Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 27/11/2016
Chính quyền Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, bắt giữ một nhà sư được cho là có liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam, một tổ chức mới được thành lập với mục tiêu đấu tranh dân chủ đa nguyên và bảo vệ nhân quyền.
Ngày 16/11, an ninh bắt giữ nhà sư Phan Trung ở tỉnh Lâm Đồng. Trước đó 10 ngày, công an Việt Nam bắt giữ Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Cả ba người được cho là thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam dù tổ chức này chưa được công khai.
Ngày 22/11, Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã ra thông cáo chỉ trích vụ bắt giữ hai ông Vịnh và Độ cũng như blogger Hồ Văn Hải, nêu quan ngại về việc hai ông bị biệt giam và có thể bị tra tấn. Cơ quan này yêu cầu Việt Nam trả tự do cho hai ông.
Trong tuần, Ân xá Quốc tế cũng ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế gửi thư ngỏ đến Ban lãnh đạo Việt Nam để yêu cầu trả tự do cho hai ông Vịnh và Độ, yêu cầu Việt Nam đảm bảo hai ông được đối xử theo quy tắc đối xử đối với tù nhân của Liên Hợp quốc.
Freedom House đã công bố tình trạng tự do Internet toàn cầu năm 2016, theo đó, Việt Nam là một trong số những nước không có tự do Internet trên thế giới.
Christian Solidarity Worldwide cảnh báo tự do tôn giáo ở Việt Nam có thể trở nên xấu hơn sau khi Quốc hội nước này thông qua Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, một luật nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo và tín ngưỡng.
======== 21/11 =====
Việt Nam bắt giữ một nhà sư, cáo buộc liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam
Ngày 16/11, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ nhà sư Phan Trung tại nhà riêng của ông ở Lâm Đồng vì cho rằng ông có liên quan đến tổ chức mới thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam.
Khoảng 40 công an và cảnh sát đã được huy động để bao vây khu vực nhà của sư Trung ở huyện Đức Trọng trong quá trình bắt giữ ông. Vì ông sống một mình nên không có người thân nào chứng kiến vụ bắt giữ.
Năm ngày sau vụ bắt giữ, gia đình ông có đến Công an huyện Đức Trọng để hỏi tin thì được cho biết là ông bị bắt vì có liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam, một tổ chức chưa được công bố. Ông đang bị giam giữ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Sư Trung, 40 tuổi, đi tu từ 10 năm trước. Ông có tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược và cổ súy nhân quyền.
Trước đó, chính quyền Việt Nam bắt giữ và khởi tố Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, được cho là hai thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam, cáo buộc họ hoạt động nhằm lật đổ chính phủ theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Giữa tháng 7, ông Vịnh tuyên bố thành lập Liên minh Dân tộc Tự quyết nhằm đấu tranh chống độc tài cộng sản. Tuy nhiên, ông Vịnh đã rời khỏi liên minh này trước khi bị bắt, và được cho là thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam.
——————–
LHQ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích vô điều kiện nữ ký giả nhiếp ảnh và cũng là nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, hiện đang phải thụ án tù tại trại số 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Cô Mẫn là một trong 14 blogger và nhà hoạt động chính trị và xã hội bị kết tội “lật đổ chính quyền” năm 2013. Họ bị tuyên những bản án từ 3 đến 13 năm tù trong một vụ xử mà các tổ chức nhân quyền cho là trường hợp vi phạm nhân quyền lớn nhất từng xảy ra tại Việt Nam trong nhiều năm.
Theo Nhóm Công tác Bắt giữ Tùy tiện, cô Mẫn bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia, vì đã chụp ảnh những cuộc biểu tình và những biểu ngữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Cơ quan này nhận định rằng, không có thông tin nào cho thấy cô Mẫn tham gia hoạt động bạo lực, hoặc việc làm của cô trực tiếp gây ra bạo lực. Do đó, việc bắt giam là tùy tiện vì cô không là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Cơ quan này cho rằng mục đích mà nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ cô Minh Mẫn chính là để hạn chế việc phổ biến tài liệu chỉ trích nhà cầm quyền và kêu gọi sự chú ý đối với những vấn đề thời sự đáng quan tâm.
Trong nhóm 13 người bị kết án trong cùng một phiên tòa với cô Mẫn, hiện nay chỉ còn hai nhà hoạt động khác đang bị giam giữ là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hoà.
