Lực lượng chức năng đến cưỡng chế Chợ Vĩnh Tân tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, vào sáng 22/11.
RFA | 24.11.2016
Liên tục trong một thời gian ngắn, nhiều tiếng nói bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động dân sự bị bắt giữ, kể cả những người được cho là không có tầm ảnh hưởng lớn. Lý do vì sao?
Nguyên nhân của việc đàn áp
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự sống ở Hà Nội nhận xét:
“Có xu hướng cứng rắn lên của nhà cầm quyền sau khi đại hội đảng cộng sản Việt Nam kết thúc, và giới lãnh đạo mới lên nắm quyền. Và việc ấy được thể hiện trong các cuộc đàn áp, bố ráp, cường độ tăng lên trông thấy. Nguyên nhân đằng sau nó là gì, mình khó có thể biết một cách chính xác, nhưng mà có thể suy đoán được, họ trong một thế rất là lo, sợ đủ mọi thứ. Trong lúc sợ như thế thì cách tốt nhất là nhốt mọi người lại. Và họ nghĩ rằng đấy là một cách hiệu quả.”
Ông Nguyễn Quang A cũng nói rằng trong các kết luận của đại hội toàn quốc của đảng cộng sản, cũng như hội nghị trung ương lần thứ tư của đảng, chuyện chống tự diễn biến đều được nêu lên. Tự diễn biến là từ được đảng cộng sản dùng để ám chỉ sự thay đổi ý thức hệ của xã hôi, của những đảng viên cộng sản.
Chúng ta cũng phải biết trong giai đoạn cuối này thì sự sát phạt trong nội bộ rất là lớn, hơn trước rất nhiều, mà sát phạt thì muôn hình muôn vẻ. Phong trào dân chủ tương tác với nhà cầm quyền cũng ảnh hưởng bởi những chuyện đó.
-Ông Nguyễn Vũ Bình
Một nhà hoạt động dân sự từng làm cho cơ quan tuyên truyền ý thức hệ của đảng cộng sản là ông Nguyễn Vũ Bình giải thích lý do tại sao trong thời gian qua có nhiều cuộc bắt bớ.
“Nếu mà nói có cái lý do đặc biệt nào thì mình không biết được. Nhưng có hai điểm là: càng thế cuối năm thì bắt người nhiều hơn. Thứ hai là càng cuối giao đoạn của chế độ thì nó càng hung hãn. Đó là một mô thức rất thông thường thôi. Chứ còn bảo vì một lý do đặc biệt nào thì rất là khó nói.”
Ông Huỳnh Công Thuận, người tích cực tham gia các hoạt động dân sự cũng như luật pháp tại Sài Gòn cho biết lý do cụ thể của sự đàn áp là nhà cầm quyền không muốn những thông tin bất lợi cho họ trong vụ bê bối môi trường Formosa Vũng Áng tiếp tục được phân tích và mổ xẻ.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, tại Sài Gòn lại có thêm một góc nhìn khác:
“Đối với một vài trường hợp bắt bớ của công an thì theo kinh nghiệm và trực giác của tôi, tôi thấy có mùi tranh chấp phe phái trong đó.”
Một số nhà quan sát cũng có cái nhìn này. Họ cho rằng khi các phe phái trong đảng cộng sản tranh chấp nhau, họ cũng có thể đàn áp các tiếng nói đối lập để tăng cường hình ảnh bảo vệ chế độ của mình. Về quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng sự việc cũng có thể xảy ra như vậy nhưng không chắc:
Lực lượng chức năng đến cưỡng chế Chợ Vĩnh Tân tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, vào sáng 22/11 bất chấp phản đối của tiểu thương buôn bán lâu nay. Citizen photo
“Cái đấy cũng có thể, nhưng tôi nghĩ chuyện có tính nhân quả như thế, nó dẫn đến chuyện đàn áp xã hội dân sự thì cũng không phải hoàn toàn. Chắc chắn có liên quan với nhau nhưng nếu nói cái này dẫn đến cái kia thì chưa chắc.”
Ông Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng chuyện tranh chấp nội bộ có thể có ảnh hưởng đến việc đàn áp những hoạt động dân sự và dân chủ trong nước nhưng không nhiều,
“Chúng ta cũng phải biết trong giai đoạn cuối này thì sự sát phạt trong nội bộ rất là lớn, hơn trước rất nhiều, mà sát phạt thì muôn hình muôn vẻ. Phong trào dân chủ tương tác với nhà cầm quyền cũng ảnh hưởng bởi những chuyện đó. Thứ nhất là kinh tế suy sụp rồi, thứ hai là sát phạt trở nên rất mạnh mẽ.”
