Ân xá Quốc tế, ngày 15/02/2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Trong khoảng thời gian của tháng 1, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ ba nhà hoạt động nhân quyền và biệt giam họ kể từ khi bị bắt. Những người bị bắt không được tiếp cận với luật sư và có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác.
Trần Thị Nga, một thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, đã bị bắt tại nhà cô ở thành phố Phủ Lý vào ngày 21/01/2017. Theo truyền thông nhà nước, cô đã bị bắt vì “đăng nhiều video clip và văn bản có tính tuyên truyền chống nhà nước ở Internet.” Căn cứ theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam, với cáo buộc “ tuyên truyền chống nhà nước,” Trần Thị Nga có thể đối mặt với án tù giam 20 năm nếu bị kết tội. Hiện cô bị giam tại một nhà tù ở tỉnh Hà Nam.
Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động xã hội Công giáo, bị bắt trên đường trở về nhà từ một chuyến đánh cá tại thị trấn Hoàng Mai, vào cuối ngày 19/01/2017. Gia đình anh đã được thông báo vào ngày hôm sau rằng anh bị cáo buộc chống người thi hành công vụ theo Điều 257 của Bộ luật Hình sự. Nguyễn Văn Oai hiện đang bị án quản chế ba năm tính từ khi anh được trả tự do vào tháng 8/2015 sau một án tù bốn năm. Hiện anh bị giam giữ tại trại giam công an tỉnh Nghệ An, và phải đối mặt với một bản án bảy năm nếu bị kết tội. Sức khỏe của ông rất yếu sau thời gian thụ án tù trước đây.
Nguyễn Văn Hóa, một blogger ở huyện Kỳ Anh, đã bị bắt vào ngày 11/01/2017. Sau 12 ngày, vào ngày 23/01, gia đình ông đã được thông báo bởi Công an tỉnh Hà Tĩnh rằng ông đang bị giam giữ để điều tra theo cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự, một điều khoản thường được sử dụng để chống lại các nhà hoạt động ôn hòa. Nếu bị kết án theo Điều 258, anh phải đối mặt với một bản án có thể lên đến bảy năm tù. Hiện anh đang bị giam tại trại giam Cầu Đông, tỉnh Hà Tĩnh.
Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ riêng của mình kêu gọi chính quyền Việt Nam:
Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Hóa, những tù nhân lương tâm đã bị bắt giữ chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận;
Đảm bảo rằng ba nhà hoạt động không bị tra tấn và ngược đãi khác, và cho phép họ tiếp cận với gia đình, luật sư mà họ lựa chọn, và được chăm sóc y tế đầy đủ.
Xin gửi nghị trước 29/3/2017 đến:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu St. Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Bộ Ngoại giao
1 Tôn Thất Đàm quận Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao được công nhận tại đất nước của bạn.
Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.
Thông tin bổ sung
Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, một văn bản bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam.
Nhiều điều mơ hồ diễn đạt trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 thường được sử dụng để kết tội các nhà hoạt động có các quan điểm hoặc các hoạt động bất đồng, cũng như các điều khoản trong các văn bản quản lý hành chính.
Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị ôn hòa, chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 88, Điều 257 và Điều 258 là một trong những điều hay được sử dụng để giam giữ, truy tố và bỏ tù người bất đồng chính kiến vì các hoạt động ủng hộ dân chủ của họ, bao gồm các blogger, quyền lao động và các nhà hoạt động về quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người theo tôn giáo của các giáo hội khác nhau, người bảo vệ nhân quyền và xã hội hoạt động tư pháp, và thậm chí cả nhạc sĩ.
Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu thức ăn và chăm sóc sức khỏe, không đạt những yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy tắc tối thiểu tiêu chuẩn của Liên Hiệp quốc đối với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Các tù nhân lương tâm thường bị giam giữ biệt giam trước khi xét xử, có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn, có hiệu lực từ tháng 02/2015015, chính phủ nước này không có các hành động cần thiết để tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước đó. Để biết thêm thông tin, xem báo cáo “Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và Ngược đãi tù nhân lương tâm tại Việt Nam” tại đây https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/, được công bố trong tháng 7/2016 .
