Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 04/12/2016
===== 28/11 =====
Luật tôn giáo mới của Việt Nam là bình phong cho trấn áp chính trị?
Một đạo luật gây tranh cãi về tôn giáo vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, dấy lên những lo ngại mới về đàn áp của nhà nước dưới danh nghĩa “đoàn kết dân tộc”.
Việt Nam bỏ qua những mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc phê chuẩn Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, mà nhiều người lo sợ sẽ được sử dụng bởi cảnh sát và chính quyền trong việc đàn áp người có đức tin. Quốc hội đã thông qua luật này tháng cuối tháng 11 với 85% số phiếu ủng hộ, bất chấp sự phản đối chưa từng có, bao gồm cả một số từ trong đảng cầm quyền.
Trong số các nhà phê bình luật này gay gắt nhất là Hội đồng Liên tôn Việt Nam, với 27 tổ chức thành viên – Kitô giáo, Phật giáo, Cao Đài và các nhóm Hòa Hảo – nói rằng các nhóm tôn giáo không có nghĩa vụ phải tuân theo nó.
“Với tư cách là những người lãnh đạo tinh thần đấu tranh cho tự do tôn giáo và các quyền con người và dân sự của nhân dân, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ luật mà chính phủ cộng sản sử dụng Quốc hội để phê duyệt và áp đặt”, nhóm cho biết. “Chấp nhận luật này có nghĩa là tiếp tục hỗ trợ chế độ độc tài.”
Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết luật này sẽ làm tăng phạm vi quản lý của mình và giúp ngăn chặn các nhóm cực đoan, chẳng hạn như các giáo phái và những người sử dụng tôn giáo để đe dọa sự thống nhất quốc gia.
Hơn 50 tổ chức chính trị, nhân quyền và các nhóm tôn giáo – trong đó có Nhóm Nghị sĩ ASEAN về Nhân quyền, Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế – đã ký tên vào kiến nghị thư để kêu gọi không thông qua luật này.
Human Rights Watch tuyên bố luật này cho phép chính quyền đàn áp các nhóm tôn giáo mà họ không thích. Tổ chức này nói nhiều cụm từ trong luật này như “đoàn kết dân tộc”, “an ninh quốc gia” và “tinh thần xã hội” là mơ hồ một cách có chủ đích và có thể được sử dụng một cách tùy tiện để đàn áp các nhà hoạt động chính trị. Điều 32 của luật này nói các cuộc gặp mặt tôn giáo phải “có tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa hợp”, và Điều 22 nói giáo dục tôn giáo phải bao gồm “lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam” như là những môn học chính.
Hà Nội công nhận 39 tổ chức tôn giáo từ 14 tôn giáo, với 24 triệu tín đồ, nhưng vẫn tùy tiện cáo buộc và bỏ tù nhiều tín đồ, đặc biệt là những người thuộc những nhóm chưa đăng ký. Giới tăng lữ thường phàn nàn rằng nhiều buổi lễ của nhà thờ bị gián đoạn bởi cảnh sát, lực lượng dùng sức mạnh để đi vào đám đông và yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân của con chiên.
Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận châu Á của HRW, cho biết Hà Nội rất hiệu quả trong việc hạn chế thực hành tôn giáo bằng pháp luật, bắt các tổ chức không chính thức đăng ký, sách nhiễu và giám sát.
Ở các vùng nông thôn, các tôn giáo không được thừa nhận còn bị đối xử tồi tệ hơn. Nhiều người Thượng và những người theo của nhóm đạo Kito giáo De Ga và Hà Mòn đã phải đối mặt với sự đàn áp và chạy sang Campuchia. Nhiều nhánh của nhà thờ Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Tin lành và Công giáo độc lập ở Tây Nguyên, nhiều ngôi chùa Khmer Krom Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã bị sách nhiễu và đàn áp, ông Robertson nói.
Luật mới cũng chứa một điều khoản cấm lạm dụng quyền tự do tôn giáo mà gây hại cho đại đoàn kết dân tộc, gây tổn hại cho quốc phòng nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
Luật tôn giáo mới của Việt Nam là bình phong cho trấn áp chính trị?