===== 22/11 =====
LHQ chỉ trích việc Việt Nam bắt giữ thêm nhiều nhà hoạt động
Hôm thứ 2, cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba người hoạt động nhân quyền, những người bị bắt giữ gần đây, và điều tra cáo buộc họ bị tra tấn trong quá trình giam giữ.
Chính quyền Việt Nam thường xuyên đàn áp giới bất đồng chính kiến bằng những vụ bắt giữ tùy tiện và án tù kéo dài. Bản tuyên bố của Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc chỉ trích những vụ bắt giữ Hồ Văn Hải gần đây, một blogger nổi tiếng, và Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, hai nhà hoạt động chính trị nhằm thúc đẩy quyền tự do hơn trong nhà nước toàn trị.
Cả ba đã bị bắt giữ hồi đầu tháng này và đã bị biệt giam từ đó.
Kêu gọi trả tự do cho họ, bản tuyên bố nói Liên Hợp quốc “quan ngại sâu sắc về những báo cáo rằng các nhà hoạt động, những người đã bị bắt theo cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia theo pháp luật Việt Nam, đã phải chịu sự tra tấn”.
Việt Nam sử dụng nhiều điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia để cầm tù giới bát đồng chính kiến, cơ quan này nói và bổ sung rằng tất cả các tờ báo và kênh truyền hình chịu sự kiểm soát của nhà nước trong khi truyền thông tư nhân bị cấm.
Nhưng các trang blog và các diễn đàn truyền thông xã hội đã trở thành một kênh cung cấp thông tin phổ biến cho người dân để phản ánh sự bất mãn với chính phủ. Lê Thị Thập, vợ của Lưu Văn Vinh, nói với AFP, cô đã không thể tiếp cận được với chồng kể từ khi cảnh sát đến nhà của họ ở phía nam thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 06/11. “Chồng tôi bị cáo buộc âm mưu lật đổ nhà nước. Nhưng chồng tôi là một người tốt. Tôi không biết những gì chồng tôi đã làm vì tôi không bao giờ đi sâu vào công việc của anh ấy”, cô nói.
Nguồn: UN decries new Vietnam activist arrests
===== 23/11 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu hai nhà hoạt động đang bị biệt giam
Ân xá Quốc tế đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, hai người bị bắt ngày 06/11 và bị cáo buộc lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Họ đang bị biệt giam trong đồn công an và có nguy cơ bị tra tấn hoặc nhiều hình thức ngược đãi khác.
Hai ông được cho là thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam đấu tranh đòi cải cách chính trị và chấm dứt sự độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai người đàn ông bị biệt giam trong điều kiện dễ bị tra tấn và nhiều hình thức ngược đãi khác, vi phạm việc cấm tra tấn được quy định trong các công ước nhân quyền quốc tế bao gồm Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam là thành viên.
Lưu Văn Vịnh đã bị công an mặc thường phục đánh vào đầu, mặt và bụng trước sự chứng kiến của vợ và các con ông. Ông bị lôi đi và đưa trở lại nhà vài giờ sau đó và bị công an tuyên bố bắt giữ. Sau khi gia đình tới cơ quan công an nhiều lần để hỏi thông tin về ông, ngày 17/11, công an thành phố đã thông báo chính thức về lý do ông bị bắt. Cùng ngày, đơn của gia đình đề nghị được có luật sư bào chữa cũng bị từ chối.
Gia đình ông Độ không biết ông bị giam giữ ở đâu cho đến ngày 11/11 và đến ngày 17/11 họ nhận được thông báo từ công an về việc bắt giữ ông.
Cả ông Vịnh và ông Độ đều đã tham gia nhiều cuộc biểu tình ôn hòa về thảm họa sinh thái gây ra bởi Formosa vào tháng tư, và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đó. Một số người khác bị bắt vào trong cùng khoảng thời gian đã được trả tự do sau 5 ngày bị giam giữ. Nhiều người trong số đó tố cáo rằng họ bị đánh đập trong thời gian bị giam giữ.
Ân xá Quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ bản địa để kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, yêu cầu chính quyền Việt Nam đảm bảo rằng hai ông được đối xử theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc đối với các tù nhân, và không bị tra tấn hoặc bị ngược đãi trong khi bị giam giữ, và đảm bảo quyền của họ được tiếp cận luật sư và gia đình cũng như đc chăm sóc y tế đầy đủ.
