SBTN | 23.12.2016
Vào khoảng 11 giờ trưa ngày 23 tháng 12 năm 2016, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động và công nhân cầu đường phá hủy nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Việc này đã xảy ra ẩu đả, ném đá, dẫn đến có người bị thương phải cấp cứu.
Chia sẻ với phóng viên SBTN, bác Trầm, một người dân địa phương cho biết: “Nhà cầm quyền huyện Quảng Xuân đã cho công ty cầu đường thi công làm một con đường đi qua nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa. Tuy nhiên, vì nghĩa trang là nơi chôn mồ mả của ông bà tổ tiên nên người dân không ai đồng ý. Phía nhà cầm quyền cũng không có đền bù thiệt hại nào cho người dân, vì vậy mà quá trình tranh chấp đã diễn ra lâu nay. Sáng hôm nay, lợi dụng lúc bà con người dân xứ Xuân Hòa đang chuẩn bị đón Noel nên nhà cầm quyền đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, công nhân cầu đường, máy cẩu đến để thi công làm đường, đập phá mồ mả. Sau đó, người dân biết được nên đã giật chuông nhà thờ và đông đảo người dân đã tập trung ra ngăn cản không cho phía nhà cầm quyền tiếp tục thi công. Sau một hồi tranh chấp và đã xảy ra ẩu đả nên hai bên đã cầm đá ném nhau và dẫn đến có một người bị ném trúng đầu và dẫn đến chảy máu nên phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau đó, phía nhà cầm quyền đã gọi điện thương lượng với Hội đồng mục vụ giáo xứ để giảm bớt tình hình căng thẳng và rút lui khỏi khu vực nghĩa trang.”
Ông Trầm còn cho biết thêm: “cách đây không lâu, phó thủ tướng Chính phủ, ông Trương Hòa Bình đã tới giáo xứ Xuân Hòa để gặp Linh mục Phê-rô Mai Xuân Ái, cha chánh xứ Xuân Hòa và có hứa là đầu tháng 01/01/2017 tới đây sẽ có công văn chính thức của chính phủ về việc nhà cầm quyền âm mữu cưỡng chế chiếm đoạt đất nghĩa trang của bà con.”
Được biết, nguyên nhân của sự việc bắt đầu từ năm 2010, đã có ký kết về vị trí móc biên giới giữa xã Quảng Xuân và Quảng Hưng. Nhưng biên giới đất giáp ranh giữa hai xã trở nên không rõ ràng và xảy ra tranh chấp giữa đôi bên. Người dân xứ Xuân Hòa đã nhiều lần viết đơn kiến nghị và khiếu nại gửi lên các cấp có thẩm quyền, nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Vào tháng 11/2015, bà con giáo xứ Xuân Hòa đi tảo mộ nhằm làm sạch khuôn viên nghĩa trang. Chiều cùng ngày, một nhóm thanh niên xã Quảng Hưng đã dùng hung khí chặn đánh 4 người dân xứ Xuân Hòa bị thương nặng. Đến tháng 10/2016 vừa qua, người dân xứ Xuân Hòa tiếp tục phát giác nhiều ngôi mộ đã bị đào bới, bị đập phá phần mộ và lễ đài cùng tượng Chúa Giêsu đã bị đập phá.
Sau đó, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch lại tiếp tục ra thông báo là sẽ mở con đường đi qua khu vực nghĩa trang xứ Xuân Hòa. Nhưng người dân không ai đồng ý, và cũng không ai nhận một khoản đền bù nào.
Một người dân khác tại địa phương chia sẻ: “Nhà cầm quyền đã dùng mọi thủ đoạn, âm mưu nhằm cưỡng chế khu vực nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa để thi công mở tuyến đường mới. Người dân không chịu và cho rằng đây là đất mồ mả ông cha đã tồn tại nhiều năm, nên không thể làm ngơ, và quyết tâm sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ đất ông cha tổ tiên để lại.”
