Đại diện các tổ chức XHDS gặp phái đoàn EU.
RFA | 24.02.2017
Đại diện hơn chục nhóm Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam hôm 23 tháng 2 có cuộc làm việc với phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Liên hiệp Châu Âu- EU nhân dịp đoàn này đến Việt Nam tìm hiểu trước khi có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam.
Tại cuộc gặp gỡ, nhóm đại diện Việt Nam đưa ra một tuyên bố chung về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong suốt 5 năm qua, theo đó Việt Nam vẫn là một chính thể độc đảng, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hiệp hội, tụ tập ôn hòa, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Cụ thể, bản tuyên bố chung nêu rõ Việt Nam vẫn duy trì thẻ nhà báo do nhà nước cấp phát, không công nhận nhà báo tự do, đánh đập, hành hung người làm báo; cơ quan tuyên giáo kiểm soát chặt chẽ nội dung của báo chí, bôi nhọ các tiếng nói phản biện, và luôn ca ngợi chính sách của đảng và nhà nước.
Lực lượng an ninh đã và đang gây chia rẽ giữa các tổ chức xã hội dân sự có giấy phép và khối xã hội dân sự độc lập. Ngoài ra người dân bị buộc phải khai báo thông tin về ‘dân tộc’, ‘tôn giáo’ trong giấy tờ tùy thân… Đó là những qui định vi phạm quyền con người, thể hiện sự kỳ thị.
Các tổ chức ra tuyên bố chung cũng yêu cầu Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam phải nêu rõ những điều khoản về nhân quyền, và Chính phủ Việt Nam phải cam kết thực hiện. Bên cạnh đó Ủy ban châu Âu phải đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ được nêu trong Hiệp định. Một yêu cầu khác là Chính phủ phải khuyến khích các xã hội dân sự độc lập tham gia vào việc đánh giá nhân quyền.
Ông Nguyễn Chí Tuyến, một trong những người tham gia cuộc gặp, vào chiều ngày 24 tháng 2 cho Đài Á Châu Tự Do biết đón nhận từ phía Tiểu ban Nhân quyền EU về Tuyên bố mà nhóm Xã hội Dân sự độc lập Việt Nam gửi cho họ:
“Chúng tôi cũng gửi Tuyên bố cho họ, trong đó tóm lược những ý chính. Họ cũng hỏi ý kiến chúng tôi- những người anh em đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam rằng hôm nay họ có cuộc gặp với Bộ Công An mà đứng đầu là một thứ trưởng, họ có thể nói lại những điều mà chúng tôi đã nêu cũng như đọc Tuyên bố mà chúng tôi gửi cho EU hay không. Chúng tôi nói sẵn sàng vì đó là sự thật.”
Bản Tuyên bố gửi cho phía EU gồm có tổng cộng 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị. Một trong những kiến nghị đó cũng được ông Nguyễn Chí Tuyến cho biết:
“Ngoài ra chúng tôi có một khuyến nghị nữa là cần phải có một cơ chế giám sát, đánh giá nào đó đưa vào như là một phần của hiệp định. Tương tự như trước đây tôi làm với phía Hoa Kỳ về TPP thì cần có qui định sau 3 năm hay 5 năm phải có kiểm định lại những điều Việt Nam cam kết có làm đúng hay không”
Đại diện những nhóm Xã hội Dân sự độc lập tham dự cuộc gặp với Tiểu ban Nhân quyền EU gồm Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc Lập, Nhà Xuất bản Trẻ Hà Nội.
February 25, 2017
Phái đoàn Châu Âu gặp gỡ các nhóm Xã hội Dân sự Việt Nam
by HR Defender • [Human Rights]
Đại diện các tổ chức XHDS gặp phái đoàn EU.
RFA | 24.02.2017
Đại diện hơn chục nhóm Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam hôm 23 tháng 2 có cuộc làm việc với phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Liên hiệp Châu Âu- EU nhân dịp đoàn này đến Việt Nam tìm hiểu trước khi có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam.
Tại cuộc gặp gỡ, nhóm đại diện Việt Nam đưa ra một tuyên bố chung về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong suốt 5 năm qua, theo đó Việt Nam vẫn là một chính thể độc đảng, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hiệp hội, tụ tập ôn hòa, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Cụ thể, bản tuyên bố chung nêu rõ Việt Nam vẫn duy trì thẻ nhà báo do nhà nước cấp phát, không công nhận nhà báo tự do, đánh đập, hành hung người làm báo; cơ quan tuyên giáo kiểm soát chặt chẽ nội dung của báo chí, bôi nhọ các tiếng nói phản biện, và luôn ca ngợi chính sách của đảng và nhà nước.
Lực lượng an ninh đã và đang gây chia rẽ giữa các tổ chức xã hội dân sự có giấy phép và khối xã hội dân sự độc lập. Ngoài ra người dân bị buộc phải khai báo thông tin về ‘dân tộc’, ‘tôn giáo’ trong giấy tờ tùy thân… Đó là những qui định vi phạm quyền con người, thể hiện sự kỳ thị.
Các tổ chức ra tuyên bố chung cũng yêu cầu Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam phải nêu rõ những điều khoản về nhân quyền, và Chính phủ Việt Nam phải cam kết thực hiện. Bên cạnh đó Ủy ban châu Âu phải đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ được nêu trong Hiệp định. Một yêu cầu khác là Chính phủ phải khuyến khích các xã hội dân sự độc lập tham gia vào việc đánh giá nhân quyền.
Ông Nguyễn Chí Tuyến, một trong những người tham gia cuộc gặp, vào chiều ngày 24 tháng 2 cho Đài Á Châu Tự Do biết đón nhận từ phía Tiểu ban Nhân quyền EU về Tuyên bố mà nhóm Xã hội Dân sự độc lập Việt Nam gửi cho họ:
“Chúng tôi cũng gửi Tuyên bố cho họ, trong đó tóm lược những ý chính. Họ cũng hỏi ý kiến chúng tôi- những người anh em đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam rằng hôm nay họ có cuộc gặp với Bộ Công An mà đứng đầu là một thứ trưởng, họ có thể nói lại những điều mà chúng tôi đã nêu cũng như đọc Tuyên bố mà chúng tôi gửi cho EU hay không. Chúng tôi nói sẵn sàng vì đó là sự thật.”
Bản Tuyên bố gửi cho phía EU gồm có tổng cộng 30 điều khoản đánh giá và 4 kiến nghị. Một trong những kiến nghị đó cũng được ông Nguyễn Chí Tuyến cho biết:
“Ngoài ra chúng tôi có một khuyến nghị nữa là cần phải có một cơ chế giám sát, đánh giá nào đó đưa vào như là một phần của hiệp định. Tương tự như trước đây tôi làm với phía Hoa Kỳ về TPP thì cần có qui định sau 3 năm hay 5 năm phải có kiểm định lại những điều Việt Nam cam kết có làm đúng hay không”
Đại diện những nhóm Xã hội Dân sự độc lập tham dự cuộc gặp với Tiểu ban Nhân quyền EU gồm Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc Lập, Nhà Xuất bản Trẻ Hà Nội.