Thư nên được gửi cho thủ tướng, bộ trưởng công an và bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam trước ngày 03/01/2017.
Ân xá Quốc tế cũng cho biết điều kiện trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, không có đầy đủ thức ăn và thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo như yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc trong đối xử với tù nhân (Nelson Mandela Rules) và nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác. Các tù nhân lương tâm thường bị biệt giam trước khi xét xử, có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn, có hiệu lực từ tháng 2/2015, chính quyền không thực hiện đủ các bước để tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước đó. Để biết thêm thông tin, xem báo cáo đã được công bố vào tháng 7/2016: Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và Ngược đãi tù nhân lương tâm tại Việt Nam tại địa chỉ sau: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/
===== 24/11 =====
Việt Nam ‘đầu bảng về kiểm duyệt internet’ở Đông Nam Á
Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng về kiểm soát người dùng internet tại khu vực Đông Nam Á, theo tạp chí Forbes dẫn báo cáo của Freedom House.
Freedom House, một tổ chức nghiên cứu phi chính phủ, có trụ sở ở Hoa Kỳ, vừa mới công bố bản báo cáo thường niên về tự do internet (Freedom of the Net) vào tuần trước và cho thấy tình hình khá bi quan.
Nhìn chung, trong vòng sáu năm liên tiếp, tự do internet trên thế giới ngày càng tệ đi do chính phủ các nước tăng cường kiểm duyệt và kiểm soát các ứng dụng về tin nhắn. Đông Nam Á vẫn là vùng hạn chế về tự do internet, mặc dù vẫn còn những nơi tệ hơn như Arab Saudi hoặc là Bangladesh- khi viết blog về tự do tôn giáo.
Bản báo cáo thường niên dày hàng ngàn trang, công bố năm quốc gia có tình trạng tự do internet tệ nhất tại Đông Nam Á. Bản báo cáo cho năm 2016 này cũng chỉ xem xét tình trạng tự do internet của 65 quốc gia.
Trong số 5 quốc gia ở Đông Nam Á bị cho là kiểm duyệt internet, Campuchia ở vị trí thứ năm.
Việt Nam không có tự do Internet do quốc gia chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng sản- được cho là không chấp nhận sự chỉ trích. Báo cáo nói trong năm 2015, có 15 blogger đang chịu án tù và có thêm ba người khác bị kết án. Những người sử dụng internet ở Việt nam thường tự kiểm duyệt và tránh các chủ đề nhạy cảm, trong khi Facebook và một số trang đôi lúc bị chặn, tùy theo từng thời điểm.
Báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền nói có 40 blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị cảnh sát mặc thường phục đánh đập trong năm 2015
The 5 Worst Places To Be An Internet User In Southeast Asia
Freedom on the Net 2016
===== 25/11 =====
Kitô giáo đang gặp nguy hiểm ở Việt Nam trong bối cảnh hạn chế về tự do tôn giáo
Christian Today: Tự do tôn giáo ở Việt Nam đang đối diện nguy cơ nghiêm trọng sau khi quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo trong tuần trước.
Luật này được thông qua trong ngày 18/11, bất chấp những quan ngại rằng nó không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Christian Solidarity Worldwide (CSW) cảnh báo.
“Mặc dù toàn văn luật này vẫn chưa được công bố, luật này sẽ không khác biệt lắm so với các dự thảo trước đó” tổ chức thiện nguyện CSW cho biết.
“Dự thảo luật này đã được sửa đổi nhiều lần. Đôi khi có những tiến bộ được đưa vào dự thảo, có lẽ là sau khi nhận được góp ý của nhiều cộng đồng tôn giáo. Tuy nhiên, những cải thiện này, và những bảo đảm cơ bản về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, đã bị làm suy yếu bởi yêu cầu đăng ký và sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo.”
Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong nguyên tắc, nhưng, như ở Trung Quốc, chính phủ cộng sản kiểm soát chặt chẽ hoạt động tôn giáo độc lập. Theo Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), chính phủ Việt Nam đàn áp “các cá nhân và các nhóm tôn giáo như Phật giáo độc lập, Hòa Hảo, Cao Đài, và Kitô, những nhóm tôn giao bị coi như là thách thức chính quyền”.
