Bức ảnh về nhân quyền Việt Nam trên trang web của Ân Xá Quốc Tế.
RFA | 24.02.2017
Amnesty International Ân Xá Quốc Tế vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, qua đó chỉ trích Việt Nam ngược đã tù nhân lương tâm, sách nhiễu, bắt bớ và tù đày những tiếng nói ôn hòa vì quyền con người.
Sử dụng luật lệ mơ hồ
Tại Việt Nam những người lên tiếng ôn hòa nhằm bênh vực quyền con người hay chỉ trích chính phủ đều là đối tượng bị đối xử bằng những biện pháp phi luật lệ như sách nhiễu, bắt giữ và tù tội.
Việt Nam sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh trong mục đích hình sự hóa và trấn áp quyền tự do phát biểu ý kiến của cá nhân hay các tổ chức xã hội dân sự, việc các nhà hoạt động hay giới i bất đồng chính kiến bị tấn công là chuyện thường xuyên xảy ra.
Đó là những điểm chính mở đầu phần phúc trình về Việt Nam mà Ân Xá Quốc Tế Amnesty International công bố hôm thứ Tư vừa qua. Từ trụ sở London, thủ đô nước Anh, phát ngôn nhân phân bang Châu Á của Amnesty International, ông Omar Waraich:
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục áp dụng những ngôn từ và luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia của Bộ Luật Hình Sự 1999 để buộc tội những người hoạt động ôn hòa, điển hình như Điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, Điều 88 về tội tuyên truyền chống nhà nước, Điều 79 về tội âm mưu lật đổ chính phủ…
Điều chúng tôi thấy là những luật lệ này của Việt Nam không xứng hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Thí dụ hồi năm ngoái 7 nhà hoạt động lên tiếng phê bình chính quyền một cách ôn hòa đã bị tấn công hay bị bắt giữ với án tù nhiều năm.
Đó là những người như blogger Anh Ba Sàm và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người công sự Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm, Trần Thị Hồng vợ mục sư bị tù Nguyễn Công Chính…,
Ngược đãi cả thân nhân
Đinh Nguyên Kha (trái) và Nguyễn Phương Uyên trước tòa hôm 17/5/2013. Nguyễn Phương Uyên đã ra tù, Đinh Nguyên Kha hiện đang bị ngược đãi trong tù. AFP photo
Ngoài những nhà hoạt động bị theo dõi sát sách nhiễu hoặc đã bị bắt vào tù, báo cáo của Ân Xá Quốc Tế còn nêu rõ không chỉ người ngồi tù bị ngược đãi mà ngay cả thân nhân của họ ở bên ngoài cũng thường xuyên bị khủng bó và bị hành hung.
Điều này được bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính, trình bày trong lần nói chuyện gần đây nhất với RFA như sau:
Ngày 10 tháng Hai vừa qua tôi đi thăm ông Nguyễn Công Chính tại trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển đến trại giam Xuân Lộc thì ông bị biệt giam cách ly từ đó đến giờ luôn. Trong điều kiện cách ly như vậy thì vậy thì tay chân ông bị sung phù và bịnh tình ông thì càng ngày càng nặng. Bởi vì 2 tháng tôi mới được thăm một lần và mỗi lần như vậy thì thấy sức khỏe của ông càng ngày càng suy yếu đi. Thưa nhất là bênh huyết áp rồi bịnh viêm xoang mũi cấp tính nữa, ông lại bị đau bao tử và bị khớp nữa. Khi chuyển đến Xuân Lộc, Đồng Nai và bị biệt giam thì họ không cho ông dùng thuốc đặc trị, trong môi trường giam giữ kín như vậy thì bịnh càng nặng thêm.
Điều chúng tôi thấy là những luật lệ này của Việt Nam không xứng hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
– Ông Omar Waraich
Bà cũng trình bày về tình cảnh bị đe dọa khủng bố phải gánh chịu:
Trước khi ông mục sư chính bị bắt thì lực lượng an ninh tỉnh Gia Lai đã bố ráp, canh giữ, chận đường đánh đập, cản trở ông đi giảng đạo. Nó kéo dài rất nhiều năm đến khi ông bị bắt thì bản thân tôi là vợ luôn chịu sự đàn áp của công an tỉnh Gia Lai. Họ đã đánh đập hành hạ tôi rất nhiều, mẹ con tôi bị giam giữ trong chính ngôi nhà của mình. Gần đây nhất, sau khi tôi đi gặp phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo năm 2016 thì những người tự xưng là công an đã hành hạ đánh đập tôi rất dã man trong những lần khẩu cung. Những người này xưng là công an iuy nhiên họ không mặc sắc phục, mình cũng không nhận diện ra họ là công an hay côn đồ nữa.