IS VIETNAM’S NEW RELIGION LAW A SMOKESCREEN FOR POLITICAL REPRESSION?
===== 29/11 =====
CRD kêu gọi cộng đồng quốc tế nêu quan ngại về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Civil Rights Defenders: Nhân ngày Nhân quyền quốc tế lần thứ 68 (10/12) và nhằm bày tỏ sự kính trọng đối với những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền năm nay, tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders- CRD) có trụ sở ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển kêu gọi cộng đồng quốc công nhận những đóng góp của họ cũng như quan tâm đến những rủi ro cụ thể và hoàn cảnh khó khăn của họ.
Trong tuyên bố của mình đưa ra ngày 29/11, CRD nói tổ chức này dành cơ hội này để bày tỏ sự ủng hộ và thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực cho chiến dịch trả tự do cho một phụ nữ can trường Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger dưới bút danh Mẹ Nấm (Mother Mushroom) với nhiều bài viết và hành động bảo vệ nhân quyền và môi trường ở Việt Nam.
Quỳnh, người được CRD trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự năm 2015, đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt giam từ hôm 10/10 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước chỉ vì thực thi quyền biểu đạt được ghi trong Hiến pháp của chính quốc gia này. Cô bị từ chối cho gặp luật sư và gia đình trong quá trình điều tra kéo dài ít nhất bốn tháng.
Kể từ khi Quỳnh bị bắt, CRD liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô, một người có mẹ già và hai con nhỏ. Cho đến khi Quỳnh được trả tự do, chính quyền Việt Nam phải đảm bảo rằng cô được tiếp cận với luật sư, gia đình và được đảm bảo chăm sóc y tế, bà Marie Månson, Giám đốc Chương trình Bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền có thể gặp nguy hiểm của CRD kêu gọi.
Theo CRD, tại một số xã hội hà khắc trên thế giới, những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền trên thế giới thường nằm ở vị trí nguy hiểm hàng đầu trong những hoạt động nhằm cổ súy và bảo vệ nhân quyền. Họ phải đối mặt với các cơ cấu quyền lực dựa trên các khuôn mẫu, sự phân biệt đối xử và những kỳ thị giới tính. Nhiều phụ nữ bảo vệ nhân quyền đã trở thành người đóng vai trò hàng đầu khi họ là những người đầu tiên lên tiếng cho những người yếu thế.
Những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền bị sách nhiễu, đe doạ và nguy cơ bị tấn công tình dục bởi cả những tổ chức nhà nước và phi nhà nước khi các tổ chức này muốn bịt miệng họ, tổ chức nhân quyền của Thụy Điển cho biết.
Những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền trên thế giới còn phải đối mặt với những chiến dịch công khai bôi nhọ hay nhạo báng, áp lực tâm lý hay tấn công bạo lực, CRD nói.
International Women Human Rights Defenders Day
===== 30/11 =====
Y án sơ thẩm đối với nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu
Ngày 30/11, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa công khai phúc thẩm nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 20/9, cô Thêu đã bị Tòa án nhân dân quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam.
Tuy là phiên tòa công khai, nhưng cả ba người con của bà Thêu đều không được tham dự phiên tòa. Hơn thế nữa, hai người con của cô là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư cùng hàng chục nhà hoạt động và dân oan bị lực lượng an ninh bắt giữ khi họ tiến đến gần tòa án ở trung tâm thành phố Hà Nội. Anh Tư bị công an đánh khi bị bắt, và lại bị còng và đánh tiếp trong khi bị giam giữ ở đồn công an phường Phúc Tân.
Luật sư bào chữa cho cô Thêu là Hà Huy Sơn cho rằng, không có cơ sở pháp lý để truy tố thân chủ của mình. Tuy nhiên, công tố đã bác bỏ quan điểm của luật sư bào chữa.
Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đưa nhiều công an đến chặn nhà nhiều người hoạt động, ngăn không cho họ đến gần tòa án để bày tỏ sự ủng hộ đối với cô Thêu.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cô Thêu, người được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải nhân quyền năm 2016, cùng với nhà hoạt động về quyền đất đai Trần Ngọc Anh và luật sư Võ An Đôn và Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Y án sơ thẩm đối với người anh hùng dân oan giữ đất Cấn Thị Thêu
Hanoi Court Upholds 20-month Sentence for Land Right Activist, Many Relatives and Friends Detained near Courtroom
===== 02/12 =====
Một nhà hoạt động bị bắt cóc, đánh đập và trấn lột bởi an ninh Nghệ An
Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Công Huân từ huyện Yên Thành hôm 2/12 đã bị công an mặc thường phục ở Nghệ An bắt cóc, hành hung dã man và cướp tài sản trên đường đi dự đám cưới của một cựu tù nhân lương tâm ở Vinh.
Anh Huân bị một nhóm hơn 5 tên mặc thường phục khống chế bắt xuống xe khách khi anh đang trên đường đi dự đám cưới của anh Nguyễn Đình Cương. Những kẻ bắt cóc đưa anh đến một khu vực hoang vắng ở huyện Thanh Chương. Tại đây chúng đánh đập, lột hết quần áo và lấy hết đồ đạc của anh, gồm 2 điện thoại và ví tiền với 1,4 triệu đồng.
Sau khi đánh đập anh và gây nhiều thương tích, chúng bỏ đi không quên mang quần áo của anh vứt đi.
Anh phải nhờ người dân gần đó để xin quần áo rồi trở về nhà.
Anh Huân là một người cổ súy dân chủ và đấu tranh đòi nhân quyền. Anh cũng tham gia chống tham nhũng ở địa phương, cụ thể là tố cáo việc các trường tiểu học ở địa phương lạm thu nhiều khoản của học sinh.
Vietnamese Activist Kidnapped, Tortured and Robbed by Plainclothes Agents
===== 03/12 =====
Công an Hà Nội bị nghi ngờ đánh đập một người hoạt động, vứt đồ dơ vào nhà blogger Tường Thụy
Ngày 03/12, nhà hoạt động Đinh Hồng Quyền bị tấn công bởi một nhóm an ninh mặc thường phục và nhà báo Nguyễn Tường Thụy tố cáo công an huyện Thanh Trì vứt chất thải vào nhà ông vào đêm thứ Sáu.
Anh Quyền, một người hoạt động từ thiện và trợ giúp dân oan cũng như ủng hộ các phong trào quần chúng, đã bị đánh đập nặng nề khi anh đang đi ở khu vực Định Công.
Trong khi đó, Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói nhà ông bị tấn công bởi hỗn hợp gồm có dầu thải, mắm tôm và hai cái đầu chó.
Ngay sáng hôm sau, ông Thụy cho rằng công an Thanh Trì là thủ phạm của vụ tấn công bẩn thỉu này. Ông gọi điện và nhắn tin cho đội phó đội an ninh Thanh Trì, người hay chỉ huy nhóm an ninh thường phục hay theo dõi và ngăn chặn ông, nhưng người này không trả lời.
Bắt cóc, đánh đập, trấn lột và ném chất thải vào nhà người hoạt động được ghi nhận ở nhiều nơi ở Việt Nam. Chưa một thủ phạm nào được đưa ra ánh sáng.
Hanoi Police Suspected of Beating Activist, Attacking Private Residence of Blogger with Dirty Mess
December 5, 2016
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền- Tuần 49 từ 28/11 đến 04/12: Nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu kháng án bất thành
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 04/12/2016
Ngày 30/11, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã giữ nguyên mức án 20 tháng tù giam đối với nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu mà trước đó Tòa án quận Đống Đa đã tuyên cho cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự.
Chính quyền thành phố đã sử dụng một số lượng lớn công an và dân phòng để ngăn cản gia đình, bạn bè, dân oan và người hoạt động đến tham dự phiên tòa công khai. Công an đã bắt giữ hàng chục người, bao gồm hai con trai của cô Thêu, khi họ đến gần khu vực tòa án. Một con trai tên Trịnh Bá Tư đã bị đánh đập và khóa tay trong khi bị bắt và cả ở trong đồn công an.
