RFA | 19.01.2017
Ngày 19 tháng Một hàng năm, người dân Việt không thể quên cuộc chiến đấu dũng cảm của quân đội VNCH chống lại quân xâm lược Trung Quốc để bảo vệ phần đất Hoàng Sa của tổ quốc.
43 năm đã trôi qua, một tổ chức mang tên Nhịp Cầu Hoàng Sa ra đời vừa nhắc nhở vừa âm thầm san sẻ những khó khăn, mất mát mà người thân của 75 anh hùng khi xưa gặp phải như một cách hòa giải giữa những con người cùng tổ quốc và mang chung một niềm đau mang tên một vùng đất đã mất vào tay Trung Quốc.
Trận đánh không cân sức
“Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng năm 1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Với lực lượng hải quân áp đảo, Trung Quốc đã tấn công và chiếm các đảo có quân đội của Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ.
Đúng 10h25 ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc nhằm tái chiếm Hoàng Sa.
Vào lúc 11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút lui khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.”
… lúc nào anh em tụi tôi cũng nghĩ rằng mình đứng ra để chống lại bọn xâm lược để giữ đảo nhưng mà không được do điều kiện khách quan thôi.
– Ông Lữ Công Bảy
Những dòng chữ ngắn ngủi miêu tả lại trận đánh không cân sức trong tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm vẫn ám ảnh nhận dân Việt Nam. Chúng có hiệu lực giữ lại trong lòng người Việt một hình ảnh khó phai, ấy là ngày mà lá cờ đỏ 5 sao của Trung Quốc được kéo lên tại đây khiến niềm uất hận khôn nguôi của Việt Nam càng thêm sâu đậm
43 năm, một khoảnh khắc của lịch sử nhưng lại cả một giai đoạn của những gian lao và mất mát. Trong không khí u ám trầm buồn của ngày 19 tháng Giêng cuộc chiến ấy chừng như vẫn vỗ mãi tiếng sóng âm ỉ và kiên trì vào bờ trí nhớ của người trong cuộc.
Nói với chúng tôi vào ngày kỷ niệm lần thứ 43 này bà quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà một trong những anh hùng của trận đánh chia sẻ:
Tới ngày giỗ của ảnh thì mình cũng thấy tuy rằng buồn nhưng suy nghĩ lại tuy rằng ảnh mất nay cũng được 43 năm rồi mình rất tôn trọng sự hy sinh của ảnh và mình cũng thấy buồn nhưng không biết sao giờ vì ảnh đã hy sinh để bảo vệ cho biển đảo Tổ quốc Việt Nam thì mình cũng nên hãnh diện vì điều đó.
Ông Lữ Công Bảy, Thượng sĩ giám lộ Tàu HQ4 Trần Khánh Dư một trong những chiến hạm tham gia trận đánh cho biết cảm giác của ông về ngày kỷ niệm này:
Sau 43 năm tôi thấy những kỷ niệm mà chúng tôi đã đứng ra để bảo vệ tổ quốc thì mặc dù là mình không hoàn thành nhiệm vụ, không giữ được mảnh đất tổ tiên thế nhưng lúc nào anh em tụi tôi cũng nghĩ rằng mình đứng ra để chống lại bọn xâm lược để giữ đảo nhưng mà không được do điều kiện khách quan thôi.
Nhịp cầu Hoàng Sa
Lịch sử oái oăm đã phân cách hai bờ chiến tuyến nhưng hướng về tổ quốc chung thì chỉ có một, điều này thể hiện rất rõ trong thái độ của hầu hết người Việt Nam yêu nước trong đó có Thiếu tướng Lê Kế Lâm, chuẩn đề đốc, nguyên Giám đốc học viện Hải quân Nhân dân Việt Nam cho biết suy nghĩ của ông:
Những người Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, từng sải biển, từng thước đảo của Việt Nam thì tôi tôn trọng, tôn vinh những người đó. Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi được biết từ năm 2014 một chượng trình mang tên Nhịp Cầu Hoàng Sa đã được hình thành nhằm gây quỹ hỗ trợ cho gia đình thân nhân của những người đã trực tiếp chiến đấu trong trận đánh này. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái người đại diện cho Nhịp Cầu Hoàng Sa tại hải ngoại cho biết:
Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mà chúng tôi thay mặt ở hải ngoại này để hoạt động phải nói là thoạt đầu có một vài trờ ngại tâm lý bởi vì đồng bào chúng ta ở hải ngoại là một cộng đồng được hình thành trong sự trốn chạy chế độ cộng sản cho nên mọi người đóng góp đều muốn dành khoản tiền đó để đóng cho những chiến sĩ VNCH đã tử trận trong trận Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974.
Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
– Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Sau đó với thời gian thì mọi người hiểu rằng những người binh sĩ bộ đội chết trong trận Gạc Ma năm 1988 cũng là những người đã nằm xuống để bảo vệ sự độc lập của tổ quốc Việt Nam cho nên số người đóng góp cho Gạc Ma ngày càng nhiều hơn thành ra phải nói rằng đây là điều rất mừng bởi vì cũng như những người chủ trương trong Nhịp Cầu Hoàng Sa trong nước nói trân Hoàng Sa và trận Gạc Ma những người đó ngồi lại với nhau lần đầu tiên trogn hơn 50 năm vừa qua. Những người Việt Nam không bắn nhau vì cùng phục vụ lý tưởng bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam cho đến giờ.
Cách đây một tuần lễ, Nhịp Cầu Hoàng Sa đã tổ chức cuộc gặp mặt thật cảm động của những thân nhân các binh sĩ chiến đấu trong hai trận đánh Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988 tại Dinh Độc Lập. Ông Lữ Công Bảy cũng có mặt tại cuộc hội ngộ này kể lại:
Trong dịp này thì bà con rất vui vì từ hồi đó giờ anh em Hoàng Sa với Gạc Ma chưa hề gặp nhau hôm nay nhờ có Nhịp Cầu Hoàng Sa cho nên bà con thân nhân của anh em gặp nhau vui lắm trong tình cảm hào hợp hòa giải dân tộc anh à.
Sau khi Nhịp Cầu Hoàng Sa được thành lập thì bà góa phụ Ngụy Văn Thà rồi bà góa phụ Trí, ba bốn bà góa phụ nữa đều được Nhịp Cầu Hoàng Sa ưu ái góp sức làm nhà cho họ ổn định cuộc sống. Phiên anh em tụi tôi thì chưa bởi vì phải la cho mấy bà cô nhi quả phụ trước rồi sau này mới tới an hem. Bây giờ người ta ở rải rác mà không có điều kiện để liên hệ với mình. Tôi gặp hay nghe thì tìm tới nhưng anh em người ta quên không còn nhớ gì nhiều thành ra tôi cũng không dám đứng ra mà xác nhận điều gì cho anh em.
Vết thương trong lòng người dù sao cũng dễ hàn gắn nhưng đất đai bị mất vào tay giặc thì thật khó thu hồi. Lòng tham lam của phương Bắc đối với Hoàng Sa và Trường Sa trước phong phú tài nguyên, vị trí chiến lược cũng như thói quen bành trướng của nước lớn vẫn hằn sâu trong các trang sử của người Việt.
January 20, 2017
43 năm ngày mất Hoàng Sa
by HR Defender • [Human Rights]
RFA | 19.01.2017
Ngày 19 tháng Một hàng năm, người dân Việt không thể quên cuộc chiến đấu dũng cảm của quân đội VNCH chống lại quân xâm lược Trung Quốc để bảo vệ phần đất Hoàng Sa của tổ quốc.
43 năm đã trôi qua, một tổ chức mang tên Nhịp Cầu Hoàng Sa ra đời vừa nhắc nhở vừa âm thầm san sẻ những khó khăn, mất mát mà người thân của 75 anh hùng khi xưa gặp phải như một cách hòa giải giữa những con người cùng tổ quốc và mang chung một niềm đau mang tên một vùng đất đã mất vào tay Trung Quốc.
Trận đánh không cân sức
“Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng năm 1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Với lực lượng hải quân áp đảo, Trung Quốc đã tấn công và chiếm các đảo có quân đội của Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ.
Đúng 10h25 ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc nhằm tái chiếm Hoàng Sa.
Vào lúc 11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút lui khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.”
… lúc nào anh em tụi tôi cũng nghĩ rằng mình đứng ra để chống lại bọn xâm lược để giữ đảo nhưng mà không được do điều kiện khách quan thôi.
– Ông Lữ Công Bảy
Những dòng chữ ngắn ngủi miêu tả lại trận đánh không cân sức trong tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm vẫn ám ảnh nhận dân Việt Nam. Chúng có hiệu lực giữ lại trong lòng người Việt một hình ảnh khó phai, ấy là ngày mà lá cờ đỏ 5 sao của Trung Quốc được kéo lên tại đây khiến niềm uất hận khôn nguôi của Việt Nam càng thêm sâu đậm
43 năm, một khoảnh khắc của lịch sử nhưng lại cả một giai đoạn của những gian lao và mất mát. Trong không khí u ám trầm buồn của ngày 19 tháng Giêng cuộc chiến ấy chừng như vẫn vỗ mãi tiếng sóng âm ỉ và kiên trì vào bờ trí nhớ của người trong cuộc.
Nói với chúng tôi vào ngày kỷ niệm lần thứ 43 này bà quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà một trong những anh hùng của trận đánh chia sẻ:
Tới ngày giỗ của ảnh thì mình cũng thấy tuy rằng buồn nhưng suy nghĩ lại tuy rằng ảnh mất nay cũng được 43 năm rồi mình rất tôn trọng sự hy sinh của ảnh và mình cũng thấy buồn nhưng không biết sao giờ vì ảnh đã hy sinh để bảo vệ cho biển đảo Tổ quốc Việt Nam thì mình cũng nên hãnh diện vì điều đó.
