Biểu tình phản đối Hiệp định Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC hôm 7/9/2016.
RFA | 28.11.2016
Không còn sức ép từ bên ngoài
Vào năm 2014, khi bắt đầu có nhiều hy vọng về sự hình thành hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách ở Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương cho chúng tôi biết:
“Ở Việt Nam có nhiều người muốn cải cách, muốn thay đổi, thì họ hy vọng rất nhiều vào TPP để dùng áp lực từ bên ngoài để buộc Việt Nam phải thay đổi, phải cải cách thể chế.”
Trong những cải cách thể chế, có việc cho phép thành lập các nghiệp đoàn độc lập của công nhân.
Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng trong những này đầu làm việc của ông ở Nhà Trắng, ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế hiện sống ở Hà nội cho phóng viên Anh Vũ của đài RFA biết:
“Tôi tin chắc VN vẫn tiến hành tiến trình cải cách, song các hạng mục sẽ chậm hơn. Thí dụ như việc phát triển Công đoàn độc lập, nếu không còn TPP thì tôi không rõ VN còn thực hiện điều đó hay không và tiến trình thực hiện sẽ diễn ra như thế nào?”
Ông Nguyễn Thiện Nhân, một người có nhiều hiểu biết về hoạt động đình công của công nhân khu công nghiệp Bình Dương gần Sài Gòn cho biết những quan sát của ông trong thời gian gần đây:
Liên đoàn lao động Việt tự do vẫn phát triển xây dựng qua nhiều hình thức, trong nhiều điều kiện khó khăn. Bây giờ không có TPP thì Lao động Việt vẫn tiếp tục đi theo con đường đó.
-Ông Nguyễn Đình Hùng
“Những công nhân tiên phong tổ chức biểu tình, đình công diễn ra hồi 2014, 2015 hiện bị chính quyền theo dõi và gây áp lực với công ty. Một phần trong số họ bị cho thôi việc, một lần chuyển bị chuyển qua bộ phận khác. Do đó sự ảnh hưởng của họ đối với phong trào bị giảm xuống và gây nỗi sợ hãi cho những công nhân còn lại. Vì vậy phong trào biểu tình và đình công của công nhân tạm thời lắng xuống trong một thời gian.”
Trong suốt thời gian hai năm qua, sau những cuộc biểu tình lớn của công nhân trong cả nước, người ta thường thấy báo chí nhà nước loan đi ý kiến của nhiều quan chức, nhấn mạnh đến hoạt động thực chất của công đoàn là phải bảo vệ quyền lợi của tầng lớp công nhân, thậm chí còn phê phán công đoàn của nhà nước đã không tổ chức được những cuộc biểu tình nào để đòi quyền lợi cho người lao động.
Nhận xét về những lời phát biểu này ông Nguyễn Thiện Nhân nói:
“Họ phát biểu trong tư thế là TPP sẽ được thông qua, nghiệp đoàn độc lập sẽ được hình thành. Họ chuẩn bị điều kiện cho ra đời công đoàn độc lập theo ý họ, và công đoàn của nhà nước cũng có phần cạnh tranh trong đó. Từ trước tới nay công đoàn nhà nước chưa bao giờ tổ chức đình công, nhưng mà họ có chuẩn bị tư thế để công đoàn nhà nước tổ chức đình công cạnh tranh với công đoàn độc lập.”
Nghiệp đoàn độc lập không cần TPP
Ông Nhân cũng nói ông nghĩ rằng dù không có TPP, không có những điều kiện thuận lợi để công đoàn phát triển nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn vô vọng đối với sự hình thành của các tổ chức công đoàn độc lập trong tương lai, vì sẽ có những thõa thuận mới, và những thõa thuận đó sẽ bắt buộc Việt Nam phải cho ra đòi công đoàn độc lập.
Tài xế hãng taxi Sao Sài Gòn tại Hà Nội đình công hôm 31/7/2008. AFP photo
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Đình Hùng, hiện là Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt tự do, một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của công nhân trên toàn thế giới cho chúng tôi biết từ Sydney, Australia, rằng không có TPP thì chính quyền Hà nội có thể làm chậm trễ việc thành lập công đoàn độc lập trong nước, nhưng:
“Dù có TPP hay không thì Việt Nam vẫn mở cửa ra thị trường thế giới thì Việt Nam vẫn chịu sự kiểm soát của chính phủ các quốc gia tư bản cũng như là nghiệp đoàn quốc tế, mà Việt Nam là thành viên.”
