Chị Nguyễn Thị Thái Lai bị hành hung với vết tích trên khuôn mặt.
RFA | 14.02.2017
Tình trạng công an mặc thường phục, mà những nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến gọi rõ là ‘côn đồ’ do thường xuyên sách nhiễu hành hung giới lên tiếng, vẫn tiếp diễn trong thời gian gần đây.
Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Thái Lai ở Khánh Hòa bị 4 người mặc thường phục xông vào đánh tới ngất xỉu khi đang cùng bạn rời khỏi một quán ăn tại phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, hồi chiều tối ngày 12 tháng 2 vừa qua.
Công an mặc thường phục đánh …
Chị Nguyễn Thị Thái Lai là một trong những người đã cùng blogger Mẹ Nấm xuống đường phản đối Trung Quốc trước đây, sau này lại lên tiếng yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung từ tháng Tư năm 2016.
Trả lời đài Á Châu Tự Do tối thứ Hai 13 tháng Hai, chị Thái Lai cho biết:
Chị gọi điện trực tiếp cho công an tỉnh thì họ nó họ không biết và không làm việc này.
– Chị Thái Lai
Chị bây giờ vẫn còn đau, bị nó đá nó đấm từ trên mặt nó đá xuống người, cho nên bây giờ vẫn con đau và ê ẩm. Đây không phải là lần đầu tiên, năm ngoái chị cũng bị tụi nó đạp xe rồi. Bị triệu tập ra đồn chỉ có vấn đề là vì chị phản đối Trung Quốc và phản đối Formosa, chị xuống đường và viết bài. Bất kỳ ai ở xa tới mà chị đi gặp thì người ta sẽ đi theo và gây khó dễ. Bây giờ mình chỉ có tố cáo cái tội ác của họ cho công chúng thôi, còn họ bao che cho nhau, chị gọi điện trực tiếp cho công an tỉnh thì họ nó họ không biết và không làm việc này.
Sau khi xảy ra vụ việc, chị Thái Lai cùng người bạn đến công an phường Vạn Thạnh để trình báo. Khi đang trình báo tại đó, chị phát hiện những kẻ vừa hành hung chị đang đi ra đi vào trụ sở, nói chuyện với các nhân viên mang sắc phục công an, kế đó bỏ ra ngoài như để đứng đợi chị.
Chị Thái Lai nhắc lại đây không phải lần đầu tiên chị bị đánh hoặc bị mời lên công an làm việc, còn những người chận đánh chị đều mặc thường phục chứ không mặc sắc phục công an.
… cướp tư trang
Trong ngày 13 tháng 2, một số chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam trên đường từ Sài Gòn xuống miền Tây để thăm viếng chúc Tết các chức sắc Hòa Hảo và Cao Đài đã bị chận lại, bị đưa về đồn công an địa phương. Hòa thượng Thích Không Tánh, thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, kể lại:
Quí chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn bên Công giáo có linh mục Lê Ngọc Thanh, Cao Đài thì có quí chánh trị sự Hứa Phi, Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân, Tin Lành thì có mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Phật giáo thì có chúng tôi. Ngày 13 chúng tôi xuống chúc Tết quí chức sắc bên Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy nhưng bị đủ thứ chuyện. Xuống tới Vĩnh Long thì bị chận lại, bị bắt đưa về đồn làm việc suốt mấy tiếng đồng hồ. Công an mặc sắc phục, cảnh sát 113 rồi dân phòng họ bao vây họ chận xe, giữ hai tài xế của hai chiếc xe lại và cuối cùng họ mời về đồn làm việc. Đến 8 giờ rưỡi tối họ đưa xe áp tải chúng tôi về tới Sài Gòn đây.
Những người trong cuộc cho biết có hai chức sắc trẻ Cao Đài đi trong đoàn đã bị tách riêng đưa về công an xã, sau đó bị những người mặc thường phục đánh đập rồi cướp cả điện thoại và giấy tờ của họ.
Người đánh em không mặc sắc phục công an, mà những người mặc sắc phục công an lại đứng yên để nhìn hơn 10 tên côn đồ đó đánh em và giựt điện thoại đem nhúng nước.
