VOA | 21.12.2016
Giáng sinh năm nay, nhóm thiện nguyện thuộc Phòng Công lý – Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn do linh mục Lê Ngọc Thanh làm điều phối sẽ tổ chức một chương trình tặng quà để tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại nhiều tỉnh thành phía Nam, gồm có thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, và Tây Ninh.
Đây là một hoạt động do một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện cùng với nhiều thiện nguyện viên và ân nhân xa gần.
Linh mục Lê Ngọc Thanh nói với VOA Việt ngữ rằng có khoảng 2.600 thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà sẽ được mời tham gia đợt tri ân lần này tại Dòng Chúa Cứu thế Sài gòn. Riêng đợt tri ân từ 27/12 đến 30/12 sẽ có 1.300 thương phế binh được tặng quà.
Linh mục Lê Thanh nói mục tiêu của hoạt động này không nhằm mục đích cứu trợ, bởi vì những gì được chia sẻ cho thương phế binh quá ít ỏi, chỉ trên dưới 1 triệu đồng/ năm.
Mục đích của chương trình này, theo linh mục Thanh, là nhằm “nâng đỡ tinh thần cho các thương phế binh sau gần 42 năm bị bỏ quên.” Linh mục Lê Ngọc Thanh nói họ gần như không được hưởng bất cứ chính sách nào sau chiến tranh Việt Nam:
“Mục tiêu chính yếu của chúng tôi là muốn trả lại danh dự cho các anh em Việt Nam Cộng Hòa. Họ sống suốt 42 năm dưới chế độ nước cộng hòa XHCN Việt Nam, bị miệt thị là ngụy quân ngụy quyền, kẻ nối giáo cho giặt. Họ bị gạt ra bên lề. Việc họ đi lính là trách nhiệm công dân của họ. Họ đã chu toàn trách nhiệm công dân một cách anh dũng thì tạo sao mình lại vinh danh một hệ thống chính trị nào đó để miệt thị, để loại trừ. Chúng tôi muốn chủ động trao lại cho anh cái danh hiệu đó. Và qua việc đó cũng muốn nhắc cho thấy rằng đây là một việc cần phải làm.”
Linh mục Thanh cho biết là về phản ứng của chính quyền địa phương, lúc đầu cũng có một số quan ngại về hoạt động của nhóm, nhưng nay họ đã có thái độ ‘thoáng’ hơn. Linh mục Thanh nói:
“Tất cả anh em đi dự nếu họ biết địa chỉ cư ngụ thì họ gây khó khăn. Họ chặn xe không cho đi. Năm ngoái chỉ còn 1-2 trường hợp thôi. Nhưng tôi nghĩ rằng trong năm nay sẽ không có an hem nào bị chặn. Ít nhất nhà cầm quyền thấy rõ rằng việc làm này là cần thiết. Còn đối với các tình nguyện viên trẻ, đa phần là ở trong nước, cho thấy hoạt động này gây được ý thức cộng đồng của những người trẻ tri ân những người đã cống hiến một phần xương máu của mình cho đất nước, cho tổ quốc, và họ thấy rằng họ cảm thấy hãnh diện vì được phục vụ.”
Linh mục Thanh nói rằng về phần các thương phế binh họ cảm thấy được tôn trọng, chứ không phải nhận sự bố thí, bị ruồng rẫy hay lên án.
Được biết tới tháng 1-2017, nhóm của Linh mục Thanh sẽ tổ chức đợt tri ân cho 300 thương phế binh ở khu vực miền Trung gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Tuy không phải là một tổ chức từ thiện, nhưng trong năm 2016, Chương trình tri ân thương phế binh Cộng hòa đã đều đặn cung cấp các dịch vụ thường xuyên cho các thương phế binh. Linh mục Thanh giải thích:
“Chúng tôi đã mua bảo hiểm y tế cho 947 ông, đã tổ chức tầm soát sức khỏe cho 1.644 ông, cấp 101 xe lăn, và119 xe lắc, cùng với 239 cặp nạng, 215 gậy, 228 chân giả, 1071 cặp mắt kính, 515 máy đo huyết áp, hỗ trợ viện phí cho 210 người, phúng điếu tại 72 đám tang, sửa 29 căn nhà, và xây mới 19 căn nhà.”
Theo linh mục Lê Ngọc Thanh chương trình Tri Ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa lần đầu tiên thực hiện vào năm 2012, xuất phát từ hoạt động hỗ trợ cho cho thương phế binh do chùa Liên Trì thực hiện, hỗ trợ cho khoảng 100 thương phế binh. Do bị công an Việt Nam ngăn chặn không cho các thương phế binh đến chùa nhận gạo, một số người tuy đến được nhưng đã bị tịch thu gạo. Lúc đó Hòa thượng Thích Không Tánh của chùa Liên trì đã đề nghị Dòng Chúa Cứu thế thực hiện tiếp chương trình này. Sau đó con số tăng dần theo các năm: năm 2013 có 250 người, năm 2014 có 500 người, năm 2015 có 1.300 người và năm nay 2016 có 5.000 người.
Cũng theo linh mục Lê Ngọc Thanh, Chương trình Tri Ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa không phải là một hoạt động cứu trợ xã hội hay từ thiện, hoạt động này không trực thuộc các hội đoàn, tổ chức chính thức nào của chính phủ hay phi chính phủ (NGO), và cũng không thuộc một tổ chức chính trị nào.