Ông Hùng cho biết thêm là cách đây 10 năm, dù không được nhà nước Việt Nam cho phép, các tổ chức công đoàn do công nhân thành lập cũng đã được thành lập:
“Lúc đó chưa có TPP, và những người thành viên của Ủy ban bảo vệ người lao động, và bây giờ phát triển trở thành Liên đoàn lao động Việt tự do, vẫn tiếp tục phát triển và xây dựng nghiệp đoàn độc lập ở trong nước. Đó là con đường tất yếu phải đi. Trong 10 năm qua không có TPP. Từ đó đến nay Liên đoàn lao động Việt tự do vẫn phát triển xây dựng qua nhiều hình thức, trong nhiều điều kiện khó khăn. Bây giờ không có TPP thì Lao động Việt vẫn tiếp tục đi theo con đường đó.”
Trở lại với Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm và câu chuyện trao đổi với chúng tôi về TPP cách đây hai năm, ông cho rằng TPP là một cuộc đổi chác giữa các chính phủ, và chính phủ nào cũng cố gắng giữ những quyền lợi của mình:
TPP không phải là một liều thuốc thần để giúp Việt Nam cải cách.
-Ông Vũ Hồng Lâm
“Hai bên họ sẽ đổi chác thì Việt Nam vì lợi ích gọi là ý thức hệ của họ rất là lớn, cho nên họ sẽ không nhượng bộ những vấn đề như là quyền lợi của người lao động, những vấn đề như là doanh nghiệp nhà nước.”
Ông Lâm cũng nhắc lại thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều người cũng hy vọng là việc làm thành viên của WTO sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách, nhưng theo ông thì dù có những cải cách nhỏ nhưng những việc đáng phải cải cách thì lại không diễn ra. Ông cho rằng TPP cũng không phải là một liều thuốc thần để thúc đẩy Việt Nam cải cách.
Ông Nguyễn Đình Hùng thì kể ra một kinh nghiệm tại Miến Điện khi nghiệp đoàn bí mật được thành lập ở đây dưới chế độ độc tài mà không có một sức ép nào giống như TPP. Tổ chức nghiệp đoàn này đã công khai hoạt động khi Miến Điện thay đổi sang chế độ dân sự, dân chủ hơn. Khi liên hệ với tình hình Việt Nam, ông Hùng cho rằng sự phát triển của các tổ chức dân sự độc lập đang diễn ra cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành là hoạt động của các nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam.
November 30, 2016
Cái chết của TPP và tương lai nghiệp đoàn độc lập Việt Nam
by HR Defender • [Human Rights]
Biểu tình phản đối Hiệp định Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC hôm 7/9/2016.
RFA | 28.11.2016
Không còn sức ép từ bên ngoài
Vào năm 2014, khi bắt đầu có nhiều hy vọng về sự hình thành hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách ở Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương cho chúng tôi biết:
“Ở Việt Nam có nhiều người muốn cải cách, muốn thay đổi, thì họ hy vọng rất nhiều vào TPP để dùng áp lực từ bên ngoài để buộc Việt Nam phải thay đổi, phải cải cách thể chế.”
Trong những cải cách thể chế, có việc cho phép thành lập các nghiệp đoàn độc lập của công nhân.
Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng trong những này đầu làm việc của ông ở Nhà Trắng, ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế hiện sống ở Hà nội cho phóng viên Anh Vũ của đài RFA biết:
“Tôi tin chắc VN vẫn tiến hành tiến trình cải cách, song các hạng mục sẽ chậm hơn. Thí dụ như việc phát triển Công đoàn độc lập, nếu không còn TPP thì tôi không rõ VN còn thực hiện điều đó hay không và tiến trình thực hiện sẽ diễn ra như thế nào?”
Ông Nguyễn Thiện Nhân, một người có nhiều hiểu biết về hoạt động đình công của công nhân khu công nghiệp Bình Dương gần Sài Gòn cho biết những quan sát của ông trong thời gian gần đây:
Liên đoàn lao động Việt tự do vẫn phát triển xây dựng qua nhiều hình thức, trong nhiều điều kiện khó khăn. Bây giờ không có TPP thì Lao động Việt vẫn tiếp tục đi theo con đường đó.
-Ông Nguyễn Đình Hùng
“Những công nhân tiên phong tổ chức biểu tình, đình công diễn ra hồi 2014, 2015 hiện bị chính quyền theo dõi và gây áp lực với công ty. Một phần trong số họ bị cho thôi việc, một lần chuyển bị chuyển qua bộ phận khác. Do đó sự ảnh hưởng của họ đối với phong trào bị giảm xuống và gây nỗi sợ hãi cho những công nhân còn lại. Vì vậy phong trào biểu tình và đình công của công nhân tạm thời lắng xuống trong một thời gian.”
