VNTB | 05.12.2016
Luke Hunt, South China Morning Post, ngày 02/12/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Chính phủ cộng sản bảo vệ việc xây dựng pháp luật như bảo vệ “sự đoàn kết dân tộc”; nhóm nhân quyền nói chính quyền sẽ sử dụng sự mơ hồ của luật này để đàn áp giới bất đồng chính kiến.
Một đạo luật gây tranh cãi về tôn giáo vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, dấy lên những lo ngại mới về đàn áp của nhà nước dưới danh nghĩa “đoàn kết dân tộc”.
Việt Nam bỏ qua những mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc phê chuẩn Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, mà nhiều người lo sợ sẽ được sử dụng bởi cảnh sát và chính quyền trong việc đàn áp người có đức tin. Quốc hội đã thông qua luật này tháng cuối tháng 11 với 85% số phiếu ủng hộ, bất chấp sự phản đối chưa từng có, bao gồm cả một số từ trong đảng cầm quyền.
Trong số các nhà phê bình luật này gay gắt nhất là Hội đồng Liên tôn Việt Nam, với 27 tổ chức thành viên – Kitô giáo, Phật giáo, Cao Đài và các nhóm Hòa Hảo – nói rằng các nhóm tôn giáo không có nghĩa vụ phải tuân theo nó.
“Với tư cách là những người lãnh đạo tinh thần đấu tranh cho tự do tôn giáo và các quyền con người và dân sự của nhân dân, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ luật mà chính phủ cộng sản sử dụng Quốc hội để phê duyệt và áp đặt”, nhóm cho biết. “Chấp nhận luật này có nghĩa là tiếp tục hỗ trợ chế độ độc tài.”
Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết luật này sẽ làm tăng phạm vi quản lý của mình và giúp ngăn chặn các nhóm cực đoan, chẳng hạn như các giáo phái và những người sử dụng tôn giáo để đe dọa sự thống nhất quốc gia.
Nó khẳng định rằng theo luật này – do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam soạn thảo – tất cả mọi người có quyền hành đạo và tham dự các lễ hội tôn giáo và “nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi người được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, và đảm bảo rằng tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”.
Tuy nhiên, hơn 50 tổ chức chính trị, nhân quyền và các nhóm tôn giáo – trong đó có Nhóm Nghị sĩ ASEAN về Nhân quyền, Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế – đã ký tên vào kiến nghị thư để kêu gọi không thông qua luật này.
Human Rights Watch tuyên bố luật này cho phép chính quyền đàn áp các nhóm tôn giáo mà họ không thích. Tổ chức này nói nhiều cụm từ trong luật này như “đoàn kết dân tộc”, “an ninh quốc gia” và “tinh thần xã hội” là mơ hồ một cách có chủ đích và có thể được sử dụng một cách tùy tiện để đàn áp các nhà hoạt động chính trị. Điều 32 của luật này nói các cuộc gặp mặt tôn giáo phải “có tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa hợp”, và Điều 22 nói giáo dục tôn giáo phải bao gồm “lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam” như là những môn học chính.
Người cộng sản, những người đã kiểm soát phía bắc đất nước năm 1954 và cả nước 21 năm sau, không thích phải san sẻ quyền lực với nhà thờ. Nhiều đất đai của nhà thờ đã bị tịch thu bởi nhà nước độc đảng và những người cộng sản vô thần đã phải vật lộn để đối phó với tôn giáo từ khi đó.
Hà Nội công nhận 39 tổ chức tôn giáo từ 14 tôn giáo, với 24 triệu tín đồ, nhưng vẫn tùy tiện cáo buộc và bỏ tù nhiều tín đồ, đặc biệt là những người thuộc những nhóm chưa đăng ký. Giới tăng lữ thường phàn nàn rằng nhiều buổi lễ của nhà thờ bị gián đoạn bởi cảnh sát, lực lượng dùng sức mạnh để đi vào đám đông và yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân của con chiên.
Cha Nguyễn Văn Lý, một người ủng hộ hàng đầu của Hội đồng liên tôn, được trả tự do vào tháng 5 sau khi trả qua 8 năm trong tù. Trong một trường hợp khác, cuộc đàn áp của nhà hoạt động Kitô giáo Trần Thị Hồng gây sự chú ý của các quan chức nhân quyền Liên Hợp quốc, những người đã kêu gọi chính phủ Việt Nam ngăn chặn việc quấy rối cô sau khi cô “liên tục bị bắt và bị tra tấn”. Chồng bà, giám đốc của Hội thánh Tin lành Lutheran Việt Nam-Mỹ, đã bị bắt giam vào năm 2011.
Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận châu Á của HRW, cho biết Hà Nội rất hiệu quả trong việc hạn chế thực hành tôn giáo bằng pháp luật, bắt các tổ chức không chính thức đăng ký, sách nhiễu và giám sát.
Ở các vùng nông thôn, các tôn giáo không được thừa nhận còn bị đối xử tồi tệ hơn. Nhiều người Thượng và những người theo của nhóm đạo Kito giáo De Ga và Hà Mòn đã phải đối mặt với sự đàn áp và chạy sang Campuchia. Nhiều nhánh của nhà thờ Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Tin lành và Công giáo độc lập ở Tây Nguyên, nhiều ngôi chùa Khmer Krom Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã bị sách nhiễu và đàn áp, ông Robertson nói.
Luật mới cũng chứa một điều khoản cấm lạm dụng quyền tự do tôn giáo mà gây hại cho đại đoàn kết dân tộc, gây tổn hại cho quốc phòng nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
“Điểm mấu chốt là chính phủ Việt Nam nói chung coi tôn giáo như là một cái gì đó để có thể thao túng và hạn chế, không được tôn trọng – và vì vậy nó liên tục tiến hành một cuộc chiến trên khắp đất nước để giữ tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước,” ông Robertson nói.
Ngay cả nhiều thành viên của Đảng Cộng sản không đồng ý với việc đàn áp này. Đại biểu quốc hội Khúc Thị Duyên, cảnh báo các quy định là “không phù hợp và có thể là không công bằng cho các tổ chức tôn giáo”, và chỉ trích là “không thích hợp” một quy định rằng các tổ chức tôn giáo chỉ được công nhận sau khi có hoạt động trong 10 năm.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực đấu tranh với tôn giáo. Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia thường mâu thuẫn với nhà nước trong khi Thiên Chúa giáo ở Philippines và Phật giáo ở Myanmar cũng đã có những xung đột giữa giáo sĩ và chính quyền trung ương.
Keith Loveard, một nhà phân tích rủi ro của Concord Consultancy, cho biết Việt Nam có cộng đồng Công giáo và Phật giáo lớn và điều đó làm luật quản lý tôn giáo khó khăn để có được quyền. “Vấn đề là bạn phải được công bằng và trở nên công bằng là một điều khá khó khăn để làm,” ông nói thêm rằng chính quyền đã phải xem xét sự hận thù chống lại người bỏ đạo và sự xuất hiện của các giáo phái phái, mà nhiều trong số đó hoạt động rửa tiền.
“Chính phủ có điều chỉnh, cấm hay yêu cầu tiêu chuẩn nhất định hoặc chính quyền cố gắng để tạo ra một bầu không khí khoan dung có liên quan hoặc đàn áp?
“Kết quả cuối cùng là một mớ hỗn độn. Chính phủ sẽ có nhiều rắc rối hơn giống như nó đã mở hộp Pandora. Điều tốt nhất mà chính phủ nên làm là để các nhà lãnh đạo tôn giáo họ tự làm hơn là dùng luật để áp đặt.”
