Chính quyền Huế đàn áp Đan Viện Thiên An, dẫm đạp lên thánh giá.
SBTN | 06.12.2016
Theo Premierchristanradio.com, luật quy định hoạt động tôn giáo mới có hiệu lực thi hành vào tháng tới tại Việt Nam đã làm bùng lên sự lo ngại cho hoạt động của các tôn giáo, và đặc biệt hạn chế tín đồ Ky tô giáo đi nhà thờ.
Theo luật mới của nhà cầm quyền CSVN, các tổ chức tôn giáo muốn hoạt động phải được sự chấp thuận của nhà nước, và phải ghi danh, cam kết tuân hành Luật Tôn giáo và Tín Ngưỡng của họ.
Ông Thomas Muller, nhà phân tích của Open Doors, tổ chức trợ giúp các Ky tô hữu khẳng định với Tổ chức Giám sát Thế giới (World Watch Monitor) rằng những quy định như thế sẽ gây khó khăn cho việc thực hành tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Bộ luật tôn giáo mới được quốc hội Cộng sản Việt Nam phê chuẩn hồi tháng qua, và bắt đầu có hiệu lực thi hành vào tháng 11/2017, đã bị hơn 50 tổ chức trên thế giới lên án, trong đó có Ân xá Quốc tế và Christian Solidarity Worldwide.
Một số nhà lập pháp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã lên tiếng chỉ trích bộ luật tôn giáo và tín ngưỡng mới của Việt Nam.
Trong khi đó, theo truyền thông của nhà nước CSVN, một số nhà lãnh đạo “tôn giáo quốc doanh” ở Việt Nam đã lên tiếng ủng hộ bộ luật mới này. Họ cho rằng bộ luật mới nhằm mục đích “loại trừ mọi thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội”.
Năm 2015 là một năm u ám của nền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hình ảnh chính quyền CSVN cho người giẫm đạp lên thánh giá tại Đan Viện Thiên An Huế, xóa bỏ chùa Liên Trì tại Quận 2 Sài Gòn đã gây căm phẫn cho người Việt tự do khắp nơi trên thế giới
Song Châu / SBTN
December 7, 2016
50 tổ chức quốc tế lên án luật tôn giáo mới của CSVN
by HR Defender • [Human Rights]
Chính quyền Huế đàn áp Đan Viện Thiên An, dẫm đạp lên thánh giá.
SBTN | 06.12.2016
Theo Premierchristanradio.com, luật quy định hoạt động tôn giáo mới có hiệu lực thi hành vào tháng tới tại Việt Nam đã làm bùng lên sự lo ngại cho hoạt động của các tôn giáo, và đặc biệt hạn chế tín đồ Ky tô giáo đi nhà thờ.
Theo luật mới của nhà cầm quyền CSVN, các tổ chức tôn giáo muốn hoạt động phải được sự chấp thuận của nhà nước, và phải ghi danh, cam kết tuân hành Luật Tôn giáo và Tín Ngưỡng của họ.
Ông Thomas Muller, nhà phân tích của Open Doors, tổ chức trợ giúp các Ky tô hữu khẳng định với Tổ chức Giám sát Thế giới (World Watch Monitor) rằng những quy định như thế sẽ gây khó khăn cho việc thực hành tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Bộ luật tôn giáo mới được quốc hội Cộng sản Việt Nam phê chuẩn hồi tháng qua, và bắt đầu có hiệu lực thi hành vào tháng 11/2017, đã bị hơn 50 tổ chức trên thế giới lên án, trong đó có Ân xá Quốc tế và Christian Solidarity Worldwide.
Một số nhà lập pháp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã lên tiếng chỉ trích bộ luật tôn giáo và tín ngưỡng mới của Việt Nam.
Trong khi đó, theo truyền thông của nhà nước CSVN, một số nhà lãnh đạo “tôn giáo quốc doanh” ở Việt Nam đã lên tiếng ủng hộ bộ luật mới này. Họ cho rằng bộ luật mới nhằm mục đích “loại trừ mọi thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội”.
Năm 2015 là một năm u ám của nền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hình ảnh chính quyền CSVN cho người giẫm đạp lên thánh giá tại Đan Viện Thiên An Huế, xóa bỏ chùa Liên Trì tại Quận 2 Sài Gòn đã gây căm phẫn cho người Việt tự do khắp nơi trên thế giới
Song Châu / SBTN