Đàn áp thể hiện điều gì? Có tác động ra sao?
Ông Huỳnh Công Thuận nói rằng không nên vì những hành động đàn áp mà chùn bước không tiếp tục những hành động đấu tranh cho một xã hội dân sự có luật pháp:
Tôi nghĩ đấy là biểu hiện của một chính quyền không phải thực sự là mạnh. Nếu nó mạnh, nó tự tin, thì nó hành xử một cách đường hoàng hơn nhiều, thay cho cái việc đàn áp bắt bớ.
-TS Nguyễn Quang A
“Lo ngại của mình không thay đổi được cái gì, cá nhân mình nếu lo ngại, càng sợ, thì càng bị uy hiếp tiếp. Mình lo cũng không thay đổi được cục diện của mình, của xã hội dân sự này. Thành ra mình cứ làm mạnh hơn, ngay cả đối với luật pháp của cộng sản đưa ra mà thấy đúng thì mình cứ làm tới. Điều đó có lợi hơn, mặc dù trước mắt có thể một, hai người, một hai tổ chức, bị đánh, nhưng những tổ chức khác tiếp tục lên. Cái đó mới khó đỡ hơn cho nhà cầm quyền này, chứ còn nếu sợ mà né hết thì lọt vô cái ý muốn của người ta.”
Tuy không nói rằng sự cai trị của đảng cộng sản đang ở giai đoạn cuối như ông Nguyễn Vũ Bình, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng sự đàn áp của bộ máy cầm quyền đối với những tiếng nói đối lập là biểu hiện của sự yếu kém:
“Tôi nghĩ đấy là biểu hiện của một chính quyền không phải thực sự là mạnh. Nếu nó mạnh, nó tự tin, thì nó hành xử một cách đường hoàng hơn nhiều, thay cho cái việc đàn áp bắt bớ.”
Theo ông Nguyễn Quang A thì đáng ra sự thay đổi mà đảng cộng sản sợ hãi phải được khuyến khích, cũng như một xã hội lành mạnh thì cần có các tiếng nói đối lập. Trong khi đó thì đảng cộng sản lại dường như xem các tiếng nói đối lập đó là nguy cơ có thể dẫn đến sự lật đổi quyền thống trị của họ.
November 24, 2016
Tại sao đàn áp trở nên mạnh hơn?
by HR Defender • [Human Rights]
Lực lượng chức năng đến cưỡng chế Chợ Vĩnh Tân tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, vào sáng 22/11.
RFA | 24.11.2016
Liên tục trong một thời gian ngắn, nhiều tiếng nói bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động dân sự bị bắt giữ, kể cả những người được cho là không có tầm ảnh hưởng lớn. Lý do vì sao?
Nguyên nhân của việc đàn áp
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự sống ở Hà Nội nhận xét:
“Có xu hướng cứng rắn lên của nhà cầm quyền sau khi đại hội đảng cộng sản Việt Nam kết thúc, và giới lãnh đạo mới lên nắm quyền. Và việc ấy được thể hiện trong các cuộc đàn áp, bố ráp, cường độ tăng lên trông thấy. Nguyên nhân đằng sau nó là gì, mình khó có thể biết một cách chính xác, nhưng mà có thể suy đoán được, họ trong một thế rất là lo, sợ đủ mọi thứ. Trong lúc sợ như thế thì cách tốt nhất là nhốt mọi người lại. Và họ nghĩ rằng đấy là một cách hiệu quả.”
Ông Nguyễn Quang A cũng nói rằng trong các kết luận của đại hội toàn quốc của đảng cộng sản, cũng như hội nghị trung ương lần thứ tư của đảng, chuyện chống tự diễn biến đều được nêu lên. Tự diễn biến là từ được đảng cộng sản dùng để ám chỉ sự thay đổi ý thức hệ của xã hôi, của những đảng viên cộng sản.
Một nhà hoạt động dân sự từng làm cho cơ quan tuyên truyền ý thức hệ của đảng cộng sản là ông Nguyễn Vũ Bình giải thích lý do tại sao trong thời gian qua có nhiều cuộc bắt bớ.