Ông Lữ Công Bảy, Thượng sĩ giám lộ Tàu HQ4 Trần Khánh Dư một trong những chiến hạm tham gia trận đánh cho biết cảm giác của ông về ngày kỷ niệm này:
Sau 43 năm tôi thấy những kỷ niệm mà chúng tôi đã đứng ra để bảo vệ tổ quốc thì mặc dù là mình không hoàn thành nhiệm vụ, không giữ được mảnh đất tổ tiên thế nhưng lúc nào anh em tụi tôi cũng nghĩ rằng mình đứng ra để chống lại bọn xâm lược để giữ đảo nhưng mà không được do điều kiện khách quan thôi.
Nhịp cầu Hoàng Sa
Lịch sử oái oăm đã phân cách hai bờ chiến tuyến nhưng hướng về tổ quốc chung thì chỉ có một, điều này thể hiện rất rõ trong thái độ của hầu hết người Việt Nam yêu nước trong đó có Thiếu tướng Lê Kế Lâm, chuẩn đề đốc, nguyên Giám đốc học viện Hải quân Nhân dân Việt Nam cho biết suy nghĩ của ông:
Những người Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, từng sải biển, từng thước đảo của Việt Nam thì tôi tôn trọng, tôn vinh những người đó. Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi được biết từ năm 2014 một chượng trình mang tên Nhịp Cầu Hoàng Sa đã được hình thành nhằm gây quỹ hỗ trợ cho gia đình thân nhân của những người đã trực tiếp chiến đấu trong trận đánh này. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái người đại diện cho Nhịp Cầu Hoàng Sa tại hải ngoại cho biết:
Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mà chúng tôi thay mặt ở hải ngoại này để hoạt động phải nói là thoạt đầu có một vài trờ ngại tâm lý bởi vì đồng bào chúng ta ở hải ngoại là một cộng đồng được hình thành trong sự trốn chạy chế độ cộng sản cho nên mọi người đóng góp đều muốn dành khoản tiền đó để đóng cho những chiến sĩ VNCH đã tử trận trong trận Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974.
Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
– Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Sau đó với thời gian thì mọi người hiểu rằng những người binh sĩ bộ đội chết trong trận Gạc Ma năm 1988 cũng là những người đã nằm xuống để bảo vệ sự độc lập của tổ quốc Việt Nam cho nên số người đóng góp cho Gạc Ma ngày càng nhiều hơn thành ra phải nói rằng đây là điều rất mừng bởi vì cũng như những người chủ trương trong Nhịp Cầu Hoàng Sa trong nước nói trân Hoàng Sa và trận Gạc Ma những người đó ngồi lại với nhau lần đầu tiên trogn hơn 50 năm vừa qua. Những người Việt Nam không bắn nhau vì cùng phục vụ lý tưởng bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam cho đến giờ.
Cách đây một tuần lễ, Nhịp Cầu Hoàng Sa đã tổ chức cuộc gặp mặt thật cảm động của những thân nhân các binh sĩ chiến đấu trong hai trận đánh Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988 tại Dinh Độc Lập. Ông Lữ Công Bảy cũng có mặt tại cuộc hội ngộ này kể lại:
Trong dịp này thì bà con rất vui vì từ hồi đó giờ anh em Hoàng Sa với Gạc Ma chưa hề gặp nhau hôm nay nhờ có Nhịp Cầu Hoàng Sa cho nên bà con thân nhân của anh em gặp nhau vui lắm trong tình cảm hào hợp hòa giải dân tộc anh à.
Sau khi Nhịp Cầu Hoàng Sa được thành lập thì bà góa phụ Ngụy Văn Thà rồi bà góa phụ Trí, ba bốn bà góa phụ nữa đều được Nhịp Cầu Hoàng Sa ưu ái góp sức làm nhà cho họ ổn định cuộc sống. Phiên anh em tụi tôi thì chưa bởi vì phải la cho mấy bà cô nhi quả phụ trước rồi sau này mới tới an hem. Bây giờ người ta ở rải rác mà không có điều kiện để liên hệ với mình. Tôi gặp hay nghe thì tìm tới nhưng anh em người ta quên không còn nhớ gì nhiều thành ra tôi cũng không dám đứng ra mà xác nhận điều gì cho anh em.
Vết thương trong lòng người dù sao cũng dễ hàn gắn nhưng đất đai bị mất vào tay giặc thì thật khó thu hồi. Lòng tham lam của phương Bắc đối với Hoàng Sa và Trường Sa trước phong phú tài nguyên, vị trí chiến lược cũng như thói quen bành trướng của nước lớn vẫn hằn sâu trong các trang sử của người Việt.