Tổ chức Ân xá Quốc tế, 20 tháng 2 năm 2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Khoảng 700 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị tấn công bởi cảnh sát trong khi trên đường đi gửi đơn khiếu nại pháp lý chống lại Formosa Plastics Group, với thiệt hại lên tới 20 triệu USD. Công ty Đài Loan, có trụ sở tại tỉnh Hà Tĩnh, đã nhận trách nhiệm về thảm họa sinh thái trong tháng Tư năm 2016, một vụ việc ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người.
Trong buổi sáng sớm của ngày 14/02/2017, khoảng 700 người, chủ yếu là ngư dân, phụ nữ và những người khác dựa vào đánh bắt cá, tụ tập ở Song Ngọc, tỉnh Nghệ An nhằm đi nộp 619 khiếu nại cá nhân ở tỉnh Hà Tĩnh chống lại Formosa Plastics Group. Khiếu nại của họ nhằm đòi bồi thường khoảng 20 triệu USD cho những thiệt hại gây ra bởi sự tàn phá của các loài cá sau thảm họa Formosa vào tháng Tư năm 2016.
Nhóm đã định đi quãng đường 170 km bằng chân và xe máy khi công ty xe buýt, đã ký dịch vụ vận chuyển họ tới Hà Tĩnh, rút dịch vụ của họ sau khi nhận được đe dọa từ các nhà chức trách.
Đoàn người đã bị giám sát chặt chẽ bởi hàng trăm cảnh sát vũ trang. Sau khi đi được khoảng 20 km, đoàn bị vây bởi một lực lượng vũ trang với khoảng 2.000 quân. Trong khi những người tuần hành ôn hòa điều đình với nhà chức trách, họ bị tấn công bởi hàng chục người đàn ông mặc thường phục. Theo một nhân chứng, những kẻ tấn công đấm và đá nhiều đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Sau đó, nhiều đàn ông mặc thường phục tấn công những người đang cầm máy ảnh và điện thoại. Một chiếc xe có chứa mười người, trong đó có hai người đưa hình ảnh video trực tiếp lên Facebook, đã bị kéo ra khỏi hiện trường. Trong khi bạo lực chỉ kéo dài một vài phút, lực lượng cảnh sát rất đông không làm gì để để ngăn chặn.
Khi bạo lực kết thúc, đoàn người, chủ yếu là dân Công giáo, ngồi lại trên đường và cầu nguyện. Nhân chứng tin rằng những kẻ mặc thường phục trà trộn vào đoàn người đã ném đá vào cảnh sát, và cảnh sát phản ứng lại bằng cách bắn đạn hơi cay và vũ khí gì đó giống lựu đạn vào đoàn người. Cảnh sát cũng tấn công đoàn người bằng tay chân, gậy và dùi cui điện.
Theo các nhân chứng được phỏng vấn bởi Ân xá Quốc tế, ít nhất 15 người đàn ông đã bị bắt, bị đánh đập và bỏ rơi ở vùng sâu vùng xa và phải tự tìm cách để về nhà. Nhiều người khác đã phải nhập viện, trong đó có một người đàn ông bị gãy cột sống và bốn răng, trong khi ba hoặc bốn người khác ở lại bệnh viện với những vết thương chưa xác định. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ít nhất năm người bị thương nặng ở đầu.
Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của riêng bạn để yêu cầu cơ quan chức năng:
Kịp thời điều tra các cuộc tấn công chống lại 700 người vào ngày 14/02/ 2017 và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra xét xử công bằng;
Chấm dứt quấy rối những người biểu tình ôn hòa ở Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền về tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa;
Tạo điều kiện cho việc khiếu nại của những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái tháng 4 năm 2016.
Xin gửi nghị trước ngày 03/04/ 2017 tới:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
Bộ Ngoại giao
Số 1 Tôn Thất Đảm, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Fax: + 844 3823 1872
Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao công nhận để đất nước của bạn.
Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.
Thông tin bổ sung
Những dấu hiệu đầu tiên của thảm họa sinh thái Formosa đến vào tháng Tư năm 2016 khi một số lượng lớn các loài cá chết trong vùng biển ven bờ ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Nghệ An. Có đến 270.000 người, trong đó ngư dân/phụ nữ và những người khác dựa vào đánh bắt cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì cá chết hàng loạt. Sau hai tháng điều tra thảm họa, Chính phủ Việt Nam khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan, có trụ sở tại tỉnh Hà Tĩnh, là nguồn gốc của xả chất thải độc hại vào vùng nước ven biển. Vào cuối tháng Sáu, Formosa công khai xin lỗi và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD nhưng những người bị ảnh hưởng đã nói rằng điều này là không đủ đền bù cho các tác động môi trường và việc mất sinh kế.