– Cô Thủy Quỳnh
Chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng, cùng đi trong đoàn hôm 13, cho biết tin về hai người bị đánh:
Thông sự Châu Văn Gòn thì bị những người mặc đồ thường, cũng là công an trá hình thôi, đánh gãy một cái răng, giựt 3 triệu và lấy một cái Iphone nhưng Gòn liệng xuống sông luôn không cho lấy. Còn chánh trị sự Nguyễn Văn Tạc Răng thì nó đánh, nó lột cái đồng hồ và một điện thoại di động. Khi mà hai em này ở trong công an xã thì công an nói rằng ở đây thì tui đảm bảo là không ai đánh nhưng ra khỏi đây là có người đánh thì ráng chịu chứ tui không chịu trách nhiệm. Quả thật vừa ra khỏi cổng ủy ban xã Đông Thành thì bị tụi mặc thường phục đánh rồi giựt đồ hết trơn luôn, giấy tờ cũng không trả lại luôn.
Nhà hoạt động Phạm Bá Hải, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm ở Sài Gòn, từng bị nhiều người mặc thường phục chận đánh hai lần, một lần ở Lâm Đồng và một lần ở Vinh hồi năm 2014, cũng chia sẻ là ông đã bị cấm ra khỏi nhà trong ngày 13 vừa qua:
Ngày 12 tháng Hai tôi không có ở nhà, khi về thì gia đình báo có người lạ vào hỏi thăm, hỏi tôi đi đâu, làm gì. Ngày hôm nay (13) an ninh thành phố và địa phương vào nhà gặp tôi, nói rằng hôm nay anh không được đi ra ngoài. Họ nói thẳng luôn là tối nay anh không được gặp Bùi Hằng và đề nghị anh chấp hành.
Những người hoạt động ở Việt Nam đều là đối tượng cho chính quyền đàn áp. Tuy nhiên đàn áp bằng hình thức giam cầm, bắt bớ thì hoạt động của những người này không đủ cơ sở để họ xử lý hình sự, thành ra một trong những phương cách áp dụng dễ nhất là sử dụng côn đồ. Tức là họ bảo kê côn đồ địa phương để đánh những người đó, hoặc chính những người an ninh mạc thường phục để đánh.
Hồi tháng Chín năm 2016, một số người trẻ đi tham dự buổi hội thảo về dân chủ, do Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm tổ chức ở Vũng Tàu, cũng đã bị công an mặc thường phục đánh đá rất mạnh tay. Cô Thủy Quỳnh là một trong những người bị đánh rất nặng khi ấy:
Em đi tham gia cùng một nhóm trẻ thì họ ập vào bắt cóc từng người đưa ra. Người đánh em không mặc sắc phục công an, mà những người mặc sắc phục công an lại đứng yên để nhìn hơn 10 tên côn đồ đó đánh em và giựt điện thoại đem nhúng nước. Khi đánh xong, tới 9 giờ tối họ đưa em, chị Ngô Thị Hồng Lâm và Trang Nhung quăng giữa đồng không mông quanh không có bất cứ một người nào. Em không chịu xuống xe và khi em đòi lại điện thoại thì họ lại đánh và hăm dọa.
Bị hành hạ trong tù
Mục sư Nguyễn Công Chính tại phiên toà phúc thẩm ở Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai, ngày 31 tháng 07 năm 2012. AFP photo
Trong khi những nhà hoạt động tôn giáo, xã hội hay cựu tù nhân lương tâm tiếp tục bị sách nhiễu, hành hung như vừa nêu thì các tù nhân chính trị đang ở trong tù được gia đình sau khi thăm nuôi về cho biết họ cũng bị hành hạ nếu không chịu nhận tội. Đó là trường hợp mục sư Nguyễn Công Chính thuộc Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam hiện đang phải thụ án 11 năm tù với cáo buộc ‘ hoạt động chia rẻ khối đoàn kết dân tộc’.
Bà Trần thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính thông tin về tình hình của ông này trong tù sau chuyến thăm ông mới nhất:
Khi chuyển đến Xuân Lộc, Đồng Nai và bị biệt giam thì họ không cho ông dùng thuốc đặc trị, trong môi trường giam giữ kín như vậy thì bịnh càng nặng thêm.