—————
December 5, 2016
VNTB- Luật tôn giáo mới của Việt Nam là bình phong cho trấn áp chính trị?
by HR Defender • [Human Rights]
VNTB | 05.12.2016
Luke Hunt, South China Morning Post, ngày 02/12/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Chính phủ cộng sản bảo vệ việc xây dựng pháp luật như bảo vệ “sự đoàn kết dân tộc”; nhóm nhân quyền nói chính quyền sẽ sử dụng sự mơ hồ của luật này để đàn áp giới bất đồng chính kiến.
Một đạo luật gây tranh cãi về tôn giáo vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, dấy lên những lo ngại mới về đàn áp của nhà nước dưới danh nghĩa “đoàn kết dân tộc”.
Việt Nam bỏ qua những mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc phê chuẩn Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, mà nhiều người lo sợ sẽ được sử dụng bởi cảnh sát và chính quyền trong việc đàn áp người có đức tin. Quốc hội đã thông qua luật này tháng cuối tháng 11 với 85% số phiếu ủng hộ, bất chấp sự phản đối chưa từng có, bao gồm cả một số từ trong đảng cầm quyền.
Trong số các nhà phê bình luật này gay gắt nhất là Hội đồng Liên tôn Việt Nam, với 27 tổ chức thành viên – Kitô giáo, Phật giáo, Cao Đài và các nhóm Hòa Hảo – nói rằng các nhóm tôn giáo không có nghĩa vụ phải tuân theo nó.
“Với tư cách là những người lãnh đạo tinh thần đấu tranh cho tự do tôn giáo và các quyền con người và dân sự của nhân dân, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ luật mà chính phủ cộng sản sử dụng Quốc hội để phê duyệt và áp đặt”, nhóm cho biết. “Chấp nhận luật này có nghĩa là tiếp tục hỗ trợ chế độ độc tài.”
Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết luật này sẽ làm tăng phạm vi quản lý của mình và giúp ngăn chặn các nhóm cực đoan, chẳng hạn như các giáo phái và những người sử dụng tôn giáo để đe dọa sự thống nhất quốc gia.
Nó khẳng định rằng theo luật này – do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam soạn thảo – tất cả mọi người có quyền hành đạo và tham dự các lễ hội tôn giáo và “nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi người được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, và đảm bảo rằng tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”.
Tuy nhiên, hơn 50 tổ chức chính trị, nhân quyền và các nhóm tôn giáo – trong đó có Nhóm Nghị sĩ ASEAN về Nhân quyền, Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế – đã ký tên vào kiến nghị thư để kêu gọi không thông qua luật này.
Human Rights Watch tuyên bố luật này cho phép chính quyền đàn áp các nhóm tôn giáo mà họ không thích. Tổ chức này nói nhiều cụm từ trong luật này như “đoàn kết dân tộc”, “an ninh quốc gia” và “tinh thần xã hội” là mơ hồ một cách có chủ đích và có thể được sử dụng một cách tùy tiện để đàn áp các nhà hoạt động chính trị. Điều 32 của luật này nói các cuộc gặp mặt tôn giáo phải “có tinh thần đoàn kết dân tộc và hòa hợp”, và Điều 22 nói giáo dục tôn giáo phải bao gồm “lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam” như là những môn học chính.
Người cộng sản, những người đã kiểm soát phía bắc đất nước năm 1954 và cả nước 21 năm sau, không thích phải san sẻ quyền lực với nhà thờ. Nhiều đất đai của nhà thờ đã bị tịch thu bởi nhà nước độc đảng và những người cộng sản vô thần đã phải vật lộn để đối phó với tôn giáo từ khi đó.
Hà Nội công nhận 39 tổ chức tôn giáo từ 14 tôn giáo, với 24 triệu tín đồ, nhưng vẫn tùy tiện cáo buộc và bỏ tù nhiều tín đồ, đặc biệt là những người thuộc những nhóm chưa đăng ký. Giới tăng lữ thường phàn nàn rằng nhiều buổi lễ của nhà thờ bị gián đoạn bởi cảnh sát, lực lượng dùng sức mạnh để đi vào đám đông và yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân của con chiên.
Cha Nguyễn Văn Lý, một người ủng hộ hàng đầu của Hội đồng liên tôn, được trả tự do vào tháng 5 sau khi trả qua 8 năm trong tù. Trong một trường hợp khác, cuộc đàn áp của nhà hoạt động Kitô giáo Trần Thị Hồng gây sự chú ý của các quan chức nhân quyền Liên Hợp quốc, những người đã kêu gọi chính phủ Việt Nam ngăn chặn việc quấy rối cô sau khi cô “liên tục bị bắt và bị tra tấn”. Chồng bà, giám đốc của Hội thánh Tin lành Lutheran Việt Nam-Mỹ, đã bị bắt giam vào năm 2011.
Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận châu Á của HRW, cho biết Hà Nội rất hiệu quả trong việc hạn chế thực hành tôn giáo bằng pháp luật, bắt các tổ chức không chính thức đăng ký, sách nhiễu và giám sát.
Ở các vùng nông thôn, các tôn giáo không được thừa nhận còn bị đối xử tồi tệ hơn. Nhiều người Thượng và những người theo của nhóm đạo Kito giáo De Ga và Hà Mòn đã phải đối mặt với sự đàn áp và chạy sang Campuchia. Nhiều nhánh của nhà thờ Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Tin lành và Công giáo độc lập ở Tây Nguyên, nhiều ngôi chùa Khmer Krom Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã bị sách nhiễu và đàn áp, ông Robertson nói.
Luật mới cũng chứa một điều khoản cấm lạm dụng quyền tự do tôn giáo mà gây hại cho đại đoàn kết dân tộc, gây tổn hại cho quốc phòng nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
“Điểm mấu chốt là chính phủ Việt Nam nói chung coi tôn giáo như là một cái gì đó để có thể thao túng và hạn chế, không được tôn trọng – và vì vậy nó liên tục tiến hành một cuộc chiến trên khắp đất nước để giữ tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước,” ông Robertson nói.
Ngay cả nhiều thành viên của Đảng Cộng sản không đồng ý với việc đàn áp này. Đại biểu quốc hội Khúc Thị Duyên, cảnh báo các quy định là “không phù hợp và có thể là không công bằng cho các tổ chức tôn giáo”, và chỉ trích là “không thích hợp” một quy định rằng các tổ chức tôn giáo chỉ được công nhận sau khi có hoạt động trong 10 năm.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực đấu tranh với tôn giáo. Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia thường mâu thuẫn với nhà nước trong khi Thiên Chúa giáo ở Philippines và Phật giáo ở Myanmar cũng đã có những xung đột giữa giáo sĩ và chính quyền trung ương.
Keith Loveard, một nhà phân tích rủi ro của Concord Consultancy, cho biết Việt Nam có cộng đồng Công giáo và Phật giáo lớn và điều đó làm luật quản lý tôn giáo khó khăn để có được quyền. “Vấn đề là bạn phải được công bằng và trở nên công bằng là một điều khá khó khăn để làm,” ông nói thêm rằng chính quyền đã phải xem xét sự hận thù chống lại người bỏ đạo và sự xuất hiện của các giáo phái phái, mà nhiều trong số đó hoạt động rửa tiền.
“Chính phủ có điều chỉnh, cấm hay yêu cầu tiêu chuẩn nhất định hoặc chính quyền cố gắng để tạo ra một bầu không khí khoan dung có liên quan hoặc đàn áp?
“Kết quả cuối cùng là một mớ hỗn độn. Chính phủ sẽ có nhiều rắc rối hơn giống như nó đã mở hộp Pandora. Điều tốt nhất mà chính phủ nên làm là để các nhà lãnh đạo tôn giáo họ tự làm hơn là dùng luật để áp đặt.”
—————