Một trong những buổi lễ tưởng niệm vào sáng ngày 17/2 để ghi ơn những người đã ngã xuống vì chống quân xâm lược Trung Cộng.
SBTN | 17.02.2017
Vào sáng ngày 17 tháng 02 năm 2017, đông đảo người dân khắp nơi đã tổ chức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung, khi Trung Cộng đưa quân tràn vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc vào năm 1979.
Tại Hà Nội: vào lúc 8 giờ 30, hàng trăm người đã tập trung tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ đến những anh hùng ngã xuống vì dân tộc trong cuộc chiến với Trung Cộng năm 1979.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh tường thuật lại sự việc với phóng viên SBTN: “Ngay từ sáng sớm, tôi và Nguyễn Thuý Hạnh đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ để tham dự buổi lễ tưởng niệm. Tuy nhiên, tôi thấy nhà cầm quyền đã huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát, côn đồ dày đặc và có cả xe buýt, xe thùng chờ sẵn xung quanh. Sau đó, chị Đặng Bích Phượng và một dân oan vừa tới, thì bị lực lượng công an đưa lên xe buýt rồi đưa đi đâu không rõ tin tức.
Khi đông đảo mọi người có mặt để chuẩn bị buổi tưởng niệm, nhà cầm quyền đã huy động lực lượng côn đồ, dư luận viên đến đánh phá. Nhiều dư luận viên đã mặc áo cờ đỏ, cầm cờ cộng sản nhảy múa, hò hét xung quanh khu vực tượng đài và chửi rủa những người tới tham dự buổi tượng niệm. Sau đó, công an mặc sắc phục đã cầm loa yêu cầu người dân giải tán, không được tụ tập đông người”.
Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục dâng hoa, dâng hương tưởng niệm cho các chiến sĩ đã ngã xuống hy sing vì Đất Nước trong cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược. Sau đó, mọi người lại tiếp tục di chuyển về nghĩa trang Hà Nội để tiếp tục buổi tưởng niệm.
Nhiều nguồn thông tin cho biết không những phá hoại buổi tưởng niệm tại Hà Nội, công an còn bắt đi hai người hoạt động đó là blogger Nguyễn Lân Thắng và Bạch Hồng Quyền.
Tại Sài Gòn: ngay từ sáng sớm, nhà cầm quyền TPHCM đã huy động lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, xe buýt đậu ở các ngã đường, dựng rào cản và chặn chốt các ngã đường hướng về vòng xoay Trần Hưng Đạo ở Quận 1.
Theo anh Huy Trần, một số nhà hoạt động nhân quyền và người dân đã bị công an mặc thường phục bắt đưa lên xe buýt. Nghệ sĩ Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Phan Đắc Lữ, chị Thu Nguyệt và Huỳnh Thành Phát cũng đã bị lực lượng an ninh đưa ra khỏi buổi lễ tưởng niệm và đưa lên xe buýt.
Nhà hoạt động Hoàng Dũng chia sẻ thêm trên Facebook: “Lực lượng Hán nô đã phá tanh bành buổi lễ tưởng niệm quân và dân Việt ngã xuống biên giới phía Bắc 17/2/1979”.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động nhân quyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã tới núi Tương Kỳ ở Bà Rịa để dâng hoa tưởng niệm.
Xin được nhắc lại, vào ngày 17/2/1979, Trung Cộng đã đưa quân ồ ạt tấn công vào sáu tỉnh biên giới Phía Bắc. Trong cuộc chiến, hàng chục ngàn chiến sĩ đã ngã xuống nhằm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của dân tộc trước sự hung hãn của lính Trung Cộng. Tuy nhiên, trong các sách lịch sử hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không đưa sự kiện này vào chương trình giảng dạy, và cũng không có một tấm bia nào tưởng nhớ đến những người này.
Một điều ngược ngạo là trong khi đến những ngày tưởng niệm này như 19/01, 17/02, 14/3, người dân Việt Nam thắp hương, dâng hoa tưởng niệm những liệt sĩ hy sinh vì dân tộc trước sự xâm chiếm của Trung Cộng lại bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra lệnh đàn áp, bắt bớ, quấy nhiễu.
Một nhà hoạt động đã chua chát nhận định rằng: “Nói đến ngày 14/02, thanh niên Việt Nam ai cũng biết đó là ngày lễ Valentine, dù mới du nhập từ Âu Mỹ. Trong khi hỏi ngày 17/02 là ngày gì của dân tộc, rất ít thanh niên biết câu trả lời!”