– Bà Trần thị Hồng
Ngày 10 tháng Hai vừa qua tôi đi thăm ông Nguyễn Công Chính tại trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển đến trại giam Xuân Lộc thì ông bị biệt giam cách ly từ đó đến giờ luôn. Trong điều kiện cách ly như vậy thì vậy thì tay chân ông bị sung phù và bịnh tình ông thì càng ngày càng nặng. Bởi vì 2 tháng tôi mới được thăm một lần và mỗi lần như vậy thì thấy sức khỏe của ông càng ngày càng suy yếu đi. Thưa nhất là bênh huyết áp rồi bịnh viêm xoang mũi cấp tính nữa, ông lại bị đau bao tử và bị khớp nữa. Khi chuyển đến Xuân Lộc, Đồng Nai và bị biệt giam thì họ không cho ông dùng thuốc đặc trị, trong môi trường giam giữ kín như vậy thì bịnh càng nặng thêm.
Bà cũng trình bày lại tình cảnh của gia đình hai ông bà lâu nay:
Trước khi ông mục sư chính bị bắt thì lực lượng an ninh tỉnh Gia Lai đã bố ráp, canh giữ, chận đường đánh đập, cản trở ông đi giảng đạo. Nó kéo dài rất nhiều năm đến khi ông bị bắt thì bản thân tôi là vợ luôn chịu sự đàn áp của công an tỉnh Gia Lai. Họ đã đánh đập hành hạ tôi rất nhiều, mẹ con tôi bị giam giữ trong chính ngôi nhà của mình. Gần đây nhất, sau khi tôi đi gặp phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo năm 2016 thì những người tự xưng là công an đã hành hạ đánh đập tôi rất dã man trong những lần khẩu cung. Những người này xưng là công an iuy nhiên họ không mặc sắc phục, mình cũng không nhận diện ra họ là công an hay côn đồ nữa.
Vừa rồi là những trường hợp mới nhất liên quan đến những vụ công an mặc thường phục đánh đập người hoạt động và người bất đồng chính kiến ở trong và ở ngoài nhà tù.
Năm 2014 hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có làm nghiên cứu về chính sách bạo hành tra tấn của chính quyền Việt Nam. Từ năm 2015 và 2016 thì mức độ các vụ đánh đập càng ngày càng dữ dội, có đổ máu, thậm chí rất nhiều phụ nữ và trẻ con cũng bị ảnh hưởng bởi chủ trương này của nhà cầm quyền Việt Nam.
Đó là kết luận của ông Phạm Bá Hải, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
February 14, 2017
Ai hành hung những người bất đồng chính kiến?
by HR Defender • [Human Rights]
Chị Nguyễn Thị Thái Lai bị hành hung với vết tích trên khuôn mặt.
RFA | 14.02.2017
Tình trạng công an mặc thường phục, mà những nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến gọi rõ là ‘côn đồ’ do thường xuyên sách nhiễu hành hung giới lên tiếng, vẫn tiếp diễn trong thời gian gần đây.
Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Thái Lai ở Khánh Hòa bị 4 người mặc thường phục xông vào đánh tới ngất xỉu khi đang cùng bạn rời khỏi một quán ăn tại phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, hồi chiều tối ngày 12 tháng 2 vừa qua.
Công an mặc thường phục đánh …
Chị Nguyễn Thị Thái Lai là một trong những người đã cùng blogger Mẹ Nấm xuống đường phản đối Trung Quốc trước đây, sau này lại lên tiếng yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung từ tháng Tư năm 2016.
Trả lời đài Á Châu Tự Do tối thứ Hai 13 tháng Hai, chị Thái Lai cho biết:
Chị bây giờ vẫn còn đau, bị nó đá nó đấm từ trên mặt nó đá xuống người, cho nên bây giờ vẫn con đau và ê ẩm. Đây không phải là lần đầu tiên, năm ngoái chị cũng bị tụi nó đạp xe rồi. Bị triệu tập ra đồn chỉ có vấn đề là vì chị phản đối Trung Quốc và phản đối Formosa, chị xuống đường và viết bài. Bất kỳ ai ở xa tới mà chị đi gặp thì người ta sẽ đi theo và gây khó dễ. Bây giờ mình chỉ có tố cáo cái tội ác của họ cho công chúng thôi, còn họ bao che cho nhau, chị gọi điện trực tiếp cho công an tỉnh thì họ nó họ không biết và không làm việc này.