Một số người đấu tranh cho tự do tôn giáo vẫn còn bị giam cầm trong nước và trong những năm gần đây chính quyền đã áp dụng các biện pháp mạnh để hạn chế hơn nữa tự do ngôn luận và tôn giáo, USCIRF nói. Các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, nhưng nhiều nhóm thường bị từ chối. Người Hmong theo đạo Tin Lành đã bị đàn áp khốc liệt trong vài năm qua, và Việt Nam đã bị đưa vào danh sách những quốc gia được quan tâm đặc biệt (CPC) bởi USCIRF hàng năm kể từ năm 2001.
CSW đã kêu gọi chính phủ Việt Nam không coi đăng ký là điều kiện tiên quyết cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Trước đây, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã yêu cầu tương tự.
Giám đốc điều hành của CSW Mervyn Thomas nói: “Khi nói về một luật về tôn giáo, đầu tiên chúng ta hy vọng rằng nó sẽ giải quyết các trở ngại đối với tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong các quy định hiện hành. Thật không may, trong suốt quá trình soạn thảo, các nhà làm luật tiếp tục tập trung vào việc kiểm soát và quản lý các hoạt động tôn giáo, chứ không phải là bảo vệ tự do tôn giáo.
“Những đảm bảo cơ bản cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không bị làm suy yếu bởi các yêu cầu đăng ký, và các nhóm không đăng ký hoặc không thể đăng ký không bị loại trừ khỏi việc thụ hưởng các quyền này. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo luật và trong thực hành quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Việt Nam phù hợp với Điều 18 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). ”
Trong số 93.4 triệu Việt, hơn một nửa được xác định theo Phật giáo. Số người theo Công giáo La Mã chiếm khoảng 7%, Cao Đài- giữa 2.5% và 4%, Hòa Hảo- từ 1,5% đến 3% và Tin Lành- giữa 1% và 2%.
November 28, 2016
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần 48 từ ngày 21 đến 27/11/2016: Việt Nam tiếp tục đàn áp, bắt giữ người thứ 3 liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 27/11/2016
Chính quyền Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, bắt giữ một nhà sư được cho là có liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam, một tổ chức mới được thành lập với mục tiêu đấu tranh dân chủ đa nguyên và bảo vệ nhân quyền.
Ngày 16/11, an ninh bắt giữ nhà sư Phan Trung ở tỉnh Lâm Đồng. Trước đó 10 ngày, công an Việt Nam bắt giữ Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Cả ba người được cho là thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam dù tổ chức này chưa được công khai.
Ngày 22/11, Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã ra thông cáo chỉ trích vụ bắt giữ hai ông Vịnh và Độ cũng như blogger Hồ Văn Hải, nêu quan ngại về việc hai ông bị biệt giam và có thể bị tra tấn. Cơ quan này yêu cầu Việt Nam trả tự do cho hai ông.
Trong tuần, Ân xá Quốc tế cũng ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế gửi thư ngỏ đến Ban lãnh đạo Việt Nam để yêu cầu trả tự do cho hai ông Vịnh và Độ, yêu cầu Việt Nam đảm bảo hai ông được đối xử theo quy tắc đối xử đối với tù nhân của Liên Hợp quốc.
Freedom House đã công bố tình trạng tự do Internet toàn cầu năm 2016, theo đó, Việt Nam là một trong số những nước không có tự do Internet trên thế giới.
Christian Solidarity Worldwide cảnh báo tự do tôn giáo ở Việt Nam có thể trở nên xấu hơn sau khi Quốc hội nước này thông qua Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, một luật nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo và tín ngưỡng.
======== 21/11 =====
Việt Nam bắt giữ một nhà sư, cáo buộc liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam
Ngày 16/11, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ nhà sư Phan Trung tại nhà riêng của ông ở Lâm Đồng vì cho rằng ông có liên quan đến tổ chức mới thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam.
Khoảng 40 công an và cảnh sát đã được huy động để bao vây khu vực nhà của sư Trung ở huyện Đức Trọng trong quá trình bắt giữ ông. Vì ông sống một mình nên không có người thân nào chứng kiến vụ bắt giữ.