Trong suốt thời gian hai năm qua, sau những cuộc biểu tình lớn của công nhân trong cả nước, người ta thường thấy báo chí nhà nước loan đi ý kiến của nhiều quan chức, nhấn mạnh đến hoạt động thực chất của công đoàn là phải bảo vệ quyền lợi của tầng lớp công nhân, thậm chí còn phê phán công đoàn của nhà nước đã không tổ chức được những cuộc biểu tình nào để đòi quyền lợi cho người lao động.
Nhận xét về những lời phát biểu này ông Nguyễn Thiện Nhân nói:
“Họ phát biểu trong tư thế là TPP sẽ được thông qua, nghiệp đoàn độc lập sẽ được hình thành. Họ chuẩn bị điều kiện cho ra đời công đoàn độc lập theo ý họ, và công đoàn của nhà nước cũng có phần cạnh tranh trong đó. Từ trước tới nay công đoàn nhà nước chưa bao giờ tổ chức đình công, nhưng mà họ có chuẩn bị tư thế để công đoàn nhà nước tổ chức đình công cạnh tranh với công đoàn độc lập.”
Nghiệp đoàn độc lập không cần TPP
Ông Nhân cũng nói ông nghĩ rằng dù không có TPP, không có những điều kiện thuận lợi để công đoàn phát triển nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn vô vọng đối với sự hình thành của các tổ chức công đoàn độc lập trong tương lai, vì sẽ có những thõa thuận mới, và những thõa thuận đó sẽ bắt buộc Việt Nam phải cho ra đòi công đoàn độc lập.
Tài xế hãng taxi Sao Sài Gòn tại Hà Nội đình công hôm 31/7/2008. AFP photo
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Đình Hùng, hiện là Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt tự do, một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của công nhân trên toàn thế giới cho chúng tôi biết từ Sydney, Australia, rằng không có TPP thì chính quyền Hà nội có thể làm chậm trễ việc thành lập công đoàn độc lập trong nước, nhưng:
“Dù có TPP hay không thì Việt Nam vẫn mở cửa ra thị trường thế giới thì Việt Nam vẫn chịu sự kiểm soát của chính phủ các quốc gia tư bản cũng như là nghiệp đoàn quốc tế, mà Việt Nam là thành viên.”
Ông Hùng cho biết thêm là cách đây 10 năm, dù không được nhà nước Việt Nam cho phép, các tổ chức công đoàn do công nhân thành lập cũng đã được thành lập:
“Lúc đó chưa có TPP, và những người thành viên của Ủy ban bảo vệ người lao động, và bây giờ phát triển trở thành Liên đoàn lao động Việt tự do, vẫn tiếp tục phát triển và xây dựng nghiệp đoàn độc lập ở trong nước. Đó là con đường tất yếu phải đi. Trong 10 năm qua không có TPP. Từ đó đến nay Liên đoàn lao động Việt tự do vẫn phát triển xây dựng qua nhiều hình thức, trong nhiều điều kiện khó khăn. Bây giờ không có TPP thì Lao động Việt vẫn tiếp tục đi theo con đường đó.”
Trở lại với Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm và câu chuyện trao đổi với chúng tôi về TPP cách đây hai năm, ông cho rằng TPP là một cuộc đổi chác giữa các chính phủ, và chính phủ nào cũng cố gắng giữ những quyền lợi của mình:
“Hai bên họ sẽ đổi chác thì Việt Nam vì lợi ích gọi là ý thức hệ của họ rất là lớn, cho nên họ sẽ không nhượng bộ những vấn đề như là quyền lợi của người lao động, những vấn đề như là doanh nghiệp nhà nước.”
Ông Lâm cũng nhắc lại thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều người cũng hy vọng là việc làm thành viên của WTO sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách, nhưng theo ông thì dù có những cải cách nhỏ nhưng những việc đáng phải cải cách thì lại không diễn ra. Ông cho rằng TPP cũng không phải là một liều thuốc thần để thúc đẩy Việt Nam cải cách.
Ông Nguyễn Đình Hùng thì kể ra một kinh nghiệm tại Miến Điện khi nghiệp đoàn bí mật được thành lập ở đây dưới chế độ độc tài mà không có một sức ép nào giống như TPP. Tổ chức nghiệp đoàn này đã công khai hoạt động khi Miến Điện thay đổi sang chế độ dân sự, dân chủ hơn. Khi liên hệ với tình hình Việt Nam, ông Hùng cho rằng sự phát triển của các tổ chức dân sự độc lập đang diễn ra cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành là hoạt động của các nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam.