Công nhân trong một xưởng may ở Hà Nội hôm 12/3/2015.
RFA | 13.02.2017
Chỉ sau vài giờ nhậm chức, Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thực hiện một trong những điều mà ông tuyên bố trong suốt thời gian vận động tranh cử, đó là hạ bút ký chấm dứt Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.
Điều này gây nên nhiều quan tâm đến vấn đề liệu lao động Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi sức ép từ Trung Quốc hay không? Hiệp định được cho là có lợi cho Việt Nam vì ưu tiên thuế xuất khẩu không có sự tham gia của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân Việt Nam trong và ngoài nước thế nào?
Sức ép không còn nữa
Ông Chu Văn Cương, thuộc Liên đoàn Lao Động Việt, từ Houston, Hoa Kỳ cho biết:
Như chúng ta biết có tất cả 12 thành viên trong TPP này, và các thoả thuận của các quốc gia là các quốc gia thành viên của TPP phải chấp nhận sự hiện hữu của các nghiệp đoàn độc lập trong một hiệp ước sơ khởi giữa chính quyền nhà nước Việt Nam với Hoa Kỳ khi mà các quốc gia còn đang đàm phán thì có những điều khoản bắt buộc Việt Nam phải công nhận sự hoạt động độc lập của các công đoàn, nghiệp đoàn ở Việt Nam.
Liên đoàn lao động Việt sẽ vẫn tiếp tục hoạt động để thúc đẩy và vận động thành lập những nghiệp đoàn tự do trong tương lai.
– Ông Chu Văn Cương
Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định rút lui ra khỏi hiệp ước này nhưng sự thoả thuận đó vẫn còn hiện hữu. Sẽ có những khó khăn vì Hoa Kỳ là một quốc gia lớn, khi họ rút ra thì những áp lực đối với Việt Nam sẽ không mạnh mẽ, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn hiểu là họ phải chấp nhận hoạt động của những nghiệp đoàn độc lập đó. Liên đoàn lao động Việt sẽ vẫn tiếp tục hoạt động để thúc đẩy và vận động thành lập những nghiệp đoàn tự do trong tương lai.
Cát Linh: Anh vừa nhắc đến là chính phủ Việt Nam vẫn phải chấp nhận sự tồn tại và hoạt động của các nghiệp đoàn độc lập. Họ chấp nhận như thế nào? họ nhìn nhận sự tồn tại dưới hình thức nào? có công khai hay không? Các hoạt động có được tự do hay không?
Ông Chu Văn Cương: Theo thoả thuận thì nhà nước Việt Nam bắt buộc phải chấp nhận sự hiện hữu, hoạt động của các nghiệp đoàn. Tuy nhiên, như chúng ta cũng biết, sẽ có những khó khăn trong thực tế. có lẽ nhưng công đoàn được thành lập bắt buộc phải ghi danh vào cơ quan hữu trách của nhà cầm quyền, hoặc phải ghi danh với tổng liên đoàn, là 1 ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy là họ nói vậy nhưng trên thực tế họ có cho hoạt động hay không thì đó là chuyện tương lại chúng ta sẽ ghi nhận.
Khó khăn
Công nhân trong một xưởng may ở Hà Nội hôm 12/3/2015.
Cát Linh: Không có quốc gia đầu tàu là Hoa Kỳ thì cái khó khăn của Việt Nam trong vấn đề anh vừa đề cập là gì?
Ông Chu Văn Cương: Hoa Kỳ là một quốc gia lớn và chắc chắn là một thành viên có tiếng nói rất mạnh trong TPP, ngay cả ông thủ tướng Singapore cũng tuyên bố nếu không có Hoa Kỳ thì sẽ là sự mất mát rất lớn cũng như thủ tướng Nhật tuyên bố là TPP sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.
Khi Hoa Kỳ tuyên bố rút lui như vậy thì dĩ nhiên trong sự thành lập các công đoàn độc lập, Liên đoàn lao động Việt tự do cũng như những tổ chức khác đang tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì thấy rằng thế nào cũng gặp những khó khăn hơn nữa, vì nếu có mặt của Hoa Kỳ, nếu Việt Nam tham gia TPP mà không chấp nhận sự có mặt của các công đoàn độc lập, vi phạm những điều luật trong TPP thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ là quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất.