Về trường hợp Đinh Nguyên Kha mà Amnesty International có nhắc đến, từ Việt Nam bà Kim Liên là mẹ tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha nói rằng chuyện con trai bà và những người đồng tù với anh bị ngược đãi là có thực. Ông Omar Waraich nói:
Mới hôm 20 tháng Hai đây thì Ân Xá Quốc Tế cũng đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tù nhân chính trị trẻ tuổi Đinh Nguyên Kha đang bị ngược đãi trong nhà tù Xuyên Mộc ở Bà Rịa, Vũng Tàu.
Vẫn theo Amnesty International, những biện pháp thô bạo như hành hung, đánh đập còn được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng để đối phó với những cuộc biểu tình mà người dân tổ chức, phản đối nhà máy gang thép Formosa đã gây ô nhiễm môi trường khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng.
Ân Xá Quốc Tế tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vộng, ông Omar Waraich khẳng định, rằng chẳng chóng thì chấy Việt Nam phải cải thiện phải thay đổi cách thế cư xử với người bất đồng chính kiến trong nước của họ.
Phải hy vọng và hãy nhìn vào Miến Điện để thấy Việt Nam không phải một ngoại lệ, ông nhấn mạnh, từ một thế chế độc tài toàn trị nhiều chục năm mà cuối cùng dưới áp lực bền bỉ của quốc tế họ đã phải canh tân phải xoay chuyển để tồn tại. Và dù như vấn đề nhân quyền của Miến Điện chưa được như mong đợi của thế giới nhưng ít ra nó cũng cho thấy áp lực từ những tổ chức như Amnesty International phần nào đã mang lại kết quả như thế.
February 26, 2017
Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền
by HR Defender • [Human Rights]
Bức ảnh về nhân quyền Việt Nam trên trang web của Ân Xá Quốc Tế.
RFA | 24.02.2017
Amnesty International Ân Xá Quốc Tế vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, qua đó chỉ trích Việt Nam ngược đã tù nhân lương tâm, sách nhiễu, bắt bớ và tù đày những tiếng nói ôn hòa vì quyền con người.
Sử dụng luật lệ mơ hồ
Tại Việt Nam những người lên tiếng ôn hòa nhằm bênh vực quyền con người hay chỉ trích chính phủ đều là đối tượng bị đối xử bằng những biện pháp phi luật lệ như sách nhiễu, bắt giữ và tù tội.
Việt Nam sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh trong mục đích hình sự hóa và trấn áp quyền tự do phát biểu ý kiến của cá nhân hay các tổ chức xã hội dân sự, việc các nhà hoạt động hay giới i bất đồng chính kiến bị tấn công là chuyện thường xuyên xảy ra.
Đó là những điểm chính mở đầu phần phúc trình về Việt Nam mà Ân Xá Quốc Tế Amnesty International công bố hôm thứ Tư vừa qua. Từ trụ sở London, thủ đô nước Anh, phát ngôn nhân phân bang Châu Á của Amnesty International, ông Omar Waraich:
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục áp dụng những ngôn từ và luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia của Bộ Luật Hình Sự 1999 để buộc tội những người hoạt động ôn hòa, điển hình như Điều 258 Bộ Luật Hình Sự về tội gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, Điều 88 về tội tuyên truyền chống nhà nước, Điều 79 về tội âm mưu lật đổ chính phủ…
Điều chúng tôi thấy là những luật lệ này của Việt Nam không xứng hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Thí dụ hồi năm ngoái 7 nhà hoạt động lên tiếng phê bình chính quyền một cách ôn hòa đã bị tấn công hay bị bắt giữ với án tù nhiều năm.
