về chợ mới, xa khu dân cư khó buôn bán. Bên cạnh đó, nếu di dời thì họ cũng không được đề bù tiền đã mua các ki-ốt kinh doanh trong chợ Vĩnh Tân.
Chị tiểu thương trình bày những bất hợp lý trong việc lấy chợ khiến dân không đồng tình:
“Yêu cầu của tiểu thương là muốn lấy đất chợ làm công ích gì phải giải quyết cho dân từ bằng cho đến hơn.
Còn địa điểm chợ mới bây giờ không thuận tiện cho buôn bán bởi vì phía trước là một (nhà máy xi măng), đằng sau là nghĩa trang. Nơi đó cũng không tập trung dân cư; nằm ở dốc ngay cầu Suối Đá, rất hẻo lánh. Trong khi đó chợ xây thấp hơn đường một mét. Nay làm đường lên và khi mưa bị ngập như hồ cá.
Về dưới đó không thể nào buôn bán được nên bà con không đồng thuận.
Nhà cầm quyền thấy dân quá ít nên áp đảo để san bằng luôn.”
Chúng tôi liên lạc với chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu và chủ tịch ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân để hỏi về vụ việc cưỡng chế chợ như người dân trình bày; thế nhưng cả hai ông chủ tịch huyện Võ Văn Phi và chủ tịch xã Nguyễn Phước Lộc đều không bắt máy.
Xin được nhắc lại vụ việc tiểu thương chợ Vĩnh Tân bắt đầu khiếu nại từ năm 2005 thế nhưng hơn chục năm qua, nguyện vọng của họ không được đáp ứng thỏa đáng.
Các tiểu thương khiếu kiện đến cấp trung ương nhưng Thanh Tra Chính Phủ giao về lại địa phương giải quyết.
November 22, 2016
Công an cưỡng chế Chợ Vĩnh Tân ở Đồng Nai
by HR Defender • [Human Rights]
Chợ Vĩnh Tân tại xã cùng tên thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bi lực lượng chức năng đến cưỡng chế vào sáng 22/11 bất chấp phản đối của tiểu thương buôn bán lâu nay.
RFA | 22.11.2016
Chợ Vĩnh Tân tại xã cùng tên thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bi lực lượng chức năng đến cưỡng chế vào sáng nay bất chấp phản đối của tiểu thương buôn bán lâu nay tại ngôi chợ mà đất được nói được giao chính thức cho dân.
Một tiểu thương cho biết lại vụ việc:
“Lúc khoảng chừng 7 giờ, lực lượng cơ động xuống với ‘thường dân’ và các ban – ngành; tổng số chừng khoảng 500 người. Họ áp chế dân và bắt hết những ai ra cản. Họ bắt đưa lên xe, còn những người bị xỉu được đưa lên xã, đưa đi cấp cứu.
Bà con quá ít không thể chống cự được lực lượng của họ quá đông.
Họ san bằng hết mặt trên, mặt dưới. Trong nhà lồng còn chừng mười mấy hộ do bị làm ‘dữ’ nên họ chưa dám cưỡng chế.
Tuy nhiên họ đào lỗ, chôn cột sắt, bấm tôn quanh chợ; bít bùng, kín mít luôn!”
Được biết, đất ở Chợ Vĩnh Tân, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai do tiểu thương mua và hoán đổi. Họ yêu cầu chợ được sửa chữa và nâng cấp thay vì di dời về chợ mới, xa khu dân cư khó buôn bán. Bên cạnh đó, nếu di dời thì họ cũng không được đề bù tiền đã mua các ki-ốt kinh doanh trong chợ Vĩnh Tân.
Chị tiểu thương trình bày những bất hợp lý trong việc lấy chợ khiến dân không đồng tình:
“Yêu cầu của tiểu thương là muốn lấy đất chợ làm công ích gì phải giải quyết cho dân từ bằng cho đến hơn.
Còn địa điểm chợ mới bây giờ không thuận tiện cho buôn bán bởi vì phía trước là một (nhà máy xi măng), đằng sau là nghĩa trang. Nơi đó cũng không tập trung dân cư; nằm ở dốc ngay cầu Suối Đá, rất hẻo lánh. Trong khi đó chợ xây thấp hơn đường một mét. Nay làm đường lên và khi mưa bị ngập như hồ cá.
Về dưới đó không thể nào buôn bán được nên bà con không đồng thuận.
Nhà cầm quyền thấy dân quá ít nên áp đảo để san bằng luôn.”
Chúng tôi liên lạc với chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu và chủ tịch ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân để hỏi về vụ việc cưỡng chế chợ như người dân trình bày; thế nhưng cả hai ông chủ tịch huyện Võ Văn Phi và chủ tịch xã Nguyễn Phước Lộc đều không bắt máy.
Xin được nhắc lại vụ việc tiểu thương chợ Vĩnh Tân bắt đầu khiếu nại từ năm 2005 thế nhưng hơn chục năm qua, nguyện vọng của họ không được đáp ứng thỏa đáng.
Các tiểu thương khiếu kiện đến cấp trung ương nhưng Thanh Tra Chính Phủ giao về lại địa phương giải quyết.