Hôm 02/12, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Công Huân ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã bị an ninh mặc thường phục ở địa phương bắt cóc, đánh đập và trấn lột khi anh đang trên đường đi dự đám cưới một cựu tù nhân lương tâm ở Vinh. Anh Huân đã bị đánh đập dã man với nhiều thương tích trên người.
Một ngày sau, một người hoạt động khác là anh Đinh Hồng Quyền ở Hà Nội cũng bị an ninh mặc thường đánh khi anh đang đi ở khu vực Định Công.
Trong đêm thứ Sáu, nhà riêng của nhà báo Nguyễn Tường Thụy bị ném chất thải. Blogger Thụy tuyên bố rằng công an Thanh Trì nơi ông sinh sống là thủ phạm. Tuy nhiên, khi ông liên lạc qua điện thoại với đội phó an ninh của huyện thì người này không bắt máy.
Và nhiều tin khác.
===== 28/11 =====
Luật tôn giáo mới của Việt Nam là bình phong cho trấn áp chính trị?
Một đạo luật gây tranh cãi về tôn giáo vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, dấy lên những lo ngại mới về đàn áp của nhà nước dưới danh nghĩa “đoàn kết dân tộc”.
Việt Nam bỏ qua những mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc phê chuẩn Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, mà nhiều người lo sợ sẽ được sử dụng bởi cảnh sát và chính quyền trong việc đàn áp người có đức tin. Quốc hội đã thông qua luật này tháng cuối tháng 11 với 85% số phiếu ủng hộ, bất chấp sự phản đối chưa từng có, bao gồm cả một số từ trong đảng cầm quyền.
Trong số các nhà phê bình luật này gay gắt nhất là Hội đồng Liên tôn Việt Nam, với 27 tổ chức thành viên – Kitô giáo, Phật giáo, Cao Đài và các nhóm Hòa Hảo – nói rằng các nhóm tôn giáo không có nghĩa vụ phải tuân theo nó.
“Với tư cách là những người lãnh đạo tinh thần đấu tranh cho tự do tôn giáo và các quyền con người và dân sự của nhân dân, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ luật mà chính phủ cộng sản sử dụng Quốc hội để phê duyệt và áp đặt”, nhóm cho biết. “Chấp nhận luật này có nghĩa là tiếp tục hỗ trợ chế độ độc tài.”
Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết luật này sẽ làm tăng phạm vi quản lý của mình và giúp ngăn chặn các nhóm cực đoan, chẳng hạn như các giáo phái và những người sử dụng tôn giáo để đe dọa sự thống nhất quốc gia.
Hơn 50 tổ chức chính trị, nhân quyền và các nhóm tôn giáo – trong đó có Nhóm Nghị sĩ ASEAN về Nhân quyền, Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế – đã ký tên vào kiến nghị thư để kêu gọi không thông qua luật này.
Human Rights Watch tuyên bố luật này cho phép chính quyền đàn áp các nhóm tôn giáo mà họ không thích. Tổ chức này nói nhiều cụm từ trong luật này như “đoàn kết dân tộc”, “an ninh quốc gia” và “tinh thần xã hội” là mơ hồ một cách có chủ đích và có thể được sử dụng một cách tùy tiện để đàn áp các nhà hoạt động chính trị. Điều 32 của luật này nói các cuộc gặp mặt tôn giáo phải “có tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa hợp”, và Điều 22 nói giáo dục tôn giáo phải bao gồm “lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam” như là những môn học chính.
Hà Nội công nhận 39 tổ chức tôn giáo từ 14 tôn giáo, với 24 triệu tín đồ, nhưng vẫn tùy tiện cáo buộc và bỏ tù nhiều tín đồ, đặc biệt là những người thuộc những nhóm chưa đăng ký. Giới tăng lữ thường phàn nàn rằng nhiều buổi lễ của nhà thờ bị gián đoạn bởi cảnh sát, lực lượng dùng sức mạnh để đi vào đám đông và yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân của con chiên.
Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận châu Á của HRW, cho biết Hà Nội rất hiệu quả trong việc hạn chế thực hành tôn giáo bằng pháp luật, bắt các tổ chức không chính thức đăng ký, sách nhiễu và giám sát.