Trần Thị Nga đã có hai con, tuổi từ sáu đến bốn tuổi, và nổi tiếng vì các hoạt động ôn hòa. Nhiều lần trong quá khứ cô đã bị cảnh sát sách nhiễu, hăm dọa và đánh đập vì những hành động cổ súy nhân quyền, bao gồm cả quyền sử dụng đất và lao động, và tham gia các cuộc biểu tình về môi trường và chống Trung Quốc.
Nguyễn Văn Oai trước đây đã bị bắt trong tháng 8/2011, và bị kết án trong tháng 01/2013 với bốn năm tù giam và ba năm quản thúc tại nhà sau khi rời nhà tù theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 với cáo buộc hoạt động nhằm “lật đổ” nhà nước. Tù nhân lương tâm, những người đang bị hạn chế do án quản chế, thường không được quyền tự do đi lại và có thể thường xuyên bị thẩm vấn, giám sát và quấy nhiễu bởi công an địa phương.
Nguyễn Văn Hóa đã giúp ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái Formosa bắt đầu vào tháng 4/2016, trong đó có tới 270.000 người, bao gồm cả ngư dân, đã bị ảnh hưởng bởi cái chết của hàng triệu con cá. Sau một cuộc điều tra hai tháng về thảm họa sinh thái, chính phủ khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan đã gây ra xả chất thải độc hại. Vào cuối tháng 6, Formosa công khai xin lỗi và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD, nhưng những người bị ảnh hưởng đã nói rằng điều này là không đủ đền bù cho các tác động môi trường và mất sinh kế. Các nhà hoạt động phản đối Formosa đang bị quấy rối dữ dội và đe dọa.
(Source: Viet Nam: Three human rights defenders held incommunicado )
February 20, 2017
Hành động khẩn cấp: Ba nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam
by Nhan Quyen • Nguyen Van Hoa (Ky Anh), Nguyen Van Oai, Tran Thi Nga (Tran Thuy Nga)
Ân xá Quốc tế, ngày 15/02/2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Trong khoảng thời gian của tháng 1, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ ba nhà hoạt động nhân quyền và biệt giam họ kể từ khi bị bắt. Những người bị bắt không được tiếp cận với luật sư và có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác.
Trần Thị Nga, một thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, đã bị bắt tại nhà cô ở thành phố Phủ Lý vào ngày 21/01/2017. Theo truyền thông nhà nước, cô đã bị bắt vì “đăng nhiều video clip và văn bản có tính tuyên truyền chống nhà nước ở Internet.” Căn cứ theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam, với cáo buộc “ tuyên truyền chống nhà nước,” Trần Thị Nga có thể đối mặt với án tù giam 20 năm nếu bị kết tội. Hiện cô bị giam tại một nhà tù ở tỉnh Hà Nam.
Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động xã hội Công giáo, bị bắt trên đường trở về nhà từ một chuyến đánh cá tại thị trấn Hoàng Mai, vào cuối ngày 19/01/2017. Gia đình anh đã được thông báo vào ngày hôm sau rằng anh bị cáo buộc chống người thi hành công vụ theo Điều 257 của Bộ luật Hình sự. Nguyễn Văn Oai hiện đang bị án quản chế ba năm tính từ khi anh được trả tự do vào tháng 8/2015 sau một án tù bốn năm. Hiện anh bị giam giữ tại trại giam công an tỉnh Nghệ An, và phải đối mặt với một bản án bảy năm nếu bị kết tội. Sức khỏe của ông rất yếu sau thời gian thụ án tù trước đây.
Nguyễn Văn Hóa, một blogger ở huyện Kỳ Anh, đã bị bắt vào ngày 11/01/2017. Sau 12 ngày, vào ngày 23/01, gia đình ông đã được thông báo bởi Công an tỉnh Hà Tĩnh rằng ông đang bị giam giữ để điều tra theo cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự, một điều khoản thường được sử dụng để chống lại các nhà hoạt động ôn hòa. Nếu bị kết án theo Điều 258, anh phải đối mặt với một bản án có thể lên đến bảy năm tù. Hiện anh đang bị giam tại trại giam Cầu Đông, tỉnh Hà Tĩnh.
Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ riêng của mình kêu gọi chính quyền Việt Nam:
Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Hóa, những tù nhân lương tâm đã bị bắt giữ chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận;
Đảm bảo rằng ba nhà hoạt động không bị tra tấn và ngược đãi khác, và cho phép họ tiếp cận với gia đình, luật sư mà họ lựa chọn, và được chăm sóc y tế đầy đủ.
Xin gửi nghị trước 29/3/2017 đến:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu St. Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Bộ Ngoại giao
1 Tôn Thất Đàm quận Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao được công nhận tại đất nước của bạn.
Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.
Thông tin bổ sung
Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, một văn bản bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam.
Nhiều điều mơ hồ diễn đạt trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 thường được sử dụng để kết tội các nhà hoạt động có các quan điểm hoặc các hoạt động bất đồng, cũng như các điều khoản trong các văn bản quản lý hành chính.
Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị ôn hòa, chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 88, Điều 257 và Điều 258 là một trong những điều hay được sử dụng để giam giữ, truy tố và bỏ tù người bất đồng chính kiến vì các hoạt động ủng hộ dân chủ của họ, bao gồm các blogger, quyền lao động và các nhà hoạt động về quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người theo tôn giáo của các giáo hội khác nhau, người bảo vệ nhân quyền và xã hội hoạt động tư pháp, và thậm chí cả nhạc sĩ.
Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu thức ăn và chăm sóc sức khỏe, không đạt những yêu cầu tối thiểu quy định trong Quy tắc tối thiểu tiêu chuẩn của Liên Hiệp quốc đối với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Các tù nhân lương tâm thường bị giam giữ biệt giam trước khi xét xử, có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi khác. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn, có hiệu lực từ tháng 02/2015015, chính phủ nước này không có các hành động cần thiết để tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước đó. Để biết thêm thông tin, xem báo cáo “Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và Ngược đãi tù nhân lương tâm tại Việt Nam” tại đây https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/, được công bố trong tháng 7/2016 .
Trần Thị Nga đã có hai con, tuổi từ sáu đến bốn tuổi, và nổi tiếng vì các hoạt động ôn hòa. Nhiều lần trong quá khứ cô đã bị cảnh sát sách nhiễu, hăm dọa và đánh đập vì những hành động cổ súy nhân quyền, bao gồm cả quyền sử dụng đất và lao động, và tham gia các cuộc biểu tình về môi trường và chống Trung Quốc.
Nguyễn Văn Oai trước đây đã bị bắt trong tháng 8/2011, và bị kết án trong tháng 01/2013 với bốn năm tù giam và ba năm quản thúc tại nhà sau khi rời nhà tù theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 với cáo buộc hoạt động nhằm “lật đổ” nhà nước. Tù nhân lương tâm, những người đang bị hạn chế do án quản chế, thường không được quyền tự do đi lại và có thể thường xuyên bị thẩm vấn, giám sát và quấy nhiễu bởi công an địa phương.
Nguyễn Văn Hóa đã giúp ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái Formosa bắt đầu vào tháng 4/2016, trong đó có tới 270.000 người, bao gồm cả ngư dân, đã bị ảnh hưởng bởi cái chết của hàng triệu con cá. Sau một cuộc điều tra hai tháng về thảm họa sinh thái, chính phủ khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan đã gây ra xả chất thải độc hại. Vào cuối tháng 6, Formosa công khai xin lỗi và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD, nhưng những người bị ảnh hưởng đã nói rằng điều này là không đủ đền bù cho các tác động môi trường và mất sinh kế. Các nhà hoạt động phản đối Formosa đang bị quấy rối dữ dội và đe dọa.
(Source: Viet Nam: Three human rights defenders held incommunicado )