Quyền lợi bị ảnh hưởng
Cát Linh: Còn nếu nói về quyền lợi của người công nhân thì việc Hoa Kỳ rút TPP sẽ ảnh hưởng gì?
Khi Hoa Kỳ không còn là thành viên của TPP nữa thì khi những công nhân trong nước sẽ bị những đàn áp, các quốc gia khác chắn chắn không lên tiếng mạnh mẽ như Hoa Kỳ.
– Ông Chu Văn Cương
Ông Chu Văn Cương: Dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Khi Hoa Kỳ không còn là thành viên của TPP nữa thì khi những công nhân trong nước sẽ bị những đàn áp, các quốc gia khác chắn chắn không lên tiếng mạnh mẽ như Hoa Kỳ. Những công đoàn độc lập khi được thành lập sẽ bị chi phối của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hoặc những công đoàn đó đều do những người của nhà cầm quyền đưa vào để lập ra. Mặt ngoài thì nói là công đoàn độc lập, nhưng thực tế thì đều do người của nhà cầm quyền điều hành.
Cát Linh: Nhiều người cho rằng khi Mỹ rút TPP thì những công nhân Việt Nam trong nước và những người hợp tác lao động sẽ gặp khó khăn, thậm chí nhiều hơn trước do bị ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Điều đó có đúng hay không?
Ông Chu Văn Cương: Đúng một phần. Chúng ta biết rằng mục đích khi các quốc gia thành lập ra hiệp ước TPP phần chính là để đối đầu lại sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Cộng. Việc Hoa Kỳ rút lui khỏi TPP thì làm cho cán cân bị mất thăng bằng. Khi Việt Nam không còn đối tác, khách hàng quan trọng là Hoa Kỳ trong TPP thì chắc chắn một phần kinh tế sẽ bị Trung Cộng ảnh hưởng. Cho nên những nhận định của mọi người không phải là vô lý.
Cát Linh: Xin cảm ơn anh.
February 14, 2017
Ảnh hưởng của lao động Việt khi Mỹ rút khỏi TPP
by HR Defender • [Human Rights]
Công nhân trong một xưởng may ở Hà Nội hôm 12/3/2015.
RFA | 13.02.2017
Chỉ sau vài giờ nhậm chức, Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thực hiện một trong những điều mà ông tuyên bố trong suốt thời gian vận động tranh cử, đó là hạ bút ký chấm dứt Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.
Điều này gây nên nhiều quan tâm đến vấn đề liệu lao động Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi sức ép từ Trung Quốc hay không? Hiệp định được cho là có lợi cho Việt Nam vì ưu tiên thuế xuất khẩu không có sự tham gia của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân Việt Nam trong và ngoài nước thế nào?
Sức ép không còn nữa
Ông Chu Văn Cương, thuộc Liên đoàn Lao Động Việt, từ Houston, Hoa Kỳ cho biết:
Như chúng ta biết có tất cả 12 thành viên trong TPP này, và các thoả thuận của các quốc gia là các quốc gia thành viên của TPP phải chấp nhận sự hiện hữu của các nghiệp đoàn độc lập trong một hiệp ước sơ khởi giữa chính quyền nhà nước Việt Nam với Hoa Kỳ khi mà các quốc gia còn đang đàm phán thì có những điều khoản bắt buộc Việt Nam phải công nhận sự hoạt động độc lập của các công đoàn, nghiệp đoàn ở Việt Nam.
Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định rút lui ra khỏi hiệp ước này nhưng sự thoả thuận đó vẫn còn hiện hữu. Sẽ có những khó khăn vì Hoa Kỳ là một quốc gia lớn, khi họ rút ra thì những áp lực đối với Việt Nam sẽ không mạnh mẽ, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn hiểu là họ phải chấp nhận hoạt động của những nghiệp đoàn độc lập đó. Liên đoàn lao động Việt sẽ vẫn tiếp tục hoạt động để thúc đẩy và vận động thành lập những nghiệp đoàn tự do trong tương lai.