December 21, 2016
Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
by HR Defender • [Human Rights]
VOA | 21.12.2016
Giáng sinh năm nay, nhóm thiện nguyện thuộc Phòng Công lý – Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn do linh mục Lê Ngọc Thanh làm điều phối sẽ tổ chức một chương trình tặng quà để tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại nhiều tỉnh thành phía Nam, gồm có thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, và Tây Ninh.
Đây là một hoạt động do một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện cùng với nhiều thiện nguyện viên và ân nhân xa gần.
Linh mục Lê Ngọc Thanh nói với VOA Việt ngữ rằng có khoảng 2.600 thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà sẽ được mời tham gia đợt tri ân lần này tại Dòng Chúa Cứu thế Sài gòn. Riêng đợt tri ân từ 27/12 đến 30/12 sẽ có 1.300 thương phế binh được tặng quà.
Linh mục Lê Thanh nói mục tiêu của hoạt động này không nhằm mục đích cứu trợ, bởi vì những gì được chia sẻ cho thương phế binh quá ít ỏi, chỉ trên dưới 1 triệu đồng/ năm.
Mục đích của chương trình này, theo linh mục Thanh, là nhằm “nâng đỡ tinh thần cho các thương phế binh sau gần 42 năm bị bỏ quên.” Linh mục Lê Ngọc Thanh nói họ gần như không được hưởng bất cứ chính sách nào sau chiến tranh Việt Nam:
“Mục tiêu chính yếu của chúng tôi là muốn trả lại danh dự cho các anh em Việt Nam Cộng Hòa. Họ sống suốt 42 năm dưới chế độ nước cộng hòa XHCN Việt Nam, bị miệt thị là ngụy quân ngụy quyền, kẻ nối giáo cho giặt. Họ bị gạt ra bên lề. Việc họ đi lính là trách nhiệm công dân của họ. Họ đã chu toàn trách nhiệm công dân một cách anh dũng thì tạo sao mình lại vinh danh một hệ thống chính trị nào đó để miệt thị, để loại trừ. Chúng tôi muốn chủ động trao lại cho anh cái danh hiệu đó. Và qua việc đó cũng muốn nhắc cho thấy rằng đây là một việc cần phải làm.”
Linh mục Thanh cho biết là về phản ứng của chính quyền địa phương, lúc đầu cũng có một số quan ngại về hoạt động của nhóm, nhưng nay họ đã có thái độ ‘thoáng’ hơn. Linh mục Thanh nói:
“Tất cả anh em đi dự nếu họ biết địa chỉ cư ngụ thì họ gây khó khăn. Họ chặn xe không cho đi. Năm ngoái chỉ còn 1-2 trường hợp thôi. Nhưng tôi nghĩ rằng trong năm nay sẽ không có an hem nào bị chặn. Ít nhất nhà cầm quyền thấy rõ rằng việc làm này là cần thiết. Còn đối với các tình nguyện viên trẻ, đa phần là ở trong nước, cho thấy hoạt động này gây được ý thức cộng đồng của những người trẻ tri ân những người đã cống hiến một phần xương máu của mình cho đất nước, cho tổ quốc, và họ thấy rằng họ cảm thấy hãnh diện vì được phục vụ.”
Linh mục Thanh nói rằng về phần các thương phế binh họ cảm thấy được tôn trọng, chứ không phải nhận sự bố thí, bị ruồng rẫy hay lên án.
Được biết tới tháng 1-2017, nhóm của Linh mục Thanh sẽ tổ chức đợt tri ân cho 300 thương phế binh ở khu vực miền Trung gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Tuy không phải là một tổ chức từ thiện, nhưng trong năm 2016, Chương trình tri ân thương phế binh Cộng hòa đã đều đặn cung cấp các dịch vụ thường xuyên cho các thương phế binh. Linh mục Thanh giải thích:
“Chúng tôi đã mua bảo hiểm y tế cho 947 ông, đã tổ chức tầm soát sức khỏe cho 1.644 ông, cấp 101 xe lăn, và119 xe lắc, cùng với 239 cặp nạng, 215 gậy, 228 chân giả, 1071 cặp mắt kính, 515 máy đo huyết áp, hỗ trợ viện phí cho 210 người, phúng điếu tại 72 đám tang, sửa 29 căn nhà, và xây mới 19 căn nhà.”
Theo linh mục Lê Ngọc Thanh chương trình Tri Ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa lần đầu tiên thực hiện vào năm 2012, xuất phát từ hoạt động hỗ trợ cho cho thương phế binh do chùa Liên Trì thực hiện, hỗ trợ cho khoảng 100 thương phế binh. Do bị công an Việt Nam ngăn chặn không cho các thương phế binh đến chùa nhận gạo, một số người tuy đến được nhưng đã bị tịch thu gạo. Lúc đó Hòa thượng Thích Không Tánh của chùa Liên trì đã đề nghị Dòng Chúa Cứu thế thực hiện tiếp chương trình này. Sau đó con số tăng dần theo các năm: năm 2013 có 250 người, năm 2014 có 500 người, năm 2015 có 1.300 người và năm nay 2016 có 5.000 người.
Cũng theo linh mục Lê Ngọc Thanh, Chương trình Tri Ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa không phải là một hoạt động cứu trợ xã hội hay từ thiện, hoạt động này không trực thuộc các hội đoàn, tổ chức chính thức nào của chính phủ hay phi chính phủ (NGO), và cũng không thuộc một tổ chức chính trị nào.