Vào ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 1880, trong đó ông đưa ra kế hoạch bồi thường cho ngư dân. Quyết định tuyên bố rằng chỉ có nạn nhân từ bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được bồi thường. Quyết định đã được thực hiện nhiều ngày sau khi 506 đơn khiếu nại của những người bị thiệt hại đã được nộp cho Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Vào ngày 5/10, chính quyền Hà Tĩnh đã từ chối 506 khiếu nại này với lý báo cáo rằng người khiếu nại không cung cấp bằng chứng về thiệt hại vật chất của họ và trên cơ sở thủ tục mà một tòa án bị cấm đưa ra phán quyết về một sự cố mà chính phủ đã đưa ra quyết định giải quyết. 619 khiếu nại mà bị ngăn cản không được chuyển giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 14/02/2017 là từ những cá nhân đến từ Nghệ An, những người không được đưa vào chương trình bồi thường của Quyết định 1880.
Thảm họa Formosa đã trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận ở Việt Nam. Tại quốc gia này đã có nhiều cuộc biểu tình ở quy mô chưa từng thấy trước đó về tần suất và số lượng người tham gia. Chính quyền đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp cả nước tháng 5 năm 2016, và trong tháng 10 năm 2016, một cuộc biểu tình chống lại Formosa ở Hà Tĩnh đã có 20.000 người tham gia. Lực lượng an ninh đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và trừng phạt những người tham gia vào các cuộc biểu tình, dẫn đến một loạt các hành vi vi phạm nhân quyền bao gồm tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục và trừng phạt khác, cũng như vi phạm quyền hội họp ôn hòa và tự do đi lại (xem ở báo cáo Việt Nam: Cuộc đàn áp của Chính phủ về các cuộc biểu tình ôn hòa với hàng loạt các vi phạm nhân quyền, bao gồm tra tấn và ngược đãi khác tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4078/2016/en/.)
Mặc dù bị đàn áp dã man, biểu tình ôn hòa vẫn tiếp tục, nhưng những người tham gia tổ chức và gửi khiếu nại tới các cơ quan chức năng đang là mục tiêu của sự quấy rối và đe dọa. Sự sách nhiễu bao gồm gây áp lực lên gia đình và người sử dụng lao động của những người bị coi là mục tiêu, gây khó khăn cho các nhà hoạt động để tiếp tục việc đấu tranh.
Nguồn: Urgent Action: Hundreds of Peaceful Marchers Attacked by Police
February 21, 2017
Hành động khẩn cấp: Hàng trăm người dân khi khiếu kiện Formosa bị cảnh sát tấn công
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Ân xá Quốc tế, 20 tháng 2 năm 2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Khoảng 700 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị tấn công bởi cảnh sát trong khi trên đường đi gửi đơn khiếu nại pháp lý chống lại Formosa Plastics Group, với thiệt hại lên tới 20 triệu USD. Công ty Đài Loan, có trụ sở tại tỉnh Hà Tĩnh, đã nhận trách nhiệm về thảm họa sinh thái trong tháng Tư năm 2016, một vụ việc ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người.
Trong buổi sáng sớm của ngày 14/02/2017, khoảng 700 người, chủ yếu là ngư dân, phụ nữ và những người khác dựa vào đánh bắt cá, tụ tập ở Song Ngọc, tỉnh Nghệ An nhằm đi nộp 619 khiếu nại cá nhân ở tỉnh Hà Tĩnh chống lại Formosa Plastics Group. Khiếu nại của họ nhằm đòi bồi thường khoảng 20 triệu USD cho những thiệt hại gây ra bởi sự tàn phá của các loài cá sau thảm họa Formosa vào tháng Tư năm 2016.
Nhóm đã định đi quãng đường 170 km bằng chân và xe máy khi công ty xe buýt, đã ký dịch vụ vận chuyển họ tới Hà Tĩnh, rút dịch vụ của họ sau khi nhận được đe dọa từ các nhà chức trách.
Đoàn người đã bị giám sát chặt chẽ bởi hàng trăm cảnh sát vũ trang. Sau khi đi được khoảng 20 km, đoàn bị vây bởi một lực lượng vũ trang với khoảng 2.000 quân. Trong khi những người tuần hành ôn hòa điều đình với nhà chức trách, họ bị tấn công bởi hàng chục người đàn ông mặc thường phục. Theo một nhân chứng, những kẻ tấn công đấm và đá nhiều đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Sau đó, nhiều đàn ông mặc thường phục tấn công những người đang cầm máy ảnh và điện thoại. Một chiếc xe có chứa mười người, trong đó có hai người đưa hình ảnh video trực tiếp lên Facebook, đã bị kéo ra khỏi hiện trường. Trong khi bạo lực chỉ kéo dài một vài phút, lực lượng cảnh sát rất đông không làm gì để để ngăn chặn.