Sau khi xảy ra vụ việc, chị Thái Lai cùng người bạn đến công an phường Vạn Thạnh để trình báo. Khi đang trình báo tại đó, chị phát hiện những kẻ vừa hành hung chị đang đi ra đi vào trụ sở, nói chuyện với các nhân viên mang sắc phục công an, kế đó bỏ ra ngoài như để đứng đợi chị.
Chị Thái Lai nhắc lại đây không phải lần đầu tiên chị bị đánh hoặc bị mời lên công an làm việc, còn những người chận đánh chị đều mặc thường phục chứ không mặc sắc phục công an.
… cướp tư trang
Trong ngày 13 tháng 2, một số chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam trên đường từ Sài Gòn xuống miền Tây để thăm viếng chúc Tết các chức sắc Hòa Hảo và Cao Đài đã bị chận lại, bị đưa về đồn công an địa phương. Hòa thượng Thích Không Tánh, thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, kể lại:
Quí chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn bên Công giáo có linh mục Lê Ngọc Thanh, Cao Đài thì có quí chánh trị sự Hứa Phi, Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân, Tin Lành thì có mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Phật giáo thì có chúng tôi. Ngày 13 chúng tôi xuống chúc Tết quí chức sắc bên Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy nhưng bị đủ thứ chuyện. Xuống tới Vĩnh Long thì bị chận lại, bị bắt đưa về đồn làm việc suốt mấy tiếng đồng hồ. Công an mặc sắc phục, cảnh sát 113 rồi dân phòng họ bao vây họ chận xe, giữ hai tài xế của hai chiếc xe lại và cuối cùng họ mời về đồn làm việc. Đến 8 giờ rưỡi tối họ đưa xe áp tải chúng tôi về tới Sài Gòn đây.
Những người trong cuộc cho biết có hai chức sắc trẻ Cao Đài đi trong đoàn đã bị tách riêng đưa về công an xã, sau đó bị những người mặc thường phục đánh đập rồi cướp cả điện thoại và giấy tờ của họ.
Chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng, cùng đi trong đoàn hôm 13, cho biết tin về hai người bị đánh:
Thông sự Châu Văn Gòn thì bị những người mặc đồ thường, cũng là công an trá hình thôi, đánh gãy một cái răng, giựt 3 triệu và lấy một cái Iphone nhưng Gòn liệng xuống sông luôn không cho lấy. Còn chánh trị sự Nguyễn Văn Tạc Răng thì nó đánh, nó lột cái đồng hồ và một điện thoại di động. Khi mà hai em này ở trong công an xã thì công an nói rằng ở đây thì tui đảm bảo là không ai đánh nhưng ra khỏi đây là có người đánh thì ráng chịu chứ tui không chịu trách nhiệm. Quả thật vừa ra khỏi cổng ủy ban xã Đông Thành thì bị tụi mặc thường phục đánh rồi giựt đồ hết trơn luôn, giấy tờ cũng không trả lại luôn.
Nhà hoạt động Phạm Bá Hải, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm ở Sài Gòn, từng bị nhiều người mặc thường phục chận đánh hai lần, một lần ở Lâm Đồng và một lần ở Vinh hồi năm 2014, cũng chia sẻ là ông đã bị cấm ra khỏi nhà trong ngày 13 vừa qua:
Ngày 12 tháng Hai tôi không có ở nhà, khi về thì gia đình báo có người lạ vào hỏi thăm, hỏi tôi đi đâu, làm gì. Ngày hôm nay (13) an ninh thành phố và địa phương vào nhà gặp tôi, nói rằng hôm nay anh không được đi ra ngoài. Họ nói thẳng luôn là tối nay anh không được gặp Bùi Hằng và đề nghị anh chấp hành.
Những người hoạt động ở Việt Nam đều là đối tượng cho chính quyền đàn áp. Tuy nhiên đàn áp bằng hình thức giam cầm, bắt bớ thì hoạt động của những người này không đủ cơ sở để họ xử lý hình sự, thành ra một trong những phương cách áp dụng dễ nhất là sử dụng côn đồ. Tức là họ bảo kê côn đồ địa phương để đánh những người đó, hoặc chính những người an ninh mạc thường phục để đánh.
