Hình ảnh bà Nga bị bắt giữ hôm 21/1.
SBTN | 22.01.2017
Bà Trần Thị Nga, một người có tiếng nói trái chiều với chính quyền, bị bắt tại tỉnh Hà Nam hôm 21/1 về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo truyền thông Việt Nam.
Báo An ninh Thủ đô đưa tin, người phụ nữ hai con “bị bắt theo Điều 88, Bộ luật Hình sự”. Bà Nga bị cáo buộc “đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống nhà nước” lên Internet.
Một đoạn video về vụ bắt giữ lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bà Nga bị hai người phụ nữ mặc thường phục giữ tay trong khi nghe nhân viên công an tỉnh Hà Nam mặc đồng phục đọc lệnh bắt.
Đoạn phim ngắn cũng cho thấy nhân viên thi hành công lực mở và nghe các đoạn clip dường như được đăng trên Facebook của bà Nga.
Báo An ninh Thủ đô viết rằng “quá trình bắt, khám xét được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án”.
Tuy nhiên, vụ bắt giữ đã vấp phải chỉ trích của nhiều nhà hoạt động xã hội ở trong nước, và thậm chí một số còn đề nghị “được đi tù thay cho bà Nga”.
Trong một đoạn video phát trực tiếp trên Facebook hôm 22/1, nhà hoạt động Hoàng Dũng nói: “Xét thấy những hoạt động bà Trần Thị Nga đã làm hầu hết đều giống với những gì tôi đã làm, tức là phổ biến và bảo vệ quyền con người để góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn…; xét thấy bà Trần Thị Nga đang là bà mẹ đơn thân và phải nuôi hai con nhỏ trong độ tuổi thiếu niên và nhi đồng…; xét thấy việc cơ quan an ninh điều tra tỉnh Hà Nam bắt bà Trần Thị Nga vào dịp sát tết cổ truyền là đã phá bỏ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam… tôi, Hoàng Dũng, một lần nữa đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an cho tôi được đi tù thay bà Trần Thị Nga”.
Trên trang Facebook được cho là của bà Nga, có thể thấy các hình ảnh bà từng xuống đường tuần hành vì môi trường sau thảm họa do công ty Đài Loan Formosa gây ra ở miền Trung, cũng như phản đối các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Người phụ nữ 40 tuổi từng cầm các tấm biểu ngữ như: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” hay “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”.
Bà Trần Thị Nga từng nhiều lần xuống đường.
Bà cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm, sau khi nhà hoạt động này bị bắt giữ nhiều tháng trước.
Trong nhiều đoạn video, bà Nga nhiều lần cáo buộc công an tỉnh Hà Nam, theo lời bà, “bao vây”, “cướp tài sản”, “hành hung” bà.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với công an tỉnh Hà Nam để phỏng vấn.
Vụ bắt giữ bà Nga xảy ra một tháng sau khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius bày tỏ “quan ngại sâu sắc về việc tuyên án 13 năm tù và 12 năm tù lần lượt đối với các nhà hoạt động ôn hòa Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng theo Điều 79, Bộ luật Hình sự của Việt Nam”.
Trong một thông cáo ngày 19/12, ông Osius nói thêm: “Tất cả mọi người cần phải có quyền tự do ngôn luận và hiệp hội. Xu hướng gần đây của các vụ bắt giữ và kết tội các nhà hoạt động ôn hòa là đáng lo ngại và đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền…”
Tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ viết tiếp: “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không lo sợ bị trừng phạt”.
January 22, 2017
Việt Nam bắt bà Trần Thị Nga
by HR Defender • [Human Rights]
Hình ảnh bà Nga bị bắt giữ hôm 21/1.
SBTN | 22.01.2017
Bà Trần Thị Nga, một người có tiếng nói trái chiều với chính quyền, bị bắt tại tỉnh Hà Nam hôm 21/1 về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo truyền thông Việt Nam.
Báo An ninh Thủ đô đưa tin, người phụ nữ hai con “bị bắt theo Điều 88, Bộ luật Hình sự”. Bà Nga bị cáo buộc “đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống nhà nước” lên Internet.
Một đoạn video về vụ bắt giữ lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bà Nga bị hai người phụ nữ mặc thường phục giữ tay trong khi nghe nhân viên công an tỉnh Hà Nam mặc đồng phục đọc lệnh bắt.
Đoạn phim ngắn cũng cho thấy nhân viên thi hành công lực mở và nghe các đoạn clip dường như được đăng trên Facebook của bà Nga.
Báo An ninh Thủ đô viết rằng “quá trình bắt, khám xét được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án”.
Tuy nhiên, vụ bắt giữ đã vấp phải chỉ trích của nhiều nhà hoạt động xã hội ở trong nước, và thậm chí một số còn đề nghị “được đi tù thay cho bà Nga”.
Trong một đoạn video phát trực tiếp trên Facebook hôm 22/1, nhà hoạt động Hoàng Dũng nói: “Xét thấy những hoạt động bà Trần Thị Nga đã làm hầu hết đều giống với những gì tôi đã làm, tức là phổ biến và bảo vệ quyền con người để góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn…; xét thấy bà Trần Thị Nga đang là bà mẹ đơn thân và phải nuôi hai con nhỏ trong độ tuổi thiếu niên và nhi đồng…; xét thấy việc cơ quan an ninh điều tra tỉnh Hà Nam bắt bà Trần Thị Nga vào dịp sát tết cổ truyền là đã phá bỏ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam… tôi, Hoàng Dũng, một lần nữa đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an cho tôi được đi tù thay bà Trần Thị Nga”.
Trên trang Facebook được cho là của bà Nga, có thể thấy các hình ảnh bà từng xuống đường tuần hành vì môi trường sau thảm họa do công ty Đài Loan Formosa gây ra ở miền Trung, cũng như phản đối các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Người phụ nữ 40 tuổi từng cầm các tấm biểu ngữ như: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” hay “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”.
Bà Trần Thị Nga từng nhiều lần xuống đường.
Bà cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm, sau khi nhà hoạt động này bị bắt giữ nhiều tháng trước.
Trong nhiều đoạn video, bà Nga nhiều lần cáo buộc công an tỉnh Hà Nam, theo lời bà, “bao vây”, “cướp tài sản”, “hành hung” bà.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với công an tỉnh Hà Nam để phỏng vấn.
Vụ bắt giữ bà Nga xảy ra một tháng sau khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius bày tỏ “quan ngại sâu sắc về việc tuyên án 13 năm tù và 12 năm tù lần lượt đối với các nhà hoạt động ôn hòa Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng theo Điều 79, Bộ luật Hình sự của Việt Nam”.
Trong một thông cáo ngày 19/12, ông Osius nói thêm: “Tất cả mọi người cần phải có quyền tự do ngôn luận và hiệp hội. Xu hướng gần đây của các vụ bắt giữ và kết tội các nhà hoạt động ôn hòa là đáng lo ngại và đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền…”
Tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ viết tiếp: “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không lo sợ bị trừng phạt”.