Năm ngày sau vụ bắt giữ, gia đình ông có đến Công an huyện Đức Trọng để hỏi tin thì được cho biết là ông bị bắt vì có liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam, một tổ chức chưa được công bố. Ông đang bị giam giữ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Sư Trung, 40 tuổi, đi tu từ 10 năm trước. Ông có tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược và cổ súy nhân quyền.
Trước đó, chính quyền Việt Nam bắt giữ và khởi tố Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, được cho là hai thành viên của Liên minh Dân tộc Việt Nam, cáo buộc họ hoạt động nhằm lật đổ chính phủ theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Giữa tháng 7, ông Vịnh tuyên bố thành lập Liên minh Dân tộc Tự quyết nhằm đấu tranh chống độc tài cộng sản. Tuy nhiên, ông Vịnh đã rời khỏi liên minh này trước khi bị bắt, và được cho là thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam.
——————–
LHQ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích vô điều kiện nữ ký giả nhiếp ảnh và cũng là nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, hiện đang phải thụ án tù tại trại số 5 Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Cô Mẫn là một trong 14 blogger và nhà hoạt động chính trị và xã hội bị kết tội “lật đổ chính quyền” năm 2013. Họ bị tuyên những bản án từ 3 đến 13 năm tù trong một vụ xử mà các tổ chức nhân quyền cho là trường hợp vi phạm nhân quyền lớn nhất từng xảy ra tại Việt Nam trong nhiều năm.
Theo Nhóm Công tác Bắt giữ Tùy tiện, cô Mẫn bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia, vì đã chụp ảnh những cuộc biểu tình và những biểu ngữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Cơ quan này nhận định rằng, không có thông tin nào cho thấy cô Mẫn tham gia hoạt động bạo lực, hoặc việc làm của cô trực tiếp gây ra bạo lực. Do đó, việc bắt giam là tùy tiện vì cô không là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Cơ quan này cho rằng mục đích mà nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ cô Minh Mẫn chính là để hạn chế việc phổ biến tài liệu chỉ trích nhà cầm quyền và kêu gọi sự chú ý đối với những vấn đề thời sự đáng quan tâm.
Trong nhóm 13 người bị kết án trong cùng một phiên tòa với cô Mẫn, hiện nay chỉ còn hai nhà hoạt động khác đang bị giam giữ là Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hoà.
===== 22/11 =====
LHQ chỉ trích việc Việt Nam bắt giữ thêm nhiều nhà hoạt động
Hôm thứ 2, cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba người hoạt động nhân quyền, những người bị bắt giữ gần đây, và điều tra cáo buộc họ bị tra tấn trong quá trình giam giữ.
Chính quyền Việt Nam thường xuyên đàn áp giới bất đồng chính kiến bằng những vụ bắt giữ tùy tiện và án tù kéo dài. Bản tuyên bố của Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc chỉ trích những vụ bắt giữ Hồ Văn Hải gần đây, một blogger nổi tiếng, và Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, hai nhà hoạt động chính trị nhằm thúc đẩy quyền tự do hơn trong nhà nước toàn trị.
Cả ba đã bị bắt giữ hồi đầu tháng này và đã bị biệt giam từ đó.
Kêu gọi trả tự do cho họ, bản tuyên bố nói Liên Hợp quốc “quan ngại sâu sắc về những báo cáo rằng các nhà hoạt động, những người đã bị bắt theo cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia theo pháp luật Việt Nam, đã phải chịu sự tra tấn”.
Việt Nam sử dụng nhiều điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia để cầm tù giới bát đồng chính kiến, cơ quan này nói và bổ sung rằng tất cả các tờ báo và kênh truyền hình chịu sự kiểm soát của nhà nước trong khi truyền thông tư nhân bị cấm.
Nhưng các trang blog và các diễn đàn truyền thông xã hội đã trở thành một kênh cung cấp thông tin phổ biến cho người dân để phản ánh sự bất mãn với chính phủ. Lê Thị Thập, vợ của Lưu Văn Vinh, nói với AFP, cô đã không thể tiếp cận được với chồng kể từ khi cảnh sát đến nhà của họ ở phía nam thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 06/11. “Chồng tôi bị cáo buộc âm mưu lật đổ nhà nước. Nhưng chồng tôi là một người tốt. Tôi không biết những gì chồng tôi đã làm vì tôi không bao giờ đi sâu vào công việc của anh ấy”, cô nói.
