RFA | 25.12.2016
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sốt ruột về việc cho đến nay chưa xử lý kỷ luật được bất kỳ viên chức của Đảng hoặc Chính quyền có trách nhiệm trong việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý của Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh mà hậu quả dẫn tới thảm họa môi trường biển miền Trung hồi tháng 4/2016.
Đối tượng nặng ký
Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh, người được tổ chức Phóng viên không biên giới vinh danh là Công dân mạng toàn cầu 2013, từ Saigon trình bày ý kiến về việc những ai thực sự phải chịu trách nhiệm trong việc đưa dự án gang thép Formosa về Hà Tĩnh và làm ngơ với những dễ dãi làm tổn hại môi trường:
“ Không một quốc gia nào chấp nhận việc gây ra thảm họa môi trường lớn như vậy mà đến bây giờ vẫn chưa kỷ luật được những người nào chịu trách nhiệm, chưa chỉ ra đích danh những người chịu trách nhiệm.
Theo tôi, chịu trách nhiệm chính vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thủ tướng thời đó và trên ông ta là Đảng đã có chủ trương cho phép Formosa vào Hà Tĩnh và tiếp theo đó nữa là Bộ Tài nguyên Môi trường đã cho phép xả thải, rồi không kiểm tra kỹ chuyện trong hợp đồng ký kết đã không có ràng buộc bảo vệ môi trường.
Ai liên quan đến trách nhiệm đó thì cần làm rõ. ”
Sự mất kiên nhẫn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được thể hiện qua sự kiện ngày 21/12/2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo tiến độ kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân hoặc tập thể liên quan đến sai phạm của Formosa.
Ý kiến của Thủ tướng là việc này để lâu quá ảnh hưởng không tốt đến công tác chỉ đạo và Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cần thực hiện lời hứa với Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.
Theo báo điện tử Chính phủ, trả lời Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang cử đoàn xuống làm việc để xác định những dấu hiệu vi phạm.
Bộ Tài nguyên Môi trường đang phối hợp và sẽ căn cứ kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Bộ Chính trị Trung ương Đảng để xử lý.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thêm rằng nhưng vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ xử lý trong năm 2016. Còn sau khi có ý kiến Bộ Chính trị về tập thể, cá nhân nào nữa có liên quan, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục xử lý.
Formosa và lợi ích nhóm
Lật lại hồ sơ phê duyệt đại dự án Formosa là một việc làm nhiêu khê vì nó nằm trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đại dự án khu Liên hợp Gang thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương tới nay đã kéo dài gần 10 năm.
Từ những xem xét ban đầu năm 2007 thời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực, rồi chính thức phê duyệt các văn kiện trong năm 2008 dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và xảy ra thảm họa môi trường từ tháng 4/2016 với Bộ trưởng tân nhiệm Trần Hồng Hà.
Báo chí dòng chính, cụ thể là tờ Lao Động từng có phóng sự điều tra bật mí những bê bối khó tưởng tượng trong quá trình đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh. Theo đó, cựu Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến tiết lộ đã có sự dính líu của những nhóm lợi ích mà ông gọi là ghê gớm liên quan đến dự án Formosa.
Ông Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, tuy ông ký quyết định cho phép Formosa xả thải ra biển, nhưng đó là quyết định tập thể của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên Môi trường gồm rất nhiều người.
Bên cạnh các giới chức lãnh đạo của Bộ Tài nguyên Môi trường, vai trò đặc biệt quan trọng là ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh.
Nhân vật này được cho là người trực tiếp vận động đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh, cấp phép cho thuê đất 70 năm vượt thẩm quyền nhưng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó hợp thức hóa.
Ông Võ Kim Cự sau khi bình yên rời Hà Tĩnh cuối năm 2015 đã tiếp tục đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, đắc cử Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Với một hệ thống chính trị song trùng Đảng – Chính phủ, vấn đề kết luận ai là người trách nhiệm trong vụ Formosa hầu như nằm trong tay Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan nắm cây roi kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó mới có thể có biện pháp xử lý về mặt chính quyền hoặc xử lý pháp luật.