Ở các vùng nông thôn, các tôn giáo không được thừa nhận còn bị đối xử tồi tệ hơn. Nhiều người Thượng và những người theo của nhóm đạo Kito giáo De Ga và Hà Mòn đã phải đối mặt với sự đàn áp và chạy sang Campuchia. Nhiều nhánh của nhà thờ Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Tin lành và Công giáo độc lập ở Tây Nguyên, nhiều ngôi chùa Khmer Krom Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã bị sách nhiễu và đàn áp, ông Robertson nói.
Luật mới cũng chứa một điều khoản cấm lạm dụng quyền tự do tôn giáo mà gây hại cho đại đoàn kết dân tộc, gây tổn hại cho quốc phòng nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
Luật tôn giáo mới của Việt Nam là bình phong cho trấn áp chính trị?
IS VIETNAM’S NEW RELIGION LAW A SMOKESCREEN FOR POLITICAL REPRESSION?
===== 29/11 =====
CRD kêu gọi cộng đồng quốc tế nêu quan ngại về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Civil Rights Defenders: Nhân ngày Nhân quyền quốc tế lần thứ 68 (10/12) và nhằm bày tỏ sự kính trọng đối với những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền năm nay, tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders- CRD) có trụ sở ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển kêu gọi cộng đồng quốc công nhận những đóng góp của họ cũng như quan tâm đến những rủi ro cụ thể và hoàn cảnh khó khăn của họ.
Trong tuyên bố của mình đưa ra ngày 29/11, CRD nói tổ chức này dành cơ hội này để bày tỏ sự ủng hộ và thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực cho chiến dịch trả tự do cho một phụ nữ can trường Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger dưới bút danh Mẹ Nấm (Mother Mushroom) với nhiều bài viết và hành động bảo vệ nhân quyền và môi trường ở Việt Nam.
Quỳnh, người được CRD trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự năm 2015, đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt giam từ hôm 10/10 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước chỉ vì thực thi quyền biểu đạt được ghi trong Hiến pháp của chính quốc gia này. Cô bị từ chối cho gặp luật sư và gia đình trong quá trình điều tra kéo dài ít nhất bốn tháng.
Kể từ khi Quỳnh bị bắt, CRD liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô, một người có mẹ già và hai con nhỏ. Cho đến khi Quỳnh được trả tự do, chính quyền Việt Nam phải đảm bảo rằng cô được tiếp cận với luật sư, gia đình và được đảm bảo chăm sóc y tế, bà Marie Månson, Giám đốc Chương trình Bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền có thể gặp nguy hiểm của CRD kêu gọi.
Theo CRD, tại một số xã hội hà khắc trên thế giới, những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền trên thế giới thường nằm ở vị trí nguy hiểm hàng đầu trong những hoạt động nhằm cổ súy và bảo vệ nhân quyền. Họ phải đối mặt với các cơ cấu quyền lực dựa trên các khuôn mẫu, sự phân biệt đối xử và những kỳ thị giới tính. Nhiều phụ nữ bảo vệ nhân quyền đã trở thành người đóng vai trò hàng đầu khi họ là những người đầu tiên lên tiếng cho những người yếu thế.
Những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền bị sách nhiễu, đe doạ và nguy cơ bị tấn công tình dục bởi cả những tổ chức nhà nước và phi nhà nước khi các tổ chức này muốn bịt miệng họ, tổ chức nhân quyền của Thụy Điển cho biết.
Những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền trên thế giới còn phải đối mặt với những chiến dịch công khai bôi nhọ hay nhạo báng, áp lực tâm lý hay tấn công bạo lực, CRD nói.
International Women Human Rights Defenders Day
===== 30/11 =====
Y án sơ thẩm đối với nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu
Ngày 30/11, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa công khai phúc thẩm nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 20/9, cô Thêu đã bị Tòa án nhân dân quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam.