Đó là những người như blogger Anh Ba Sàm và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người công sự Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm, Trần Thị Hồng vợ mục sư bị tù Nguyễn Công Chính…,
Ngược đãi cả thân nhân
Đinh Nguyên Kha (trái) và Nguyễn Phương Uyên trước tòa hôm 17/5/2013. Nguyễn Phương Uyên đã ra tù, Đinh Nguyên Kha hiện đang bị ngược đãi trong tù. AFP photo
Ngoài những nhà hoạt động bị theo dõi sát sách nhiễu hoặc đã bị bắt vào tù, báo cáo của Ân Xá Quốc Tế còn nêu rõ không chỉ người ngồi tù bị ngược đãi mà ngay cả thân nhân của họ ở bên ngoài cũng thường xuyên bị khủng bó và bị hành hung.
Điều này được bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính, trình bày trong lần nói chuyện gần đây nhất với RFA như sau:
Ngày 10 tháng Hai vừa qua tôi đi thăm ông Nguyễn Công Chính tại trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển đến trại giam Xuân Lộc thì ông bị biệt giam cách ly từ đó đến giờ luôn. Trong điều kiện cách ly như vậy thì vậy thì tay chân ông bị sung phù và bịnh tình ông thì càng ngày càng nặng. Bởi vì 2 tháng tôi mới được thăm một lần và mỗi lần như vậy thì thấy sức khỏe của ông càng ngày càng suy yếu đi. Thưa nhất là bênh huyết áp rồi bịnh viêm xoang mũi cấp tính nữa, ông lại bị đau bao tử và bị khớp nữa. Khi chuyển đến Xuân Lộc, Đồng Nai và bị biệt giam thì họ không cho ông dùng thuốc đặc trị, trong môi trường giam giữ kín như vậy thì bịnh càng nặng thêm.
Bà cũng trình bày về tình cảnh bị đe dọa khủng bố phải gánh chịu:
Trước khi ông mục sư chính bị bắt thì lực lượng an ninh tỉnh Gia Lai đã bố ráp, canh giữ, chận đường đánh đập, cản trở ông đi giảng đạo. Nó kéo dài rất nhiều năm đến khi ông bị bắt thì bản thân tôi là vợ luôn chịu sự đàn áp của công an tỉnh Gia Lai. Họ đã đánh đập hành hạ tôi rất nhiều, mẹ con tôi bị giam giữ trong chính ngôi nhà của mình. Gần đây nhất, sau khi tôi đi gặp phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo năm 2016 thì những người tự xưng là công an đã hành hạ đánh đập tôi rất dã man trong những lần khẩu cung. Những người này xưng là công an iuy nhiên họ không mặc sắc phục, mình cũng không nhận diện ra họ là công an hay côn đồ nữa.
Về trường hợp Đinh Nguyên Kha mà Amnesty International có nhắc đến, từ Việt Nam bà Kim Liên là mẹ tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha nói rằng chuyện con trai bà và những người đồng tù với anh bị ngược đãi là có thực. Ông Omar Waraich nói:
Mới hôm 20 tháng Hai đây thì Ân Xá Quốc Tế cũng đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tù nhân chính trị trẻ tuổi Đinh Nguyên Kha đang bị ngược đãi trong nhà tù Xuyên Mộc ở Bà Rịa, Vũng Tàu.
Vẫn theo Amnesty International, những biện pháp thô bạo như hành hung, đánh đập còn được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng để đối phó với những cuộc biểu tình mà người dân tổ chức, phản đối nhà máy gang thép Formosa đã gây ô nhiễm môi trường khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng.
Ân Xá Quốc Tế tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vộng, ông Omar Waraich khẳng định, rằng chẳng chóng thì chấy Việt Nam phải cải thiện phải thay đổi cách thế cư xử với người bất đồng chính kiến trong nước của họ.
Phải hy vọng và hãy nhìn vào Miến Điện để thấy Việt Nam không phải một ngoại lệ, ông nhấn mạnh, từ một thế chế độc tài toàn trị nhiều chục năm mà cuối cùng dưới áp lực bền bỉ của quốc tế họ đã phải canh tân phải xoay chuyển để tồn tại. Và dù như vấn đề nhân quyền của Miến Điện chưa được như mong đợi của thế giới nhưng ít ra nó cũng cho thấy áp lực từ những tổ chức như Amnesty International phần nào đã mang lại kết quả như thế.