Người dân biểu tình bên ngoài tòa án diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016.
RFA | 20.02.2017
Thuật ngữ “án oan” hay còn gọi ‘án bỏ túi’ được sử dụng tại Việt Nam lâu nay để nói đến những vụ án mà bị can bị hàm oan do phía công an, tư pháp gây nên.
Án oan
Gần đây có một số trường hợp tử tù sắp bị đưa đi thi hành án được giải oan; đó là trường hợp của những người sau nhiều năm tháng phải ở tù dù không hề phạm trọng tội bị cáo buộc như ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long…
Luật sư Ngô Ngọc Trai, người theo đuổi vụ án Hàn Đức Long đến khi ông này được minh oan, nhận định nguyên nhân đầu tiên dẫn đến án oan là quy định pháp luật còn bất cập, không hợp lý:
Tư pháp hiện nay còn mang nặng thuộc tính buộc tội, thiếu cơ chế giúp cho bên gỡ tội.
Các cán bộ tư pháp chạy theo thành tích, nên họ buộc phải tìm ra hung thủ, nếu không thì việc thăng thưởng cán bộ và trách nhiệm họ sẽ bị ảnh hưởng.
– Luật sư Ngô Ngọc Trai
Nguyên nhân thứ hai theo vị luật sư này đưa ra là việc thực thi pháp luật trên thực tế còn có nhiều vấn đề do năng lực, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế và sự công tâm khách quan của các cơ quan tư pháp:
Thứ nhất, các cán bộ tư pháp chạy theo thành tích, nên họ buộc phải tìm ra hung thủ, nếu không thì việc thăng thưởng cán bộ và trách nhiệm họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì những yếu tố như thế nên dễ dẫn đến việc giải quyết các vụ án toàn dẫn ra oan sai.
Bổ sung cho ý kiến của Luật sư Ngô Ngọc Trai, Luật sư Nguyễn Hà Luân nói rằng:
Bởi vì khi không xác định được sự thật của vụ án hoặc sự thật vụ án bị bóp méo thì nhất định dẫn đến án oan.
Quốc hội khoá 13 của Việt Nam đã thông qua 4 đạo luật liên quan đến tố tụng hình sự gồm có Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật về hoạt động điều tra hình sự, Luật về tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ cho mục tiêu “cải cách tư pháp” và giảm thiểu tình trạng án oan sai.
Tuy nhiên, các đạo luật này đang bị tạm đình chỉ thi hành do có hơn 90 lỗi trong Bộ luật Hình sự cần điều chỉnh. Theo đánh giá của Luật sư Ngô Ngọc Trai:
Luật thi hành tạm giữ tạm giam đã cải thiện quyền của những nguwoif bị giam giữ cũng như môi trường điều kiện cho những người bị giam giữ, bởi vì lâu nay môi trường giam giữ ở Việt Nam còn rất khắc nghiệt vì chưa có bản án thay đổi pháp luật nhưng những quyền về tự do dân chủ của họ gần như bị tước đoạt.
Luật sư Ngô Ngọc Trai nhắc lại, quy định tiến bộ hơn, nhưng quan trọng nhất vẫn là việc thi hành trong thực tế:
Tôi cho rằng vai trò của luật sư, những người có tri thức có thể giúp truyền tải đến cộng đồng những điểm mới của nền tư pháp hình sự để người ta hiểu và thực hiện đúng quyền công dân của mình.
Vẫn theo luật sư:
Đây là quá trình đấu tranh pháp lý để sau nhiều năm tháng theo đuổi thì luật sư bào chữa cùng với gia đình bị can bị cáo đã buộc được các cơ quan tư pháp kia buộc phải minh oan.
“Án tại hồ sơ”
Trong nền tư pháp hình sự tại Việt Nam, thuật ngữ “án tại hồ sơ” được biết tới rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến phán quyết của quan tòa.
Thực tế các cơ quan điều tra xoáy vào việc lấy lời khai trong quá trình giam giữ để tạo dựng hồ sơ kết tội. Trong khi lời khai chỉ có thể được coi là cơ sở căn cứ giải quyết vụ án khi nó đảm bảo sự tự nguyện của bị can bị cáo, không bị bức cung nhục hình, hay phải có sự thống nhất.