Nguồn: UN decries new Vietnam activist arrests
===== 23/11 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu hai nhà hoạt động đang bị biệt giam
Ân xá Quốc tế đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, hai người bị bắt ngày 06/11 và bị cáo buộc lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Họ đang bị biệt giam trong đồn công an và có nguy cơ bị tra tấn hoặc nhiều hình thức ngược đãi khác.
Hai ông được cho là thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam đấu tranh đòi cải cách chính trị và chấm dứt sự độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai người đàn ông bị biệt giam trong điều kiện dễ bị tra tấn và nhiều hình thức ngược đãi khác, vi phạm việc cấm tra tấn được quy định trong các công ước nhân quyền quốc tế bao gồm Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam là thành viên.
Lưu Văn Vịnh đã bị công an mặc thường phục đánh vào đầu, mặt và bụng trước sự chứng kiến của vợ và các con ông. Ông bị lôi đi và đưa trở lại nhà vài giờ sau đó và bị công an tuyên bố bắt giữ. Sau khi gia đình tới cơ quan công an nhiều lần để hỏi thông tin về ông, ngày 17/11, công an thành phố đã thông báo chính thức về lý do ông bị bắt. Cùng ngày, đơn của gia đình đề nghị được có luật sư bào chữa cũng bị từ chối.
Gia đình ông Độ không biết ông bị giam giữ ở đâu cho đến ngày 11/11 và đến ngày 17/11 họ nhận được thông báo từ công an về việc bắt giữ ông.
Cả ông Vịnh và ông Độ đều đã tham gia nhiều cuộc biểu tình ôn hòa về thảm họa sinh thái gây ra bởi Formosa vào tháng tư, và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đó. Một số người khác bị bắt vào trong cùng khoảng thời gian đã được trả tự do sau 5 ngày bị giam giữ. Nhiều người trong số đó tố cáo rằng họ bị đánh đập trong thời gian bị giam giữ.
Ân xá Quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ bản địa để kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, yêu cầu chính quyền Việt Nam đảm bảo rằng hai ông được đối xử theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc đối với các tù nhân, và không bị tra tấn hoặc bị ngược đãi trong khi bị giam giữ, và đảm bảo quyền của họ được tiếp cận luật sư và gia đình cũng như đc chăm sóc y tế đầy đủ.
Thư nên được gửi cho thủ tướng, bộ trưởng công an và bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam trước ngày 03/01/2017.
Ân xá Quốc tế cũng cho biết điều kiện trong nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, không có đầy đủ thức ăn và thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo như yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc trong đối xử với tù nhân (Nelson Mandela Rules) và nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác. Các tù nhân lương tâm thường bị biệt giam trước khi xét xử, có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn, có hiệu lực từ tháng 2/2015, chính quyền không thực hiện đủ các bước để tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước đó. Để biết thêm thông tin, xem báo cáo đã được công bố vào tháng 7/2016: Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và Ngược đãi tù nhân lương tâm tại Việt Nam tại địa chỉ sau: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/
===== 24/11 =====
Việt Nam ‘đầu bảng về kiểm duyệt internet’ở Đông Nam Á
Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng về kiểm soát người dùng internet tại khu vực Đông Nam Á, theo tạp chí Forbes dẫn báo cáo của Freedom House.
Freedom House, một tổ chức nghiên cứu phi chính phủ, có trụ sở ở Hoa Kỳ, vừa mới công bố bản báo cáo thường niên về tự do internet (Freedom of the Net) vào tuần trước và cho thấy tình hình khá bi quan.
Nhìn chung, trong vòng sáu năm liên tiếp, tự do internet trên thế giới ngày càng tệ đi do chính phủ các nước tăng cường kiểm duyệt và kiểm soát các ứng dụng về tin nhắn. Đông Nam Á vẫn là vùng hạn chế về tự do internet, mặc dù vẫn còn những nơi tệ hơn như Arab Saudi hoặc là Bangladesh- khi viết blog về tự do tôn giáo.
Bản báo cáo thường niên dày hàng ngàn trang, công bố năm quốc gia có tình trạng tự do internet tệ nhất tại Đông Nam Á. Bản báo cáo cho năm 2016 này cũng chỉ xem xét tình trạng tự do internet của 65 quốc gia.