Khi bạo lực kết thúc, đoàn người, chủ yếu là dân Công giáo, ngồi lại trên đường và cầu nguyện. Nhân chứng tin rằng những kẻ mặc thường phục trà trộn vào đoàn người đã ném đá vào cảnh sát, và cảnh sát phản ứng lại bằng cách bắn đạn hơi cay và vũ khí gì đó giống lựu đạn vào đoàn người. Cảnh sát cũng tấn công đoàn người bằng tay chân, gậy và dùi cui điện.
Theo các nhân chứng được phỏng vấn bởi Ân xá Quốc tế, ít nhất 15 người đàn ông đã bị bắt, bị đánh đập và bỏ rơi ở vùng sâu vùng xa và phải tự tìm cách để về nhà. Nhiều người khác đã phải nhập viện, trong đó có một người đàn ông bị gãy cột sống và bốn răng, trong khi ba hoặc bốn người khác ở lại bệnh viện với những vết thương chưa xác định. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ít nhất năm người bị thương nặng ở đầu.
Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của riêng bạn để yêu cầu cơ quan chức năng:
Kịp thời điều tra các cuộc tấn công chống lại 700 người vào ngày 14/02/ 2017 và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra xét xử công bằng;
Chấm dứt quấy rối những người biểu tình ôn hòa ở Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền về tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa;
Tạo điều kiện cho việc khiếu nại của những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái tháng 4 năm 2016.
Xin gửi nghị trước ngày 03/04/ 2017 tới:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
Bộ Ngoại giao
Số 1 Tôn Thất Đảm, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Fax: + 844 3823 1872
Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao công nhận để đất nước của bạn.
Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.
Thông tin bổ sung
Những dấu hiệu đầu tiên của thảm họa sinh thái Formosa đến vào tháng Tư năm 2016 khi một số lượng lớn các loài cá chết trong vùng biển ven bờ ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Nghệ An. Có đến 270.000 người, trong đó ngư dân/phụ nữ và những người khác dựa vào đánh bắt cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì cá chết hàng loạt. Sau hai tháng điều tra thảm họa, Chính phủ Việt Nam khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan, có trụ sở tại tỉnh Hà Tĩnh, là nguồn gốc của xả chất thải độc hại vào vùng nước ven biển. Vào cuối tháng Sáu, Formosa công khai xin lỗi và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD nhưng những người bị ảnh hưởng đã nói rằng điều này là không đủ đền bù cho các tác động môi trường và việc mất sinh kế.
Vào ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 1880, trong đó ông đưa ra kế hoạch bồi thường cho ngư dân. Quyết định tuyên bố rằng chỉ có nạn nhân từ bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được bồi thường. Quyết định đã được thực hiện nhiều ngày sau khi 506 đơn khiếu nại của những người bị thiệt hại đã được nộp cho Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Vào ngày 5/10, chính quyền Hà Tĩnh đã từ chối 506 khiếu nại này với lý báo cáo rằng người khiếu nại không cung cấp bằng chứng về thiệt hại vật chất của họ và trên cơ sở thủ tục mà một tòa án bị cấm đưa ra phán quyết về một sự cố mà chính phủ đã đưa ra quyết định giải quyết. 619 khiếu nại mà bị ngăn cản không được chuyển giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 14/02/2017 là từ những cá nhân đến từ Nghệ An, những người không được đưa vào chương trình bồi thường của Quyết định 1880.
Thảm họa Formosa đã trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận ở Việt Nam. Tại quốc gia này đã có nhiều cuộc biểu tình ở quy mô chưa từng thấy trước đó về tần suất và số lượng người tham gia. Chính quyền đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp cả nước tháng 5 năm 2016, và trong tháng 10 năm 2016, một cuộc biểu tình chống lại Formosa ở Hà Tĩnh đã có 20.000 người tham gia. Lực lượng an ninh đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và trừng phạt những người tham gia vào các cuộc biểu tình, dẫn đến một loạt các hành vi vi phạm nhân quyền bao gồm tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục và trừng phạt khác, cũng như vi phạm quyền hội họp ôn hòa và tự do đi lại (xem ở báo cáo Việt Nam: Cuộc đàn áp của Chính phủ về các cuộc biểu tình ôn hòa với hàng loạt các vi phạm nhân quyền, bao gồm tra tấn và ngược đãi khác tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4078/2016/en/.)
Mặc dù bị đàn áp dã man, biểu tình ôn hòa vẫn tiếp tục, nhưng những người tham gia tổ chức và gửi khiếu nại tới các cơ quan chức năng đang là mục tiêu của sự quấy rối và đe dọa. Sự sách nhiễu bao gồm gây áp lực lên gia đình và người sử dụng lao động của những người bị coi là mục tiêu, gây khó khăn cho các nhà hoạt động để tiếp tục việc đấu tranh.
Nguồn: Urgent Action: Hundreds of Peaceful Marchers Attacked by Police