Dư luận trong những ngày qua bàn tán về việc sẽ phải có con dê tế thần trong vụ Formosa. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Chưa biết con dê đó là con dê nào, đó là những lời bình luận, cần phải có chứng cứ rõ ràng. Bởi vì việc Formosa không phải ông Võ Kim Cự mà làm được, ông cự đã từng nói có các Bộ ngành ở Trung ương đồng ý và có phê duyệt của người đứng đầu chính phủ. Như vậy chia xẻ trách nhiệm đi tới đâu thì xử lý tới đấy.
Nếu nghiêm trọng thì hình thức xử lý cao nhất là khai trừ Đảng, nếu mà đã nghỉ rồi thì như thế, còn nếu dính tới của cải vật chất, nhận tiền nhận hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Gần đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch Đảng. Nỗ lực này được mở ra với những phanh phui sai phạm nghiêm trọng ở Bộ Công Thương, liên quan tới cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Nhân vật này bị cảnh cáo về mặt Đảng bị làm cho mất danh dự, nhưng về mặt pháp luật nếu muốn xử lý hình sự ông cựu Bộ trưởng, thì cần phải có chứng cớ về tham nhũng hối lộ mà đây là điều rất khó chứng minh.
Câu chuyện xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức liên quan tới thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra chưa biết sẽ có kết quả như thế nào, đặc biệt đối với các quan chức mà cao nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tới các Bộ trưởng và Thứ trưởng, các Tổng Cục trưởng, Cục trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường các thời kỳ và đặc biệt nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự.
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, xử lý về mặt Đảng thì cứ xử lý nhưng về mặt pháp luật cần có những chứng cớ cụ thể liên quan tới ăn tiền nhận, hối lộ thì mới có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự.
December 26, 2016
Đi tìm con “dê tế thần” trong vụ Formosa
by HR Defender • [Human Rights]
RFA | 25.12.2016
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sốt ruột về việc cho đến nay chưa xử lý kỷ luật được bất kỳ viên chức của Đảng hoặc Chính quyền có trách nhiệm trong việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý của Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh mà hậu quả dẫn tới thảm họa môi trường biển miền Trung hồi tháng 4/2016.
Đối tượng nặng ký
Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh, người được tổ chức Phóng viên không biên giới vinh danh là Công dân mạng toàn cầu 2013, từ Saigon trình bày ý kiến về việc những ai thực sự phải chịu trách nhiệm trong việc đưa dự án gang thép Formosa về Hà Tĩnh và làm ngơ với những dễ dãi làm tổn hại môi trường:
“ Không một quốc gia nào chấp nhận việc gây ra thảm họa môi trường lớn như vậy mà đến bây giờ vẫn chưa kỷ luật được những người nào chịu trách nhiệm, chưa chỉ ra đích danh những người chịu trách nhiệm.
Theo tôi, chịu trách nhiệm chính vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thủ tướng thời đó và trên ông ta là Đảng đã có chủ trương cho phép Formosa vào Hà Tĩnh và tiếp theo đó nữa là Bộ Tài nguyên Môi trường đã cho phép xả thải, rồi không kiểm tra kỹ chuyện trong hợp đồng ký kết đã không có ràng buộc bảo vệ môi trường.
Ai liên quan đến trách nhiệm đó thì cần làm rõ. ”
Sự mất kiên nhẫn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được thể hiện qua sự kiện ngày 21/12/2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo tiến độ kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân hoặc tập thể liên quan đến sai phạm của Formosa.
Ý kiến của Thủ tướng là việc này để lâu quá ảnh hưởng không tốt đến công tác chỉ đạo và Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cần thực hiện lời hứa với Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.
Theo báo điện tử Chính phủ, trả lời Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang cử đoàn xuống làm việc để xác định những dấu hiệu vi phạm.
