Hai con bà Cấn Thị Thêu trong buổi lễ cầu nguyện bình an cho bà
BBC | 30.11.2016
Phiên phúc thẩm tại Tòa án TP. Hà Nội hôm 30/11 tuyên y án sơ thẩm 20 tháng tù cho nhà hoạt động dân oan Cấn Thị Thêu, luật sư và gia đình xác nhận.
Bà Thêu bị Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, tuyên phạt 20 tháng tù giam vì tội Gây rối trật tự công cộng hồi tháng Chín.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho bà Thêu trong phiên sơ thẩm, nói: “Đây là bản án bất chấp pháp lý, đạo lý và bất công.”
Anh Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu, cáo buộc với BBC rằng anh và em trai Trịnh Bá Tư “đều bị câu lưu 4, 5 giờ” trong thời điểm diễn ra phiên tòa.
“Việc gia đình xin thăm gặp mẹ tôi tại trại giam sau phiên tòa cũng không được chấp nhận”, anh Phương nói.
Cô Trịnh Thị Thảo, con gái bà Thêu, người được dự phiên tòa cùng bố mình, nói với BBC: “Trong lời sau cùng tại tòa, mẹ tôi nói rằng với việc kết án người vô tội, tòa án đang bảo vệ những người cướp đất có tổ chức.”
“Mẹ tôi cũng nói rằng với bản án này thì thêm một lần nữa chứng tỏ ở Việt Nam, công lý là diễn viên hài”.
Tháng 6/2016, bà Thêu – người từng bị giam giữ năm 2014 vì đấu tranh giữ đất trong vụ ‘dân oan Dương Nội’, bị bắt lần hai tại nhà riêng ở Hòa Bình theo điều 245 Bộ Luật Hình sự.
‘Gia đình không hy vọng vào kháng cáo’
Ba người, một tổ chức nhận giải nhân quyền
Hôm 15/11, bà Thêu là một trong ba nhà hoạt động được Mạng Lưới Blogger Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, tổ chức do người Việt hải ngoại thành lập năm 1997 để cổ súy hoạt động nhân quyền trong nước, đặt trụ sở tại California, Hoa Kỳ.
Bà Thêu lần đầu tiên bị bắt trong lúc đang ghi hình lại vụ xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ thu hồi đất năm 2014. Bà bị kết án 15 tháng tù giam theo điều 257 – chống người thi hành công vụ.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu có đất nằm trong diện thu hồi cho dự án ở Dương Nội. Dự án giải phóng mặt bằng khu vực này bắt đầu từ năm 2008, tuy nhiên người dân ở đây không chấp nhận giao đất do cho rằng giá đất của chính quyền đưa ra quá ‘rẻ mạt’.
December 1, 2016
Tòa phúc thẩm y án 20 tháng tù cho bà Cấn Thị Thêu
by HR Defender • [Human Rights]
Hai con bà Cấn Thị Thêu trong buổi lễ cầu nguyện bình an cho bà
BBC | 30.11.2016
Phiên phúc thẩm tại Tòa án TP. Hà Nội hôm 30/11 tuyên y án sơ thẩm 20 tháng tù cho nhà hoạt động dân oan Cấn Thị Thêu, luật sư và gia đình xác nhận.
Bà Thêu bị Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, tuyên phạt 20 tháng tù giam vì tội Gây rối trật tự công cộng hồi tháng Chín.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho bà Thêu trong phiên sơ thẩm, nói: “Đây là bản án bất chấp pháp lý, đạo lý và bất công.”
Anh Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu, cáo buộc với BBC rằng anh và em trai Trịnh Bá Tư “đều bị câu lưu 4, 5 giờ” trong thời điểm diễn ra phiên tòa.
“Việc gia đình xin thăm gặp mẹ tôi tại trại giam sau phiên tòa cũng không được chấp nhận”, anh Phương nói.
Cô Trịnh Thị Thảo, con gái bà Thêu, người được dự phiên tòa cùng bố mình, nói với BBC: “Trong lời sau cùng tại tòa, mẹ tôi nói rằng với việc kết án người vô tội, tòa án đang bảo vệ những người cướp đất có tổ chức.”
“Mẹ tôi cũng nói rằng với bản án này thì thêm một lần nữa chứng tỏ ở Việt Nam, công lý là diễn viên hài”.
Tháng 6/2016, bà Thêu – người từng bị giam giữ năm 2014 vì đấu tranh giữ đất trong vụ ‘dân oan Dương Nội’, bị bắt lần hai tại nhà riêng ở Hòa Bình theo điều 245 Bộ Luật Hình sự.
‘Gia đình không hy vọng vào kháng cáo’
Ba người, một tổ chức nhận giải nhân quyền
Hôm 15/11, bà Thêu là một trong ba nhà hoạt động được Mạng Lưới Blogger Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, tổ chức do người Việt hải ngoại thành lập năm 1997 để cổ súy hoạt động nhân quyền trong nước, đặt trụ sở tại California, Hoa Kỳ.
Bà Thêu lần đầu tiên bị bắt trong lúc đang ghi hình lại vụ xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ thu hồi đất năm 2014. Bà bị kết án 15 tháng tù giam theo điều 257 – chống người thi hành công vụ.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu có đất nằm trong diện thu hồi cho dự án ở Dương Nội. Dự án giải phóng mặt bằng khu vực này bắt đầu từ năm 2008, tuy nhiên người dân ở đây không chấp nhận giao đất do cho rằng giá đất của chính quyền đưa ra quá ‘rẻ mạt’.