Hồi tháng Chín năm 2016, một số người trẻ đi tham dự buổi hội thảo về dân chủ, do Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm tổ chức ở Vũng Tàu, cũng đã bị công an mặc thường phục đánh đá rất mạnh tay. Cô Thủy Quỳnh là một trong những người bị đánh rất nặng khi ấy:
Em đi tham gia cùng một nhóm trẻ thì họ ập vào bắt cóc từng người đưa ra. Người đánh em không mặc sắc phục công an, mà những người mặc sắc phục công an lại đứng yên để nhìn hơn 10 tên côn đồ đó đánh em và giựt điện thoại đem nhúng nước. Khi đánh xong, tới 9 giờ tối họ đưa em, chị Ngô Thị Hồng Lâm và Trang Nhung quăng giữa đồng không mông quanh không có bất cứ một người nào. Em không chịu xuống xe và khi em đòi lại điện thoại thì họ lại đánh và hăm dọa.
Bị hành hạ trong tù
Mục sư Nguyễn Công Chính tại phiên toà phúc thẩm ở Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai, ngày 31 tháng 07 năm 2012. AFP photo
Trong khi những nhà hoạt động tôn giáo, xã hội hay cựu tù nhân lương tâm tiếp tục bị sách nhiễu, hành hung như vừa nêu thì các tù nhân chính trị đang ở trong tù được gia đình sau khi thăm nuôi về cho biết họ cũng bị hành hạ nếu không chịu nhận tội. Đó là trường hợp mục sư Nguyễn Công Chính thuộc Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam hiện đang phải thụ án 11 năm tù với cáo buộc ‘ hoạt động chia rẻ khối đoàn kết dân tộc’.
Bà Trần thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính thông tin về tình hình của ông này trong tù sau chuyến thăm ông mới nhất:
Ngày 10 tháng Hai vừa qua tôi đi thăm ông Nguyễn Công Chính tại trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển đến trại giam Xuân Lộc thì ông bị biệt giam cách ly từ đó đến giờ luôn. Trong điều kiện cách ly như vậy thì vậy thì tay chân ông bị sung phù và bịnh tình ông thì càng ngày càng nặng. Bởi vì 2 tháng tôi mới được thăm một lần và mỗi lần như vậy thì thấy sức khỏe của ông càng ngày càng suy yếu đi. Thưa nhất là bênh huyết áp rồi bịnh viêm xoang mũi cấp tính nữa, ông lại bị đau bao tử và bị khớp nữa. Khi chuyển đến Xuân Lộc, Đồng Nai và bị biệt giam thì họ không cho ông dùng thuốc đặc trị, trong môi trường giam giữ kín như vậy thì bịnh càng nặng thêm.
Bà cũng trình bày lại tình cảnh của gia đình hai ông bà lâu nay:
Trước khi ông mục sư chính bị bắt thì lực lượng an ninh tỉnh Gia Lai đã bố ráp, canh giữ, chận đường đánh đập, cản trở ông đi giảng đạo. Nó kéo dài rất nhiều năm đến khi ông bị bắt thì bản thân tôi là vợ luôn chịu sự đàn áp của công an tỉnh Gia Lai. Họ đã đánh đập hành hạ tôi rất nhiều, mẹ con tôi bị giam giữ trong chính ngôi nhà của mình. Gần đây nhất, sau khi tôi đi gặp phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo năm 2016 thì những người tự xưng là công an đã hành hạ đánh đập tôi rất dã man trong những lần khẩu cung. Những người này xưng là công an iuy nhiên họ không mặc sắc phục, mình cũng không nhận diện ra họ là công an hay côn đồ nữa.
Vừa rồi là những trường hợp mới nhất liên quan đến những vụ công an mặc thường phục đánh đập người hoạt động và người bất đồng chính kiến ở trong và ở ngoài nhà tù.
Năm 2014 hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có làm nghiên cứu về chính sách bạo hành tra tấn của chính quyền Việt Nam. Từ năm 2015 và 2016 thì mức độ các vụ đánh đập càng ngày càng dữ dội, có đổ máu, thậm chí rất nhiều phụ nữ và trẻ con cũng bị ảnh hưởng bởi chủ trương này của nhà cầm quyền Việt Nam.
Đó là kết luận của ông Phạm Bá Hải, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.