Cát Linh: Anh vừa nhắc đến là chính phủ Việt Nam vẫn phải chấp nhận sự tồn tại và hoạt động của các nghiệp đoàn độc lập. Họ chấp nhận như thế nào? họ nhìn nhận sự tồn tại dưới hình thức nào? có công khai hay không? Các hoạt động có được tự do hay không?
Ông Chu Văn Cương: Theo thoả thuận thì nhà nước Việt Nam bắt buộc phải chấp nhận sự hiện hữu, hoạt động của các nghiệp đoàn. Tuy nhiên, như chúng ta cũng biết, sẽ có những khó khăn trong thực tế. có lẽ nhưng công đoàn được thành lập bắt buộc phải ghi danh vào cơ quan hữu trách của nhà cầm quyền, hoặc phải ghi danh với tổng liên đoàn, là 1 ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy là họ nói vậy nhưng trên thực tế họ có cho hoạt động hay không thì đó là chuyện tương lại chúng ta sẽ ghi nhận.
Khó khăn
Công nhân trong một xưởng may ở Hà Nội hôm 12/3/2015.
Cát Linh: Không có quốc gia đầu tàu là Hoa Kỳ thì cái khó khăn của Việt Nam trong vấn đề anh vừa đề cập là gì?
Ông Chu Văn Cương: Hoa Kỳ là một quốc gia lớn và chắc chắn là một thành viên có tiếng nói rất mạnh trong TPP, ngay cả ông thủ tướng Singapore cũng tuyên bố nếu không có Hoa Kỳ thì sẽ là sự mất mát rất lớn cũng như thủ tướng Nhật tuyên bố là TPP sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.
Khi Hoa Kỳ tuyên bố rút lui như vậy thì dĩ nhiên trong sự thành lập các công đoàn độc lập, Liên đoàn lao động Việt tự do cũng như những tổ chức khác đang tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì thấy rằng thế nào cũng gặp những khó khăn hơn nữa, vì nếu có mặt của Hoa Kỳ, nếu Việt Nam tham gia TPP mà không chấp nhận sự có mặt của các công đoàn độc lập, vi phạm những điều luật trong TPP thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ là quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất.
Quyền lợi bị ảnh hưởng
Cát Linh: Còn nếu nói về quyền lợi của người công nhân thì việc Hoa Kỳ rút TPP sẽ ảnh hưởng gì?
Ông Chu Văn Cương: Dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Khi Hoa Kỳ không còn là thành viên của TPP nữa thì khi những công nhân trong nước sẽ bị những đàn áp, các quốc gia khác chắn chắn không lên tiếng mạnh mẽ như Hoa Kỳ. Những công đoàn độc lập khi được thành lập sẽ bị chi phối của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hoặc những công đoàn đó đều do những người của nhà cầm quyền đưa vào để lập ra. Mặt ngoài thì nói là công đoàn độc lập, nhưng thực tế thì đều do người của nhà cầm quyền điều hành.
Cát Linh: Nhiều người cho rằng khi Mỹ rút TPP thì những công nhân Việt Nam trong nước và những người hợp tác lao động sẽ gặp khó khăn, thậm chí nhiều hơn trước do bị ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Điều đó có đúng hay không?
Ông Chu Văn Cương: Đúng một phần. Chúng ta biết rằng mục đích khi các quốc gia thành lập ra hiệp ước TPP phần chính là để đối đầu lại sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Cộng. Việc Hoa Kỳ rút lui khỏi TPP thì làm cho cán cân bị mất thăng bằng. Khi Việt Nam không còn đối tác, khách hàng quan trọng là Hoa Kỳ trong TPP thì chắc chắn một phần kinh tế sẽ bị Trung Cộng ảnh hưởng. Cho nên những nhận định của mọi người không phải là vô lý.
Cát Linh: Xin cảm ơn anh.