Tuy là phiên tòa công khai, nhưng cả ba người con của bà Thêu đều không được tham dự phiên tòa. Hơn thế nữa, hai người con của cô là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư cùng hàng chục nhà hoạt động và dân oan bị lực lượng an ninh bắt giữ khi họ tiến đến gần tòa án ở trung tâm thành phố Hà Nội. Anh Tư bị công an đánh khi bị bắt, và lại bị còng và đánh tiếp trong khi bị giam giữ ở đồn công an phường Phúc Tân.
Luật sư bào chữa cho cô Thêu là Hà Huy Sơn cho rằng, không có cơ sở pháp lý để truy tố thân chủ của mình. Tuy nhiên, công tố đã bác bỏ quan điểm của luật sư bào chữa.
Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đưa nhiều công an đến chặn nhà nhiều người hoạt động, ngăn không cho họ đến gần tòa án để bày tỏ sự ủng hộ đối với cô Thêu.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho cô Thêu, người được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải nhân quyền năm 2016, cùng với nhà hoạt động về quyền đất đai Trần Ngọc Anh và luật sư Võ An Đôn và Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Y án sơ thẩm đối với người anh hùng dân oan giữ đất Cấn Thị Thêu
Hanoi Court Upholds 20-month Sentence for Land Right Activist, Many Relatives and Friends Detained near Courtroom
===== 02/12 =====
Một nhà hoạt động bị bắt cóc, đánh đập và trấn lột bởi an ninh Nghệ An
Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Công Huân từ huyện Yên Thành hôm 2/12 đã bị công an mặc thường phục ở Nghệ An bắt cóc, hành hung dã man và cướp tài sản trên đường đi dự đám cưới của một cựu tù nhân lương tâm ở Vinh.
Anh Huân bị một nhóm hơn 5 tên mặc thường phục khống chế bắt xuống xe khách khi anh đang trên đường đi dự đám cưới của anh Nguyễn Đình Cương. Những kẻ bắt cóc đưa anh đến một khu vực hoang vắng ở huyện Thanh Chương. Tại đây chúng đánh đập, lột hết quần áo và lấy hết đồ đạc của anh, gồm 2 điện thoại và ví tiền với 1,4 triệu đồng.
Sau khi đánh đập anh và gây nhiều thương tích, chúng bỏ đi không quên mang quần áo của anh vứt đi.
Anh phải nhờ người dân gần đó để xin quần áo rồi trở về nhà.
Anh Huân là một người cổ súy dân chủ và đấu tranh đòi nhân quyền. Anh cũng tham gia chống tham nhũng ở địa phương, cụ thể là tố cáo việc các trường tiểu học ở địa phương lạm thu nhiều khoản của học sinh.
Vietnamese Activist Kidnapped, Tortured and Robbed by Plainclothes Agents
===== 03/12 =====
Công an Hà Nội bị nghi ngờ đánh đập một người hoạt động, vứt đồ dơ vào nhà blogger Tường Thụy
Ngày 03/12, nhà hoạt động Đinh Hồng Quyền bị tấn công bởi một nhóm an ninh mặc thường phục và nhà báo Nguyễn Tường Thụy tố cáo công an huyện Thanh Trì vứt chất thải vào nhà ông vào đêm thứ Sáu.
Anh Quyền, một người hoạt động từ thiện và trợ giúp dân oan cũng như ủng hộ các phong trào quần chúng, đã bị đánh đập nặng nề khi anh đang đi ở khu vực Định Công.
Trong khi đó, Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói nhà ông bị tấn công bởi hỗn hợp gồm có dầu thải, mắm tôm và hai cái đầu chó.
Ngay sáng hôm sau, ông Thụy cho rằng công an Thanh Trì là thủ phạm của vụ tấn công bẩn thỉu này. Ông gọi điện và nhắn tin cho đội phó đội an ninh Thanh Trì, người hay chỉ huy nhóm an ninh thường phục hay theo dõi và ngăn chặn ông, nhưng người này không trả lời.
Bắt cóc, đánh đập, trấn lột và ném chất thải vào nhà người hoạt động được ghi nhận ở nhiều nơi ở Việt Nam. Chưa một thủ phạm nào được đưa ra ánh sáng.
Hanoi Police Suspected of Beating Activist, Attacking Private Residence of Blogger with Dirty Mess