EU delegation and Vietnamese activists at a meeting in Hanoi on Feb 23, 2017
Nguyễn Chí Tuyến, blogger
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của EU đã có buổi làm việc với các đại diện các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và các cá nhân ở Việt Nam.
Buổi họp diễn ra tại trụ sở của EU tại Việt Nam.
Tham dự cuộc họp, phía phái đoàn gồm có; Chủ tịch Tiểu ban ông Pier A. Panzeri (Italy), ông Adam Kosa (Hungary), ông Lars Adaktusson (Thụy Điển), bà Soraya Post (Thụy Điển), bà Beatriz Becerra (Tây Ban Nha), ông David Martin (Anh) và Đại sứ EU tại Việt Nam ông Bruno Angelet cùng các thành viên khác của phái đoàn cũng như các nhân viên EU tại Việt Nam.
Đại diện phía Việt Nam tham dự gồm: ông nguyễn Tường Thụy, ông Lê Công Định, ông Vũ Quốc Ngữ, bà Phạm Đoan Trang, ông Nguyễn Chí Tuyến và ông Nguyễn Anh Tuấn.
Phía Việt Nam đã cung cấp tài liệu và chia sẻ những vấn đề liên quan đến thực trạng nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại … vv.
Việc hơn 100 người hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh, việc hàng trăm người dân bị chết trong đồn công an diễn ra trong những năm gần đây, việc các nhà hoạt động bị bắt giữ tùy tiện và giam giữ mà không được tiếp cận với luật sư và không được đưa ra xét xử trong một thời gian dài cũng đã được phía Việt Nam nêu ra.
Ngoài ra, phía Viêt Nam cũng đã chia sẻ với phái đoàn về các hành vi trấn áp, đe dọa, sách nhiễu, bắt giữ, ngăn cản mà nhà cầm quyền Việt Nam đang áp dụng đối với các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và cá nhân ở Việt Nam khi thực hiện các quyền căn bản của con người cũng như các quyền dân sự.
Đại diện phía Việt Nam đã đề nghị phái đoàn cần gắn chặt các vấn đề về nhân quyền với các vấn đề kinh tế khi thảo luận để phê chuẩn Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (FTA). Ngoài ra, các đại diện phía Việt Nam cũng đề nghị cần phải có cơ chế đánh giá định kỳ đối với Hiệp định này. Phía Việt Nam cũng lưu ý phái đoàn của Tiểu ban cần nhấn mạnh đến sự thực thi trên thực tế của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hiến pháp, các bộ Luật và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký thay vì chỉ đánh giá những con chữ được ghi trên giấy.
Phía phái đoàn của Tiểu ban Nhân quyền cũng đã đặt một số câu hỏi cụ thể để có thêm thông tin để làm rõ các vấn đề mà phía các đại diện Việt Nam đã nêu ra. Đồng thời, phía phái đoàn cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những đề nghị của các đại diện ở Việt Nam.
Phía phái đoàn cũng cho biết một số thông tin mà phái đoàn đã làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam. Ngoài ra, phái đoàn cũng hỏi các đại diện Việt Nam liệu họ có thể sử dụng các thông tin được cung cấp công khai hay không, nhất là trong cuộc họp tiếp theo của họ với Bộ công an vào ngày 24/02. Các đại diện Việt Nam bày tỏ sự đồng ý và sẵn sàng để phái đoàn tùy ý sử dụng.
Buổi làm việc thẳng thắn và hiệu quả giữa hai bên đã kết thúc vào 15h20 cùng ngày.
February 24, 2017
Tiểu ban Nhân quyền EU gặp gỡ đại diện XHDS ở Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
EU delegation and Vietnamese activists at a meeting in Hanoi on Feb 23, 2017
Nguyễn Chí Tuyến, blogger
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của EU đã có buổi làm việc với các đại diện các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và các cá nhân ở Việt Nam.
Buổi họp diễn ra tại trụ sở của EU tại Việt Nam.
Tham dự cuộc họp, phía phái đoàn gồm có; Chủ tịch Tiểu ban ông Pier A. Panzeri (Italy), ông Adam Kosa (Hungary), ông Lars Adaktusson (Thụy Điển), bà Soraya Post (Thụy Điển), bà Beatriz Becerra (Tây Ban Nha), ông David Martin (Anh) và Đại sứ EU tại Việt Nam ông Bruno Angelet cùng các thành viên khác của phái đoàn cũng như các nhân viên EU tại Việt Nam.
Đại diện phía Việt Nam tham dự gồm: ông nguyễn Tường Thụy, ông Lê Công Định, ông Vũ Quốc Ngữ, bà Phạm Đoan Trang, ông Nguyễn Chí Tuyến và ông Nguyễn Anh Tuấn.
Phía Việt Nam đã cung cấp tài liệu và chia sẻ những vấn đề liên quan đến thực trạng nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại … vv.
Việc hơn 100 người hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh, việc hàng trăm người dân bị chết trong đồn công an diễn ra trong những năm gần đây, việc các nhà hoạt động bị bắt giữ tùy tiện và giam giữ mà không được tiếp cận với luật sư và không được đưa ra xét xử trong một thời gian dài cũng đã được phía Việt Nam nêu ra.
Ngoài ra, phía Viêt Nam cũng đã chia sẻ với phái đoàn về các hành vi trấn áp, đe dọa, sách nhiễu, bắt giữ, ngăn cản mà nhà cầm quyền Việt Nam đang áp dụng đối với các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và cá nhân ở Việt Nam khi thực hiện các quyền căn bản của con người cũng như các quyền dân sự.
Đại diện phía Việt Nam đã đề nghị phái đoàn cần gắn chặt các vấn đề về nhân quyền với các vấn đề kinh tế khi thảo luận để phê chuẩn Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (FTA). Ngoài ra, các đại diện phía Việt Nam cũng đề nghị cần phải có cơ chế đánh giá định kỳ đối với Hiệp định này. Phía Việt Nam cũng lưu ý phái đoàn của Tiểu ban cần nhấn mạnh đến sự thực thi trên thực tế của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hiến pháp, các bộ Luật và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký thay vì chỉ đánh giá những con chữ được ghi trên giấy.
Phía phái đoàn của Tiểu ban Nhân quyền cũng đã đặt một số câu hỏi cụ thể để có thêm thông tin để làm rõ các vấn đề mà phía các đại diện Việt Nam đã nêu ra. Đồng thời, phía phái đoàn cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những đề nghị của các đại diện ở Việt Nam.
Phía phái đoàn cũng cho biết một số thông tin mà phái đoàn đã làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam. Ngoài ra, phái đoàn cũng hỏi các đại diện Việt Nam liệu họ có thể sử dụng các thông tin được cung cấp công khai hay không, nhất là trong cuộc họp tiếp theo của họ với Bộ công an vào ngày 24/02. Các đại diện Việt Nam bày tỏ sự đồng ý và sẵn sàng để phái đoàn tùy ý sử dụng.
Buổi làm việc thẳng thắn và hiệu quả giữa hai bên đã kết thúc vào 15h20 cùng ngày.