Bộ Tài nguyên Môi trường đang phối hợp và sẽ căn cứ kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Bộ Chính trị Trung ương Đảng để xử lý.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thêm rằng nhưng vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ xử lý trong năm 2016. Còn sau khi có ý kiến Bộ Chính trị về tập thể, cá nhân nào nữa có liên quan, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục xử lý.
Formosa và lợi ích nhóm
Lật lại hồ sơ phê duyệt đại dự án Formosa là một việc làm nhiêu khê vì nó nằm trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đại dự án khu Liên hợp Gang thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương tới nay đã kéo dài gần 10 năm.
Từ những xem xét ban đầu năm 2007 thời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực, rồi chính thức phê duyệt các văn kiện trong năm 2008 dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và xảy ra thảm họa môi trường từ tháng 4/2016 với Bộ trưởng tân nhiệm Trần Hồng Hà.
Báo chí dòng chính, cụ thể là tờ Lao Động từng có phóng sự điều tra bật mí những bê bối khó tưởng tượng trong quá trình đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh. Theo đó, cựu Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến tiết lộ đã có sự dính líu của những nhóm lợi ích mà ông gọi là ghê gớm liên quan đến dự án Formosa.
Ông Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, tuy ông ký quyết định cho phép Formosa xả thải ra biển, nhưng đó là quyết định tập thể của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên Môi trường gồm rất nhiều người.
Bên cạnh các giới chức lãnh đạo của Bộ Tài nguyên Môi trường, vai trò đặc biệt quan trọng là ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh.
Nhân vật này được cho là người trực tiếp vận động đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh, cấp phép cho thuê đất 70 năm vượt thẩm quyền nhưng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó hợp thức hóa.
Ông Võ Kim Cự sau khi bình yên rời Hà Tĩnh cuối năm 2015 đã tiếp tục đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, đắc cử Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Với một hệ thống chính trị song trùng Đảng – Chính phủ, vấn đề kết luận ai là người trách nhiệm trong vụ Formosa hầu như nằm trong tay Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan nắm cây roi kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó mới có thể có biện pháp xử lý về mặt chính quyền hoặc xử lý pháp luật.
Dư luận trong những ngày qua bàn tán về việc sẽ phải có con dê tế thần trong vụ Formosa. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Chưa biết con dê đó là con dê nào, đó là những lời bình luận, cần phải có chứng cứ rõ ràng. Bởi vì việc Formosa không phải ông Võ Kim Cự mà làm được, ông cự đã từng nói có các Bộ ngành ở Trung ương đồng ý và có phê duyệt của người đứng đầu chính phủ. Như vậy chia xẻ trách nhiệm đi tới đâu thì xử lý tới đấy.
Nếu nghiêm trọng thì hình thức xử lý cao nhất là khai trừ Đảng, nếu mà đã nghỉ rồi thì như thế, còn nếu dính tới của cải vật chất, nhận tiền nhận hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Gần đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch Đảng. Nỗ lực này được mở ra với những phanh phui sai phạm nghiêm trọng ở Bộ Công Thương, liên quan tới cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Nhân vật này bị cảnh cáo về mặt Đảng bị làm cho mất danh dự, nhưng về mặt pháp luật nếu muốn xử lý hình sự ông cựu Bộ trưởng, thì cần phải có chứng cớ về tham nhũng hối lộ mà đây là điều rất khó chứng minh.
Câu chuyện xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức liên quan tới thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra chưa biết sẽ có kết quả như thế nào, đặc biệt đối với các quan chức mà cao nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tới các Bộ trưởng và Thứ trưởng, các Tổng Cục trưởng, Cục trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường các thời kỳ và đặc biệt nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự.
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, xử lý về mặt Đảng thì cứ xử lý nhưng về mặt pháp luật cần có những chứng cớ cụ thể liên quan tới ăn tiền nhận, hối lộ thì mới có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự.