Thảm họa môi trường này đã gây ra biểu tình ở nhiều nơi
BBC | 21.02.2017
Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều với những vấn đề về môi trường, một bài báo với tựa đề “Xanh và đỏ ở Việt Nam” của tạp chí hàng tuần The Economist viết hôm 16/2.
Theo bài này, thảm họa môi trường biển do việc xả thải của Formosa đứng đầu danh sách và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngư dân. Nhiều người dân địa phương giờ đây không muốn mua hải sản họ đánh bắt , vì sợ vẫn còn bị nhiễm độc. Ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với rất nhiều đoàn khách du lịch đã hủy các kỳ nghỉ của họ vì không muốn tắm biển ở những bãi cát ô nhiễm.
Bài báo này còn kể đến các tình trạng ô nhiễm khác đang phá vỡ phong cảnh tuyệt vời của Việt Nam. Chẳng hạn, việc xây đập, đào giếng khơi và canh tác chuyên sâu đang làm hủy hoại vùng đồng bằng sông Mekong, khói bụi làm ô nhiễm bầu trời Hà Nội, các nguồn nước thải công nghiệp của Việt Nam chảy xuống sông hồ hay một số làng mạc có tỷ lệ ung thư cao bất thường, mà nguyên nhân có thể là do nguồn nước bị nhiễm chì.
Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề môi trường khác mà Việt Nam phải đương đầu. Một số ý kiến cho rằng 1/5 địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị chìm vào cuối thế kỷ này. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và ngập lụt có thể sẽ đánh vào các khu dân cư ven biển.
Hà Nội bị cảnh báo vì ô nhiễm không khí
Môi trường và chính trị
Những vấn đề môi trường kể trên đặt ra nhiều thử thách cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều người dân miền Trung đã tham gia các cuộc biểu tình đòi được Formosa và chính phủ bồi thường quyền lợi thích đáng. Kể cả nhiều người không bị ảnh hưởng vì thảm họa này cũng bày tỏ sự bất bình.
“Hầu hết người Việt Nam nghĩ các vị lãnh đạo của mình nương nhẹ Trung Quốc, và bất bình với việc Đảng Cộng sản đã cho phép một công ty gần như là Trung Quốc xả độc ra biển,” tờ The Economist viết tiếp.
Điều này là đáng sợ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã thấy phong trào về môi trường ở Đông Âu làm vùi dập những người cộng sản ở đó, và họ đã mạnh tay xử lý những người lãnh đạo các cuộc biểu tình.
Đảng Cộng sản muốn người nước ngoài coi Việt Nam là đối tác đáng tin cậy về những vấn đề toàn cầu như thay đổi khí hậu, không phải là một nước lạc hậu.
Các quan chức ở các tỉnh phớt lờ luật lệ do Hà Nội đưa ra, và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường không thể chạm tới được. Hệ thống pháp lý xử lý những kẻ đối đầu một cách nhanh chóng và tàn nhẫn nhưng lại thất bại thảm hại trong việc thực thi các quy định thường ngày.
Trong khi Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa nhà máy và hạn chế việc sử dụng xe hơi để làm giảm khói bụi, các quan chức ở Việt Nam vẫn lúng túng tìm cách ngăn chặn xe máy đỗ trên vỉa hè.
The Economist là tờ báo nổi tiếng thế giới. Số lượng bản in trung bình của họ toàn thế giới là hơn 1 triệu bản mỗi tuần, và hơn 10 triệu người đọc trang web mỗi tháng.
February 22, 2017
Ô nhiễm môi trường ‘đe dọa ổn định ở VN’
by HR Defender • [Human Rights]
Thảm họa môi trường này đã gây ra biểu tình ở nhiều nơi
BBC | 21.02.2017
Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều với những vấn đề về môi trường, một bài báo với tựa đề “Xanh và đỏ ở Việt Nam” của tạp chí hàng tuần The Economist viết hôm 16/2.
Theo bài này, thảm họa môi trường biển do việc xả thải của Formosa đứng đầu danh sách và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngư dân. Nhiều người dân địa phương giờ đây không muốn mua hải sản họ đánh bắt , vì sợ vẫn còn bị nhiễm độc. Ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với rất nhiều đoàn khách du lịch đã hủy các kỳ nghỉ của họ vì không muốn tắm biển ở những bãi cát ô nhiễm.
Bài báo này còn kể đến các tình trạng ô nhiễm khác đang phá vỡ phong cảnh tuyệt vời của Việt Nam. Chẳng hạn, việc xây đập, đào giếng khơi và canh tác chuyên sâu đang làm hủy hoại vùng đồng bằng sông Mekong, khói bụi làm ô nhiễm bầu trời Hà Nội, các nguồn nước thải công nghiệp của Việt Nam chảy xuống sông hồ hay một số làng mạc có tỷ lệ ung thư cao bất thường, mà nguyên nhân có thể là do nguồn nước bị nhiễm chì.
Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề môi trường khác mà Việt Nam phải đương đầu. Một số ý kiến cho rằng 1/5 địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị chìm vào cuối thế kỷ này. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và ngập lụt có thể sẽ đánh vào các khu dân cư ven biển.
Hà Nội bị cảnh báo vì ô nhiễm không khí
Môi trường và chính trị
Những vấn đề môi trường kể trên đặt ra nhiều thử thách cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều người dân miền Trung đã tham gia các cuộc biểu tình đòi được Formosa và chính phủ bồi thường quyền lợi thích đáng. Kể cả nhiều người không bị ảnh hưởng vì thảm họa này cũng bày tỏ sự bất bình.
“Hầu hết người Việt Nam nghĩ các vị lãnh đạo của mình nương nhẹ Trung Quốc, và bất bình với việc Đảng Cộng sản đã cho phép một công ty gần như là Trung Quốc xả độc ra biển,” tờ The Economist viết tiếp.
Điều này là đáng sợ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã thấy phong trào về môi trường ở Đông Âu làm vùi dập những người cộng sản ở đó, và họ đã mạnh tay xử lý những người lãnh đạo các cuộc biểu tình.
Đảng Cộng sản muốn người nước ngoài coi Việt Nam là đối tác đáng tin cậy về những vấn đề toàn cầu như thay đổi khí hậu, không phải là một nước lạc hậu.
Các quan chức ở các tỉnh phớt lờ luật lệ do Hà Nội đưa ra, và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường không thể chạm tới được. Hệ thống pháp lý xử lý những kẻ đối đầu một cách nhanh chóng và tàn nhẫn nhưng lại thất bại thảm hại trong việc thực thi các quy định thường ngày.
Trong khi Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa nhà máy và hạn chế việc sử dụng xe hơi để làm giảm khói bụi, các quan chức ở Việt Nam vẫn lúng túng tìm cách ngăn chặn xe máy đỗ trên vỉa hè.
The Economist là tờ báo nổi tiếng thế giới. Số lượng bản in trung bình của họ toàn thế giới là hơn 1 triệu bản mỗi tuần, và hơn 10 triệu người đọc trang web mỗi tháng.