“Nếu mà nói có cái lý do đặc biệt nào thì mình không biết được. Nhưng có hai điểm là: càng thế cuối năm thì bắt người nhiều hơn. Thứ hai là càng cuối giao đoạn của chế độ thì nó càng hung hãn. Đó là một mô thức rất thông thường thôi. Chứ còn bảo vì một lý do đặc biệt nào thì rất là khó nói.”
Ông Huỳnh Công Thuận, người tích cực tham gia các hoạt động dân sự cũng như luật pháp tại Sài Gòn cho biết lý do cụ thể của sự đàn áp là nhà cầm quyền không muốn những thông tin bất lợi cho họ trong vụ bê bối môi trường Formosa Vũng Áng tiếp tục được phân tích và mổ xẻ.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, tại Sài Gòn lại có thêm một góc nhìn khác:
“Đối với một vài trường hợp bắt bớ của công an thì theo kinh nghiệm và trực giác của tôi, tôi thấy có mùi tranh chấp phe phái trong đó.”
Một số nhà quan sát cũng có cái nhìn này. Họ cho rằng khi các phe phái trong đảng cộng sản tranh chấp nhau, họ cũng có thể đàn áp các tiếng nói đối lập để tăng cường hình ảnh bảo vệ chế độ của mình. Về quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng sự việc cũng có thể xảy ra như vậy nhưng không chắc:
Lực lượng chức năng đến cưỡng chế Chợ Vĩnh Tân tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, vào sáng 22/11 bất chấp phản đối của tiểu thương buôn bán lâu nay. Citizen photo
“Cái đấy cũng có thể, nhưng tôi nghĩ chuyện có tính nhân quả như thế, nó dẫn đến chuyện đàn áp xã hội dân sự thì cũng không phải hoàn toàn. Chắc chắn có liên quan với nhau nhưng nếu nói cái này dẫn đến cái kia thì chưa chắc.”
Ông Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng chuyện tranh chấp nội bộ có thể có ảnh hưởng đến việc đàn áp những hoạt động dân sự và dân chủ trong nước nhưng không nhiều,
“Chúng ta cũng phải biết trong giai đoạn cuối này thì sự sát phạt trong nội bộ rất là lớn, hơn trước rất nhiều, mà sát phạt thì muôn hình muôn vẻ. Phong trào dân chủ tương tác với nhà cầm quyền cũng ảnh hưởng bởi những chuyện đó. Thứ nhất là kinh tế suy sụp rồi, thứ hai là sát phạt trở nên rất mạnh mẽ.”
Đàn áp thể hiện điều gì? Có tác động ra sao?
Ông Huỳnh Công Thuận nói rằng không nên vì những hành động đàn áp mà chùn bước không tiếp tục những hành động đấu tranh cho một xã hội dân sự có luật pháp:
“Lo ngại của mình không thay đổi được cái gì, cá nhân mình nếu lo ngại, càng sợ, thì càng bị uy hiếp tiếp. Mình lo cũng không thay đổi được cục diện của mình, của xã hội dân sự này. Thành ra mình cứ làm mạnh hơn, ngay cả đối với luật pháp của cộng sản đưa ra mà thấy đúng thì mình cứ làm tới. Điều đó có lợi hơn, mặc dù trước mắt có thể một, hai người, một hai tổ chức, bị đánh, nhưng những tổ chức khác tiếp tục lên. Cái đó mới khó đỡ hơn cho nhà cầm quyền này, chứ còn nếu sợ mà né hết thì lọt vô cái ý muốn của người ta.”
Tuy không nói rằng sự cai trị của đảng cộng sản đang ở giai đoạn cuối như ông Nguyễn Vũ Bình, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng sự đàn áp của bộ máy cầm quyền đối với những tiếng nói đối lập là biểu hiện của sự yếu kém:
“Tôi nghĩ đấy là biểu hiện của một chính quyền không phải thực sự là mạnh. Nếu nó mạnh, nó tự tin, thì nó hành xử một cách đường hoàng hơn nhiều, thay cho cái việc đàn áp bắt bớ.”
Theo ông Nguyễn Quang A thì đáng ra sự thay đổi mà đảng cộng sản sợ hãi phải được khuyến khích, cũng như một xã hội lành mạnh thì cần có các tiếng nói đối lập. Trong khi đó thì đảng cộng sản lại dường như xem các tiếng nói đối lập đó là nguy cơ có thể dẫn đến sự lật đổi quyền thống trị của họ.