Cho dù xét xử là sơ thẩm, xét xử lên đến phúc thẩm với những thẩm phán dày dặn kinh nghiệm nhưng các vị thẩm phán đó chỉ dựa vào hồ sơ mà không xem xét đến những chứng cứ khác.
– Luật sư Nguyễn Hà Luân
Luật sư Nguyễn Hà Luân nêu ví dụ khi Toà án giải quyết vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang như một điển hình “tai hại của án tại hồ sơ” gây oan khiên.
Cho dù xét xử là sơ thẩm, xét xử lên đến phúc thẩm với những thẩm phán dày dặn kinh nghiệm nhưng các vị thẩm phán đó chỉ dựa vào hồ sơ mà không xem xét đến những chứng cứ khác.
Theo mô hình tố tụng hình sự hiện tại, phần xét hỏi thường kéo dài và phần tranh luận tại phiên toà có chất lượng kém do ảnh hưởng bởi tư duy của phía công tố – đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử.
Họ thường nói ‘Giữ nguyên quan điểm của mình’. Thậm chí có trường hợp họ không hề đưa ra được bất kỳ quan điểm gì thì họ vẫn nói rằng họ giữ nguyên quan điểm. Họ còn có thêm câu ‘Việc này để dành cho Hội đồng xét xử quyết định’.
Trong khi đó, luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng:
Trong pháp luật cho phép sau khi hồ sơ viện kiểm sát chuyển sang tòa án cho phép thẩm phán nghiên cứu hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ vụ án chưa thấy đủ cơ sở căn cứ để kết tội thì được quyền trả lại hồ sơ vụ án để yêu cầu bổ sung.
Chính vì những bất cập như vậy, các luật sư đều mong đợi sự thay đổi tích cực trong cải cách tư pháp tại Việt Nam, như nêu cao vai trò của luật sư, tôn trọng quyền con người và quan trọng là trong hoạt động tố tụng phải thể hiện đúng trách nhiệm tôn trọng sự thật của vụ án nhằm tránh oan sai.
Hiện thân nhân của một số tử tù như Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng và Hồ Duy Hải tại Long An… lâu nay tiếp tục kêu oan đến các cấp cao nhất của chính phủ và cả đảng cộng sản Việt Nam khẳng định người thân của họ không hề phạm tội và còn trưng ra bằng chứng về thủ phạm.
February 20, 2017
Luật sư nói về “án bỏ túi”
by HR Defender • [Human Rights]
Người dân biểu tình bên ngoài tòa án diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016.
RFA | 20.02.2017
Thuật ngữ “án oan” hay còn gọi ‘án bỏ túi’ được sử dụng tại Việt Nam lâu nay để nói đến những vụ án mà bị can bị hàm oan do phía công an, tư pháp gây nên.
Án oan
Gần đây có một số trường hợp tử tù sắp bị đưa đi thi hành án được giải oan; đó là trường hợp của những người sau nhiều năm tháng phải ở tù dù không hề phạm trọng tội bị cáo buộc như ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long…
Luật sư Ngô Ngọc Trai, người theo đuổi vụ án Hàn Đức Long đến khi ông này được minh oan, nhận định nguyên nhân đầu tiên dẫn đến án oan là quy định pháp luật còn bất cập, không hợp lý:
Tư pháp hiện nay còn mang nặng thuộc tính buộc tội, thiếu cơ chế giúp cho bên gỡ tội.
Nguyên nhân thứ hai theo vị luật sư này đưa ra là việc thực thi pháp luật trên thực tế còn có nhiều vấn đề do năng lực, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế và sự công tâm khách quan của các cơ quan tư pháp:
Thứ nhất, các cán bộ tư pháp chạy theo thành tích, nên họ buộc phải tìm ra hung thủ, nếu không thì việc thăng thưởng cán bộ và trách nhiệm họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì những yếu tố như thế nên dễ dẫn đến việc giải quyết các vụ án toàn dẫn ra oan sai.
Bổ sung cho ý kiến của Luật sư Ngô Ngọc Trai, Luật sư Nguyễn Hà Luân nói rằng:
Bởi vì khi không xác định được sự thật của vụ án hoặc sự thật vụ án bị bóp méo thì nhất định dẫn đến án oan.