Nguyên Nguyễn/SBTN
December 24, 2016
Bất chấp mùa Giáng Sinh, chính quyền Quảng Bình cưỡng chế đất nghĩa trang xứ Xuân Hòa
by HR Defender • [Human Rights]
SBTN | 23.12.2016
Vào khoảng 11 giờ trưa ngày 23 tháng 12 năm 2016, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động và công nhân cầu đường phá hủy nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Việc này đã xảy ra ẩu đả, ném đá, dẫn đến có người bị thương phải cấp cứu.
Chia sẻ với phóng viên SBTN, bác Trầm, một người dân địa phương cho biết: “Nhà cầm quyền huyện Quảng Xuân đã cho công ty cầu đường thi công làm một con đường đi qua nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa. Tuy nhiên, vì nghĩa trang là nơi chôn mồ mả của ông bà tổ tiên nên người dân không ai đồng ý. Phía nhà cầm quyền cũng không có đền bù thiệt hại nào cho người dân, vì vậy mà quá trình tranh chấp đã diễn ra lâu nay. Sáng hôm nay, lợi dụng lúc bà con người dân xứ Xuân Hòa đang chuẩn bị đón Noel nên nhà cầm quyền đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, công nhân cầu đường, máy cẩu đến để thi công làm đường, đập phá mồ mả. Sau đó, người dân biết được nên đã giật chuông nhà thờ và đông đảo người dân đã tập trung ra ngăn cản không cho phía nhà cầm quyền tiếp tục thi công. Sau một hồi tranh chấp và đã xảy ra ẩu đả nên hai bên đã cầm đá ném nhau và dẫn đến có một người bị ném trúng đầu và dẫn đến chảy máu nên phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau đó, phía nhà cầm quyền đã gọi điện thương lượng với Hội đồng mục vụ giáo xứ để giảm bớt tình hình căng thẳng và rút lui khỏi khu vực nghĩa trang.”
Ông Trầm còn cho biết thêm: “cách đây không lâu, phó thủ tướng Chính phủ, ông Trương Hòa Bình đã tới giáo xứ Xuân Hòa để gặp Linh mục Phê-rô Mai Xuân Ái, cha chánh xứ Xuân Hòa và có hứa là đầu tháng 01/01/2017 tới đây sẽ có công văn chính thức của chính phủ về việc nhà cầm quyền âm mữu cưỡng chế chiếm đoạt đất nghĩa trang của bà con.”
Được biết, nguyên nhân của sự việc bắt đầu từ năm 2010, đã có ký kết về vị trí móc biên giới giữa xã Quảng Xuân và Quảng Hưng. Nhưng biên giới đất giáp ranh giữa hai xã trở nên không rõ ràng và xảy ra tranh chấp giữa đôi bên. Người dân xứ Xuân Hòa đã nhiều lần viết đơn kiến nghị và khiếu nại gửi lên các cấp có thẩm quyền, nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Vào tháng 11/2015, bà con giáo xứ Xuân Hòa đi tảo mộ nhằm làm sạch khuôn viên nghĩa trang. Chiều cùng ngày, một nhóm thanh niên xã Quảng Hưng đã dùng hung khí chặn đánh 4 người dân xứ Xuân Hòa bị thương nặng. Đến tháng 10/2016 vừa qua, người dân xứ Xuân Hòa tiếp tục phát giác nhiều ngôi mộ đã bị đào bới, bị đập phá phần mộ và lễ đài cùng tượng Chúa Giêsu đã bị đập phá.
Sau đó, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch lại tiếp tục ra thông báo là sẽ mở con đường đi qua khu vực nghĩa trang xứ Xuân Hòa. Nhưng người dân không ai đồng ý, và cũng không ai nhận một khoản đền bù nào.
Một người dân khác tại địa phương chia sẻ: “Nhà cầm quyền đã dùng mọi thủ đoạn, âm mưu nhằm cưỡng chế khu vực nghĩa trang của người dân xứ Xuân Hòa để thi công mở tuyến đường mới. Người dân không chịu và cho rằng đây là đất mồ mả ông cha đã tồn tại nhiều năm, nên không thể làm ngơ, và quyết tâm sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ đất ông cha tổ tiên để lại.”
Nguyên Nguyễn/SBTN