Trong số 5 quốc gia ở Đông Nam Á bị cho là kiểm duyệt internet, Campuchia ở vị trí thứ năm.
Việt Nam không có tự do Internet do quốc gia chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng sản- được cho là không chấp nhận sự chỉ trích. Báo cáo nói trong năm 2015, có 15 blogger đang chịu án tù và có thêm ba người khác bị kết án. Những người sử dụng internet ở Việt nam thường tự kiểm duyệt và tránh các chủ đề nhạy cảm, trong khi Facebook và một số trang đôi lúc bị chặn, tùy theo từng thời điểm.
Báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền nói có 40 blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị cảnh sát mặc thường phục đánh đập trong năm 2015
The 5 Worst Places To Be An Internet User In Southeast Asia
Freedom on the Net 2016
===== 25/11 =====
Kitô giáo đang gặp nguy hiểm ở Việt Nam trong bối cảnh hạn chế về tự do tôn giáo
Christian Today: Tự do tôn giáo ở Việt Nam đang đối diện nguy cơ nghiêm trọng sau khi quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo trong tuần trước.
Luật này được thông qua trong ngày 18/11, bất chấp những quan ngại rằng nó không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Christian Solidarity Worldwide (CSW) cảnh báo.
“Mặc dù toàn văn luật này vẫn chưa được công bố, luật này sẽ không khác biệt lắm so với các dự thảo trước đó” tổ chức thiện nguyện CSW cho biết.
“Dự thảo luật này đã được sửa đổi nhiều lần. Đôi khi có những tiến bộ được đưa vào dự thảo, có lẽ là sau khi nhận được góp ý của nhiều cộng đồng tôn giáo. Tuy nhiên, những cải thiện này, và những bảo đảm cơ bản về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, đã bị làm suy yếu bởi yêu cầu đăng ký và sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo.”
Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong nguyên tắc, nhưng, như ở Trung Quốc, chính phủ cộng sản kiểm soát chặt chẽ hoạt động tôn giáo độc lập. Theo Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), chính phủ Việt Nam đàn áp “các cá nhân và các nhóm tôn giáo như Phật giáo độc lập, Hòa Hảo, Cao Đài, và Kitô, những nhóm tôn giao bị coi như là thách thức chính quyền”.
Một số người đấu tranh cho tự do tôn giáo vẫn còn bị giam cầm trong nước và trong những năm gần đây chính quyền đã áp dụng các biện pháp mạnh để hạn chế hơn nữa tự do ngôn luận và tôn giáo, USCIRF nói. Các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, nhưng nhiều nhóm thường bị từ chối. Người Hmong theo đạo Tin Lành đã bị đàn áp khốc liệt trong vài năm qua, và Việt Nam đã bị đưa vào danh sách những quốc gia được quan tâm đặc biệt (CPC) bởi USCIRF hàng năm kể từ năm 2001.
CSW đã kêu gọi chính phủ Việt Nam không coi đăng ký là điều kiện tiên quyết cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Trước đây, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã yêu cầu tương tự.
Giám đốc điều hành của CSW Mervyn Thomas nói: “Khi nói về một luật về tôn giáo, đầu tiên chúng ta hy vọng rằng nó sẽ giải quyết các trở ngại đối với tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong các quy định hiện hành. Thật không may, trong suốt quá trình soạn thảo, các nhà làm luật tiếp tục tập trung vào việc kiểm soát và quản lý các hoạt động tôn giáo, chứ không phải là bảo vệ tự do tôn giáo.
“Những đảm bảo cơ bản cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không bị làm suy yếu bởi các yêu cầu đăng ký, và các nhóm không đăng ký hoặc không thể đăng ký không bị loại trừ khỏi việc thụ hưởng các quyền này. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo luật và trong thực hành quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Việt Nam phù hợp với Điều 18 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). ”
Trong số 93.4 triệu Việt, hơn một nửa được xác định theo Phật giáo. Số người theo Công giáo La Mã chiếm khoảng 7%, Cao Đài- giữa 2.5% và 4%, Hòa Hảo- từ 1,5% đến 3% và Tin Lành- giữa 1% và 2%.
Christianity at Risk in Vietnam amid Restrictions on Religious Freedom