Quốc hội khoá 13 của Việt Nam đã thông qua 4 đạo luật liên quan đến tố tụng hình sự gồm có Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật về hoạt động điều tra hình sự, Luật về tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ cho mục tiêu “cải cách tư pháp” và giảm thiểu tình trạng án oan sai.
Tuy nhiên, các đạo luật này đang bị tạm đình chỉ thi hành do có hơn 90 lỗi trong Bộ luật Hình sự cần điều chỉnh. Theo đánh giá của Luật sư Ngô Ngọc Trai:
Luật thi hành tạm giữ tạm giam đã cải thiện quyền của những nguwoif bị giam giữ cũng như môi trường điều kiện cho những người bị giam giữ, bởi vì lâu nay môi trường giam giữ ở Việt Nam còn rất khắc nghiệt vì chưa có bản án thay đổi pháp luật nhưng những quyền về tự do dân chủ của họ gần như bị tước đoạt.
Luật sư Ngô Ngọc Trai nhắc lại, quy định tiến bộ hơn, nhưng quan trọng nhất vẫn là việc thi hành trong thực tế:
Tôi cho rằng vai trò của luật sư, những người có tri thức có thể giúp truyền tải đến cộng đồng những điểm mới của nền tư pháp hình sự để người ta hiểu và thực hiện đúng quyền công dân của mình.
Vẫn theo luật sư:
Đây là quá trình đấu tranh pháp lý để sau nhiều năm tháng theo đuổi thì luật sư bào chữa cùng với gia đình bị can bị cáo đã buộc được các cơ quan tư pháp kia buộc phải minh oan.
“Án tại hồ sơ”
Trong nền tư pháp hình sự tại Việt Nam, thuật ngữ “án tại hồ sơ” được biết tới rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến phán quyết của quan tòa.
Thực tế các cơ quan điều tra xoáy vào việc lấy lời khai trong quá trình giam giữ để tạo dựng hồ sơ kết tội. Trong khi lời khai chỉ có thể được coi là cơ sở căn cứ giải quyết vụ án khi nó đảm bảo sự tự nguyện của bị can bị cáo, không bị bức cung nhục hình, hay phải có sự thống nhất.
Luật sư Nguyễn Hà Luân nêu ví dụ khi Toà án giải quyết vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang như một điển hình “tai hại của án tại hồ sơ” gây oan khiên.
Cho dù xét xử là sơ thẩm, xét xử lên đến phúc thẩm với những thẩm phán dày dặn kinh nghiệm nhưng các vị thẩm phán đó chỉ dựa vào hồ sơ mà không xem xét đến những chứng cứ khác.
Theo mô hình tố tụng hình sự hiện tại, phần xét hỏi thường kéo dài và phần tranh luận tại phiên toà có chất lượng kém do ảnh hưởng bởi tư duy của phía công tố – đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử.
Họ thường nói ‘Giữ nguyên quan điểm của mình’. Thậm chí có trường hợp họ không hề đưa ra được bất kỳ quan điểm gì thì họ vẫn nói rằng họ giữ nguyên quan điểm. Họ còn có thêm câu ‘Việc này để dành cho Hội đồng xét xử quyết định’.
Trong khi đó, luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng:
Trong pháp luật cho phép sau khi hồ sơ viện kiểm sát chuyển sang tòa án cho phép thẩm phán nghiên cứu hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ vụ án chưa thấy đủ cơ sở căn cứ để kết tội thì được quyền trả lại hồ sơ vụ án để yêu cầu bổ sung.
Chính vì những bất cập như vậy, các luật sư đều mong đợi sự thay đổi tích cực trong cải cách tư pháp tại Việt Nam, như nêu cao vai trò của luật sư, tôn trọng quyền con người và quan trọng là trong hoạt động tố tụng phải thể hiện đúng trách nhiệm tôn trọng sự thật của vụ án nhằm tránh oan sai.
Hiện thân nhân của một số tử tù như Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng và Hồ Duy Hải tại Long An… lâu nay tiếp tục kêu oan đến các cấp cao nhất của chính phủ và cả đảng cộng sản Việt Nam khẳng định người thân của họ không hề phạm tội và còn trưng ra bằng chứng về thủ phạm.