Nguyên Nguyễn / SBTN
February 17, 2017
Nhà cầm quyền CSVN phá hoại những buổi tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 17/02
by HR Defender • [Human Rights]
Một trong những buổi lễ tưởng niệm vào sáng ngày 17/2 để ghi ơn những người đã ngã xuống vì chống quân xâm lược Trung Cộng.
SBTN | 17.02.2017
Vào sáng ngày 17 tháng 02 năm 2017, đông đảo người dân khắp nơi đã tổ chức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung, khi Trung Cộng đưa quân tràn vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc vào năm 1979.
Tại Hà Nội: vào lúc 8 giờ 30, hàng trăm người đã tập trung tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ đến những anh hùng ngã xuống vì dân tộc trong cuộc chiến với Trung Cộng năm 1979.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh tường thuật lại sự việc với phóng viên SBTN: “Ngay từ sáng sớm, tôi và Nguyễn Thuý Hạnh đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ để tham dự buổi lễ tưởng niệm. Tuy nhiên, tôi thấy nhà cầm quyền đã huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát, côn đồ dày đặc và có cả xe buýt, xe thùng chờ sẵn xung quanh. Sau đó, chị Đặng Bích Phượng và một dân oan vừa tới, thì bị lực lượng công an đưa lên xe buýt rồi đưa đi đâu không rõ tin tức.
Khi đông đảo mọi người có mặt để chuẩn bị buổi tưởng niệm, nhà cầm quyền đã huy động lực lượng côn đồ, dư luận viên đến đánh phá. Nhiều dư luận viên đã mặc áo cờ đỏ, cầm cờ cộng sản nhảy múa, hò hét xung quanh khu vực tượng đài và chửi rủa những người tới tham dự buổi tượng niệm. Sau đó, công an mặc sắc phục đã cầm loa yêu cầu người dân giải tán, không được tụ tập đông người”.
Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục dâng hoa, dâng hương tưởng niệm cho các chiến sĩ đã ngã xuống hy sing vì Đất Nước trong cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược. Sau đó, mọi người lại tiếp tục di chuyển về nghĩa trang Hà Nội để tiếp tục buổi tưởng niệm.
Nhiều nguồn thông tin cho biết không những phá hoại buổi tưởng niệm tại Hà Nội, công an còn bắt đi hai người hoạt động đó là blogger Nguyễn Lân Thắng và Bạch Hồng Quyền.
Tại Sài Gòn: ngay từ sáng sớm, nhà cầm quyền TPHCM đã huy động lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, xe buýt đậu ở các ngã đường, dựng rào cản và chặn chốt các ngã đường hướng về vòng xoay Trần Hưng Đạo ở Quận 1.
Theo anh Huy Trần, một số nhà hoạt động nhân quyền và người dân đã bị công an mặc thường phục bắt đưa lên xe buýt. Nghệ sĩ Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Phan Đắc Lữ, chị Thu Nguyệt và Huỳnh Thành Phát cũng đã bị lực lượng an ninh đưa ra khỏi buổi lễ tưởng niệm và đưa lên xe buýt.
Nhà hoạt động Hoàng Dũng chia sẻ thêm trên Facebook: “Lực lượng Hán nô đã phá tanh bành buổi lễ tưởng niệm quân và dân Việt ngã xuống biên giới phía Bắc 17/2/1979”.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động nhân quyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã tới núi Tương Kỳ ở Bà Rịa để dâng hoa tưởng niệm.
Xin được nhắc lại, vào ngày 17/2/1979, Trung Cộng đã đưa quân ồ ạt tấn công vào sáu tỉnh biên giới Phía Bắc. Trong cuộc chiến, hàng chục ngàn chiến sĩ đã ngã xuống nhằm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của dân tộc trước sự hung hãn của lính Trung Cộng. Tuy nhiên, trong các sách lịch sử hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không đưa sự kiện này vào chương trình giảng dạy, và cũng không có một tấm bia nào tưởng nhớ đến những người này.
Một điều ngược ngạo là trong khi đến những ngày tưởng niệm này như 19/01, 17/02, 14/3, người dân Việt Nam thắp hương, dâng hoa tưởng niệm những liệt sĩ hy sinh vì dân tộc trước sự xâm chiếm của Trung Cộng lại bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra lệnh đàn áp, bắt bớ, quấy nhiễu.
Một nhà hoạt động đã chua chát nhận định rằng: “Nói đến ngày 14/02, thanh niên Việt Nam ai cũng biết đó là ngày lễ Valentine, dù mới du nhập từ Âu Mỹ. Trong khi hỏi ngày 17/02 là ngày gì của dân tộc, rất ít thanh niên biết câu trả lời!”
Nguyên Nguyễn / SBTN