Human Rights Watch, ngày 12/01/2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
New York -Chính phủ Việt Nam đang thực hiện một chiến dịch đàn áp quy mô lớn về tự do ngôn luận, biểu đạt, lập hội, hội họp, và tôn giáo trong năm 2016, Human Rights Watch cho biết ngày hôm nay tại báo cáo toàn thế giới (World Report) năm 2017. Các blogger và người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam phải đối mặt với sự đe dọa và quấy rối liên tục của cảnh sát, bị kết án tù và là đối tượng để biệt giam trong tù vì đã thực thi các quyền cơ bản của họ.
Trong 687 trang của World Report, báo cáo hàng năm lần thứ 27 của mình, Human Rights Watch đánh giá thực hành quyền con người ở hơn 90 quốc gia. Trong bài luận giới thiệu của mình, Giám đốc điều hành Kenneth Roth viết rằng một thế hệ mới của chế độc tài dân túy đang tìm cách lật đổ các khái niệm về bảo vệ quyền con người, coi các quyền đó như là một trở ngại cho đa số. Đối với những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau bởi nền kinh tế toàn cầu và tội phạm bạo lực ngày càng gia tăng, các nhóm xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông và công chúng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định những giá trị mà quyền tôn trọng dân chủ đã được xây dựng.
“Những hy vọng về ban lãnh đạo của Việt Nam được lựa chọn tại Đại hội Đảng Cộng sản sẽ giảm bớt đàn áp đã tiêu tan trong năm qua”, ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch cho biết. “Nếu họ muốn đất nước phát triển xứng đáng với tiềm năng của mình, chính quyền Việt Nam cần phải tham gia vào các cuộc đối thoại với các nhà phê bình thay vì bịt miệng họ.”
Trong năm 2016, ít nhất 19 người, bao gồm các blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, còn được gọi là Anh Ba Sam, ông Nguyễn Đình Ngọc, còn được gọi là Nguyễn Ngọc Già, và nhà hoạt động về quyền sử dụng đất Cấn Thị Thêu, đã bị kết án từ 20 tháng đến chín năm tù vì viết blog hoặc tham dự các chiến dịch vận động ôn hòa. Cảnh sát cũng đã bắt giữ ít nhất tám người khác, bao gồm cả blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người còng được gọi là Mẹ Nấm, và Hồ Văn Hải, còn được gọi là Bác sĩ Hồ Hải, vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Những người khác, như Nguyễn Văn Đài và Trần Anh Kim, bị bắt vào năm 2015, tiếp tục bị giam giữ không xét xử.
Năm 2016 cũng chứng kiến nhiều cuộc tấn công vật lý nhằm vào các blogger nhân quyền và người hoạt động bởi những kẻ lạ mặt, những kẻ dường như hành động dưới sự bảo trợ của chính quyền và không bao giờ bị trừng phạt. Vài chục người, trong đó có cựu tù chính trị Trần Minh Nhật và Nguyễn Đình Cương, và nhà hoạt động Nguyễn Văn Thạnh và Lã Việt Dũng, nói rằng họ đã bị tấn công bởi những người đàn ông trong bộ quần áo dân sự. Không một kẻ tấn công nào bị buộc tội.
Cảnh sát thường xuyên sử dụng vũ lực quá mức để giải tán cuộc tuần hành ủng hộ môi trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người biểu tình cho biết họ bị đánh đập và bị giam giữ trong nhiều giờ. Những người khác, bao gồm cả blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động dân quyền Nguyễn Quang A, đã bị câu lưu hoặc bị giam lỏng tại gia và vì vậy họ không thể tham dự nhiều sự kiện ôn hòa, chẳng hạn như một cuộc họp với các nhà ngoại giao nước ngoài và các chức sắc hoặc tham gia vào một cuộc biểu tình công cộng.
“Blogger và các nhà hoạt động Việt Nam thường xuyên có nguy cơ bị mất tự do và an toàn cá nhân khi vận động cho dân chủ và các quyền cơ bản”, ông Adams nói. “Các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam và các đối tác thương mại đã quá lâu ưu tiên quan hệ ngoại giao và thương mại thay vì hỗ trợ cho các cá nhân dũng cảm và ủng hộ cuộc bầu cử đa đảng mà sẽ chấm dứt một trong những chế độ độc tài lâu năm nhất trên thế giới.”
January 13, 2017
Việt Nam cần phải chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động và bloggers: Human Rights Watch
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Human Rights Watch, ngày 12/01/2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
New York -Chính phủ Việt Nam đang thực hiện một chiến dịch đàn áp quy mô lớn về tự do ngôn luận, biểu đạt, lập hội, hội họp, và tôn giáo trong năm 2016, Human Rights Watch cho biết ngày hôm nay tại báo cáo toàn thế giới (World Report) năm 2017. Các blogger và người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam phải đối mặt với sự đe dọa và quấy rối liên tục của cảnh sát, bị kết án tù và là đối tượng để biệt giam trong tù vì đã thực thi các quyền cơ bản của họ.
Trong 687 trang của World Report, báo cáo hàng năm lần thứ 27 của mình, Human Rights Watch đánh giá thực hành quyền con người ở hơn 90 quốc gia. Trong bài luận giới thiệu của mình, Giám đốc điều hành Kenneth Roth viết rằng một thế hệ mới của chế độc tài dân túy đang tìm cách lật đổ các khái niệm về bảo vệ quyền con người, coi các quyền đó như là một trở ngại cho đa số. Đối với những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau bởi nền kinh tế toàn cầu và tội phạm bạo lực ngày càng gia tăng, các nhóm xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông và công chúng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định những giá trị mà quyền tôn trọng dân chủ đã được xây dựng.
“Những hy vọng về ban lãnh đạo của Việt Nam được lựa chọn tại Đại hội Đảng Cộng sản sẽ giảm bớt đàn áp đã tiêu tan trong năm qua”, ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch cho biết. “Nếu họ muốn đất nước phát triển xứng đáng với tiềm năng của mình, chính quyền Việt Nam cần phải tham gia vào các cuộc đối thoại với các nhà phê bình thay vì bịt miệng họ.”
Trong năm 2016, ít nhất 19 người, bao gồm các blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, còn được gọi là Anh Ba Sam, ông Nguyễn Đình Ngọc, còn được gọi là Nguyễn Ngọc Già, và nhà hoạt động về quyền sử dụng đất Cấn Thị Thêu, đã bị kết án từ 20 tháng đến chín năm tù vì viết blog hoặc tham dự các chiến dịch vận động ôn hòa. Cảnh sát cũng đã bắt giữ ít nhất tám người khác, bao gồm cả blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người còng được gọi là Mẹ Nấm, và Hồ Văn Hải, còn được gọi là Bác sĩ Hồ Hải, vì bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Những người khác, như Nguyễn Văn Đài và Trần Anh Kim, bị bắt vào năm 2015, tiếp tục bị giam giữ không xét xử.
Năm 2016 cũng chứng kiến nhiều cuộc tấn công vật lý nhằm vào các blogger nhân quyền và người hoạt động bởi những kẻ lạ mặt, những kẻ dường như hành động dưới sự bảo trợ của chính quyền và không bao giờ bị trừng phạt. Vài chục người, trong đó có cựu tù chính trị Trần Minh Nhật và Nguyễn Đình Cương, và nhà hoạt động Nguyễn Văn Thạnh và Lã Việt Dũng, nói rằng họ đã bị tấn công bởi những người đàn ông trong bộ quần áo dân sự. Không một kẻ tấn công nào bị buộc tội.
Cảnh sát thường xuyên sử dụng vũ lực quá mức để giải tán cuộc tuần hành ủng hộ môi trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người biểu tình cho biết họ bị đánh đập và bị giam giữ trong nhiều giờ. Những người khác, bao gồm cả blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động dân quyền Nguyễn Quang A, đã bị câu lưu hoặc bị giam lỏng tại gia và vì vậy họ không thể tham dự nhiều sự kiện ôn hòa, chẳng hạn như một cuộc họp với các nhà ngoại giao nước ngoài và các chức sắc hoặc tham gia vào một cuộc biểu tình công cộng.
“Blogger và các nhà hoạt động Việt Nam thường xuyên có nguy cơ bị mất tự do và an toàn cá nhân khi vận động cho dân chủ và các quyền cơ bản”, ông Adams nói. “Các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam và các đối tác thương mại đã quá lâu ưu tiên quan hệ ngoại giao và thương mại thay vì hỗ trợ cho các cá nhân dũng cảm và ủng hộ cuộc bầu cử đa đảng mà sẽ chấm dứt một trong những chế độ độc tài lâu năm nhất trên thế giới.”
Nguồn: Vietnam: End Crackdown on Bloggers and Activists