Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 26/02/2017
===== February20 =====
Ân xá Quốc tế lên án Việt Nam đàn áp linh mục và ngư dân đi kiện Formosa
Vào ngày 20/02/2017, Ân xá Quốc tế vừa ra thông cáo lên án sự việc công an tấn công, hành hung, đánh đập, bắt bớ cướp tài sản của Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và bà con ngư dân đi khiếu kiện công ty Formosa, và kêu gọi thế giới hành động để cảnh báo tình trạng này.
Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi viết thư cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và cả Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để lên án việc đàn áp linh mục và giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc hôm 14/02 và yêu cầu nhà chức trách Việt Nam (1) Điều tra rõ những kẻ chủ mưu trong việc tấn công những người đi nạp đơn khiếu kiện vào ngày 14/02/2017 và đưa chúng ra xét xử (2) Ngừng việc quấy rối những người biểu tình ôn hoà ở Việt Nam và tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, tự do ngôn luận, lập hội và hội họp hòa bình (3) Tạo điều kiện điều kiện cho người dân nộp đơn khiếu kiện, những người chịu thảm hoạ môi trường hồi tháng 04/2016 vừa qua.”
Bản thông cáo báo chí bằng tiếng Anh của Ân xá Quốc tế: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/5728/2017/en/
===== February 22 =====
Blogger Mẹ Nấm bị tạm giam thêm 4 tháng
Sau hơn 4 tháng giam giữ mà không đưa ra xét xử, chính quyền Việt Nam vừa gia hạn lệnh tạm giam đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Cho đến nay, cô Quỳnh vẫn chưa được cho tiếp xúc với luật sư hoặc gia đình.
Nói với đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 23/02, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Quỳnh, nói rằng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ký lệnh gia hạn tạm giam đối với con gái bà vào ngày 13/02. Tuy nhiên, gia đình chưa hề nhận được văn bản này mà mới chỉ được thông báo miệng.
Blogger Quỳnh bị công an Khánh Hòa bắt ngày 10/10/2016 và bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Cô là người phụ nữ châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của Civil Rights Defenders vào năm 2015. Trước khi bị bắt, cô nỗ lực đấu tranh đòi công lý cho những ngư dân miền Trung chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.
===== February 23 =====
Tiểu ban Nhân quyền EU gặp gỡ đại diện XHDS ở Việt Nam
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của EU đã có buổi làm việc với các đại diện các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và các cá nhân ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 23/02.
Tham dự cuộc họp, phía phái đoàn gồm có: Chủ tịch Tiểu ban ông Pier A. Panzeri (Italy), ông Adam Kosa (Hungary), ông Lars Adaktusson (Thụy Điển), bà Soraya Post (Thụy Điển), bà Beatriz Becerra (Tây Ban Nha), ông David Martin (Anh) và Đại sứ EU tại Việt Nam ông Bruno Angelet cùng các thành viên khác của phái đoàn cũng như nhiều nhân viên của Phái đoàn EU tại Việt Nam.
Đại diện phía Việt Nam tham dự gồm: ông Nguyễn Tường Thụy, ông Lê Công Định, ông Vũ Quốc Ngữ, bà Phạm Đoan Trang, ông Nguyễn Chí Tuyến và ông Nguyễn Anh Tuấn.
Phía Việt Nam đã cung cấp tài liệu và chia sẻ những vấn đề liên quan đến thực trạng nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam như vi phạm nghiêm trọng các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại, và tự do báo chí.
Việc hơn 100 người hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh, việc hàng trăm người dân bị chết trong đồn công an diễn ra trong những năm gần đây, việc các nhà hoạt động bị bắt giữ tùy tiện và giam giữ mà không được tiếp cận với luật sư và không được đưa ra xét xử trong một thời gian dài cũng đã được phía Việt Nam nêu ra.
Ngoài ra, phía Viêt Nam cũng đã chia sẻ với phái đoàn về các hành vi trấn áp, đe dọa, sách nhiễu, bắt giữ, ngăn cản mà nhà cầm quyền Việt Nam đang áp dụng đối với các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và cá nhân ở Việt Nam khi thực hiện các quyền căn bản của con người cũng như các quyền dân sự.
Đại diện phía Việt Nam đã đề nghị phái đoàn cần gắn chặt các vấn đề về nhân quyền với các vấn đề kinh tế khi thảo luận để phê chuẩn Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Ngoài ra, các đại diện phía Việt Nam cũng đề nghị cần phải có cơ chế đánh giá định kỳ đối với Hiệp định này. Phía Việt Nam cũng lưu ý phái đoàn của Tiểu ban cần nhấn mạnh đến sự thực thi trên thực tế của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hiến pháp, các bộ luật và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký thay vì chỉ đánh giá những con chữ được ghi trên giấy.
Phía EU cũng đã đặt một số câu hỏi cụ thể để có thêm thông tin để làm rõ các vấn đề mà phía các đại diện Việt Nam đã nêu ra. Đồng thời, phía phái đoàn cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những đề nghị của các đại diện ở Việt Nam.
Phía phái đoàn cũng cho biết một số thông tin mà phái đoàn đã làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam. Ngoài ra, phái đoàn cũng hỏi các đại diện Việt Nam liệu họ có thể sử dụng các thông tin được cung cấp công khai hay không, nhất là trong cuộc họp tiếp theo của họ với Bộ công an vào ngày 24/02. Các đại diện Việt Nam bày tỏ sự đồng ý và sẵn sàng để phái đoàn tùy ý sử dụng.
===== 25/02 =====
Nhà tù Việt Nam từ chối điều trị y tế cần thiết cho tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha
Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha bị từ chối điều trị y tế sau khi anh trải qua một phẫu thuật nhằm bỏ đi một khối u trong dạ dày của mình ba tháng trước đây. Việc từ chối cung cấp điều trị y tế đối với anh có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, Ân xá Quốc tế nói.
Đinh Nguyên Kha bị bắt vào tháng 10 năm 2012 sau khi bị buộc tội phân phát truyền đơn chỉ trích Chính phủ Việt Nam đã phản ứng yếu ớt với những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Bị cáo buộc theo Điều 88 “tuyên truyền” chống nhà nước” của Bộ luật Hình sự năm 1999, anh đã bị kết án sáu năm tù giam với ba năm quản thúc bởi một tòa án ở tỉnh Long An.
Anh Kha hiện đang bị giam tại nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Ba tháng trước Đinh Nguyên Kha đã trải qua phẫu thuật để loại bỏ một khối u lành tính có kích thước như quả chanh trong dạ dày của mình. Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu lặp đi lặp lại từ anh và gia đình, chính quyền nhà tù từ chối cung cấp dịch vụ y tế sau phẫu thuật.
Sau một chuyến thăm gần đây, gia đình đã cho biết rằng anh đang đau đớn về thể chất và đã giảm cân khoảng 4 kg trong những tháng gần đây. Từ một thanh niên khỏe mạnh ở tuổi hai mươi bước cân vào nhà tù, giờ đây Đinh Nguyên Kha không thể làm bất cứ điều gì, thậm chí rất khó khăn trong việc nâng cánh tay lên khỏi đầu.
Đinh Nguyên Kha đã từng nhiều lần bị biệt giam trong phòng riêng như một hình thức kỷ luật, trong đó có lần bị biệt giam 10 ngày vào năm 2015 khi anh cung cấp thức ăn cho một người bị biệt giam.
===== 26/02 =====
Báo cáo của Ân xá Quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam trong giai đoạn 2016-2017
Những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa bình vẫn tiếp diễn. Các phương tiện truyền thông và hệ thống tư pháp, cũng như các tổ chức chính trị và tôn giáo, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhiều tù nhân lương tâm đã bị tra tấn và ngược đãi, và là nạn nhân của xét xử không công bằng. Tấn công vật lý chống lại người bảo vệ nhân quyền vẫn tiếp tục, và nhiều nhà hoạt động nổi bật đã phải chịu sự quấy rối và giám sát hàng ngày. Nhiều người bất đồng chính kiến ôn hòa và chỉ trích chính phủ đã bị bắt và bị kết án về cáo buộc an ninh quốc gia. Nhiều cuộc biểu tình bị đàn áp, và nhiều người biểu tình bị bắt giữ và tra tấn. Án tử hình vẫn được áp dụng.
Hoàn cảnh xã hội
Sự thay đổi lãnh đạo năm năm đã diễn ra trong tháng 01/2016 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tháng Năm, một cuộc tổng tuyển cử cho 500 ghế trong Quốc hội với sự đua tranh của 900 ứng cử viên là đảng viên cộng sản do chính quyền cơ sở và trung ương đề cử và 11 ứng cử viên độc lập. Hơn 100 ứng cử viên ngoài đảng, những người đã cố gắng để đăng ký, bao gồm cả các nhà phê bình chính phủ nổi bật như Nguyễn Quang A, đã bị loại bằng các thủ tục hành chính. Một số là đối tượng của sự quấy rối và đe dọa.
Việc thực hiện một số luật mới quan trọng, dự kiến có hiệu lực vào tháng bảy, đã bị hoãn lại do một số sai sót trong Bộ luật Hình sự sửa đổi. Đó là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức của Các Cơ quan Điều tra Hình sự, Luật Giam giữ và Tạm giam, và Bộ luật Hình sự sửa đổi và bổ sung.
Đàn áp bất đồng chính kiến
Người chỉ trích một cách ôn hòa các chính sách của chính phủ tiếp tục bị đàn áp bằng các công cụ tư pháp và ngoài luật pháp. Chính quyền thực hiện sự giám sát rộng rãi và sách nhiễu đối với các nhà hoạt động, bao gồm cả những người biểu tình chống lại các thảm họa sinh thái Formosa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 270.000 người. Các cuộc tấn công chống lại người bảo vệ nhân quyền trở thành phổ biến.
Các nhà chức trách tiếp tục sử dụng nhiều luật và điều luật mơ hồ để kết tội các nhà hoạt động ôn hòa trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể: Điều 258 “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và /hoặc công dân “; Điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; và Điều 79 “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong một khoảng thời gian tám ngày tháng ba, bảy nhà hoạt động và bất đồng chính kiến đã bị kết tội và bị kết án tù chung thân vì đã thực hiện quyền biểu đạt. Họ bao gồm: Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập ra trang blog phổ biến Anh Ba Sam, và trợ lý của ông Nguyễn Thị Minh Thúy, người đã bị kết án theo Điều 258 với mức án năm năm và ba năm tù giam tương ứng. Họ đã bị giam giữ gần hai năm trước khi bị xử án.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông Lê Thu Hà vẫn bị biệt giam kể từ khi bị bắt giam với cáo buộc theo Điều 88 trong tháng 12 năm 2015.
Vào tháng 10, nhà hoạt động nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người còn được gọi là blogger Mẹ Nấm, đã bị bắt về cáo buộc theo Điều 88 liên quan đến nhiều bài viết chỉ trích chính phủ trên blog của mình. Với cáo buộc này, cô phải đối mặt với án tù 20 năm.
Việc đánh đập người bảo vệ nhân quyền và thân nhân của họ vẫn tiếp tục. Vào tháng Tư, Trần Thị Hồng, vợ của tù nhân lương tâm mục sư Nguyễn Công Chính, bị bắt và bị đánh đập dã man trong đồn công an ngay sau khi cô đã gặp một phái đoàn Mỹ đến thăm Việt Nam.
Tự do hội họp
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa liên quan đến thảm họa Formosa đã xảy ra. Nhiều cuộc biểu tình hàng tuần diễn ra tại các trung tâm đô thị trên cả nước trong tháng Tư và tháng Năm dẫn đến việc bắt giữ hàng loạt và các vụ tấn công chống lại người tham gia biểu tình được thực hiện bởi cảnh sát và cá nhân mặc thường phục là mật vụ hoặc dưới sự chỉ đạo của công an. Nhiều người trong số những người bị bắt đã bị tra tấn hoặc bị ngược đãi, bao gồm bị đánh đập và chích điện. Biểu tình tiếp tục diễn ta trong suốt cả năm, với sự tham gia của những người ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa. Có báo cáo rằng 30.000 người đã biểu tình vào tháng Tám tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Tranh chấp đất đai
Trong tháng Bảy, một cuộc biểu tình của khoảng 400 người dân thuộc sắc tộc thiểu số Êđê ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phản đối việc chính quyền địa phương bán 100 ha đất của tổ tiên họ cho một công ty tư nhân đã bị đàn áp bởi lực lượng an ninh; ít nhất bảy người biểu tình đã bị bắt giữ và biệt giam.
Trong tháng Tám, nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu đã bị kết án theo Điều 245 “gây rối trật tự công cộng” bởi một tòa án ở thủ đô Hà Nội và bị kết án 20 tháng tù giam. ‘Cô bị buộc tội kích động các cuộc biểu tình chống lại việc thu hồi đất tại quận Hà Đông, Hà Nội, chỉ vì đã đưa các hình ảnh về đàn áp lên mạng truyền thông xã hội.
Tra tấn và ngược đãi khác
Tra tấn và ngược đãi khác, bao gồm biệt giam, giam giữ không cho thân nhân và luật sư viếng thăm, đánh đập, từ chối cung cấp điều trị y tế, và tù nhân lương tâm thường xuyên bị chuyển nơi giam giữ trong các trại giam khắp cả nước. Ít nhất 88 tù nhân lương tâm đã bị giam giữ trong các điều kiện khắc nghiệt sau các phiên tòa bất công, một số trong số họ đã bị đánh đập, biệt giam kéo dài, từ chối điều trị y tế và chích điện. Họ là blogger, nhà hoạt động công đoàn và quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người hoạt động tự do tôn giáo, các thành viên của các nhóm sắc tộc thiểu số và những người ủng hộ cho nhân quyền và công bằng xã hội.
Nhà hoạt động về quyền sử dụng đất Bùi Thị Minh Hằng, và Phật giáo Hòa Hảo Trần Thị Thúy tiếp tục bị từ chối điều trị y tế thích hợp kể từ năm 2015; nhà hoạt động Công giáo Đặng Xuân Diệu bị giam trong xà lim trong thời gian kéo dài và bị tra tấn; và Trần Huỳnh Duy Thức đã bị chuyển qua nhiều nhà từ năm 2009, rõ ràng là một sự trừng phạt hoặc đe dọa đối với ông.
Người tị nạn và xin tị nạn
Vào tháng Tư và tháng Năm, trong hai trường hợp riêng biệt, tám người tị nạn trong các nhóm bị chặn trên đường đến Úc, đã bị ép buộc trở về Việt Nam và bị kết án tù từ hai đến bốn năm theo Điều 275 của Bộ luật hình sự cho cáo buộc “tổ chức và / hoặc cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép ” https://www.thaicasinocenter.com.
Quyền có một mức sống thỏa đáng
Một thảm họa sinh thái vào đầu tháng Tư đã làm chết số lượng lớn thủy sản dọc theo bờ biển của các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của 270.000 người. Sau một cuộc điều tra kéo dài hai tháng, các nhà chức trách khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan đã thải một lượng chất thải độc hại vào nước biển. Vào cuối tháng Sáu, Formosa công khai thừa nhận trách nhiệm và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD. Trong tháng 10, một tòa án ở Hà Tĩnh từ chối 506 đơn kiện của những người bị ảnh hưởng. Các nguyên đơn đã kêu gọi tăng mức độ bồi thường thiệt hại cho các ảnh hưởng gây hại đến sinh kế của họ.
Án tử hình
Việc kết án tử hình tiếp tục được áp dụng, bao gồm cho các tội danh về buôn bán ma tuý. Thống kê chính thức về án tử hình được coi như bí mật nhà nước. Các án tử hình được phản ảnh ở phương tiện truyền thông. Không có thông tin về các vụ xử tử.
————————-
Quý vị có thể đọc bản tin tiếng Anh tại đây
February 27, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 9 từ ngày 20 đến ngày 26/02/2017: Ân xá Quốc tế nói rằng nhân quyền Việt Nam ngày càng bi đát
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 26/02/2017
Những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa bình vẫn tiếp diễn ở Việt Nam, Ân xá Quốc tế nói trong bản báo cáo thường niên được công bố gần đây. Các phương tiện truyền thông và hệ thống tư pháp, cũng như các tổ chức chính trị và tôn giáo, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhiều tù nhân lương tâm đã bị tra tấn và ngược đãi, và là nạn nhân của xét xử không công bằng. Tấn công vật lý chống lại người bảo vệ nhân quyền vẫn tiếp tục, và nhiều nhà hoạt động nổi bật đã phải chịu sự quấy rối và giám sát hàng ngày. Nhiều người bất đồng chính kiến ôn hòa và chỉ trích chính phủ đã bị bắt và bị kết án về cáo buộc an ninh quốc gia. Nhiều cuộc biểu tình bị đàn áp, và nhiều người biểu tình bị bắt giữ và tra tấn. Án tử hình vẫn được áp dụng.
Cũng trong tuần, Ân xá Quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án việc chính quyền Việt Nam đàn áp linh mục và giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc trong ngày 14/02 khi họ định đi nộp đơn kiện Formosa. Tổ chức này kêu gọi mọi người viết thư gửi lãnh đạo Việt Nam yêu cầu điều tra vụ việc và đưa những kẻ thực hiện đàn áp ra xét xử, cũng như đòi hỏi Việt Nam ngừng đàn áp và sách nhiễu những người hoạt động xã hội.
Ân xá Quốc tế cũng lên án việc chính quyền Việt Nam từ chối cung cấp điều trị y tế thích hợp sau phẫu thuật cho tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, người mới trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u trong dạ dày.
Chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã quyết định gia hạn thời gian điều tra đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bị bắt ngày 10/10/2016 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Cho đến nay, cô Quỳnh chưa được tiếp cận luật sư và người nhà.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== February20 =====
Ân xá Quốc tế lên án Việt Nam đàn áp linh mục và ngư dân đi kiện Formosa
Vào ngày 20/02/2017, Ân xá Quốc tế vừa ra thông cáo lên án sự việc công an tấn công, hành hung, đánh đập, bắt bớ cướp tài sản của Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và bà con ngư dân đi khiếu kiện công ty Formosa, và kêu gọi thế giới hành động để cảnh báo tình trạng này.
Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi viết thư cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và cả Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để lên án việc đàn áp linh mục và giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc hôm 14/02 và yêu cầu nhà chức trách Việt Nam (1) Điều tra rõ những kẻ chủ mưu trong việc tấn công những người đi nạp đơn khiếu kiện vào ngày 14/02/2017 và đưa chúng ra xét xử (2) Ngừng việc quấy rối những người biểu tình ôn hoà ở Việt Nam và tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, tự do ngôn luận, lập hội và hội họp hòa bình (3) Tạo điều kiện điều kiện cho người dân nộp đơn khiếu kiện, những người chịu thảm hoạ môi trường hồi tháng 04/2016 vừa qua.”
Bản thông cáo báo chí bằng tiếng Anh của Ân xá Quốc tế: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/5728/2017/en/
===== February 22 =====
Blogger Mẹ Nấm bị tạm giam thêm 4 tháng
Sau hơn 4 tháng giam giữ mà không đưa ra xét xử, chính quyền Việt Nam vừa gia hạn lệnh tạm giam đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Cho đến nay, cô Quỳnh vẫn chưa được cho tiếp xúc với luật sư hoặc gia đình.
Nói với đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 23/02, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Quỳnh, nói rằng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ký lệnh gia hạn tạm giam đối với con gái bà vào ngày 13/02. Tuy nhiên, gia đình chưa hề nhận được văn bản này mà mới chỉ được thông báo miệng.
Blogger Quỳnh bị công an Khánh Hòa bắt ngày 10/10/2016 và bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Cô là người phụ nữ châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của Civil Rights Defenders vào năm 2015. Trước khi bị bắt, cô nỗ lực đấu tranh đòi công lý cho những ngư dân miền Trung chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.
===== February 23 =====
Tiểu ban Nhân quyền EU gặp gỡ đại diện XHDS ở Việt Nam
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của EU đã có buổi làm việc với các đại diện các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và các cá nhân ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 23/02.
Tham dự cuộc họp, phía phái đoàn gồm có: Chủ tịch Tiểu ban ông Pier A. Panzeri (Italy), ông Adam Kosa (Hungary), ông Lars Adaktusson (Thụy Điển), bà Soraya Post (Thụy Điển), bà Beatriz Becerra (Tây Ban Nha), ông David Martin (Anh) và Đại sứ EU tại Việt Nam ông Bruno Angelet cùng các thành viên khác của phái đoàn cũng như nhiều nhân viên của Phái đoàn EU tại Việt Nam.
Đại diện phía Việt Nam tham dự gồm: ông Nguyễn Tường Thụy, ông Lê Công Định, ông Vũ Quốc Ngữ, bà Phạm Đoan Trang, ông Nguyễn Chí Tuyến và ông Nguyễn Anh Tuấn.
Phía Việt Nam đã cung cấp tài liệu và chia sẻ những vấn đề liên quan đến thực trạng nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam như vi phạm nghiêm trọng các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại, và tự do báo chí.
Việc hơn 100 người hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh, việc hàng trăm người dân bị chết trong đồn công an diễn ra trong những năm gần đây, việc các nhà hoạt động bị bắt giữ tùy tiện và giam giữ mà không được tiếp cận với luật sư và không được đưa ra xét xử trong một thời gian dài cũng đã được phía Việt Nam nêu ra.
Ngoài ra, phía Viêt Nam cũng đã chia sẻ với phái đoàn về các hành vi trấn áp, đe dọa, sách nhiễu, bắt giữ, ngăn cản mà nhà cầm quyền Việt Nam đang áp dụng đối với các hội nhóm xã hội dân sự độc lập và cá nhân ở Việt Nam khi thực hiện các quyền căn bản của con người cũng như các quyền dân sự.
Đại diện phía Việt Nam đã đề nghị phái đoàn cần gắn chặt các vấn đề về nhân quyền với các vấn đề kinh tế khi thảo luận để phê chuẩn Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Ngoài ra, các đại diện phía Việt Nam cũng đề nghị cần phải có cơ chế đánh giá định kỳ đối với Hiệp định này. Phía Việt Nam cũng lưu ý phái đoàn của Tiểu ban cần nhấn mạnh đến sự thực thi trên thực tế của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hiến pháp, các bộ luật và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký thay vì chỉ đánh giá những con chữ được ghi trên giấy.
Phía EU cũng đã đặt một số câu hỏi cụ thể để có thêm thông tin để làm rõ các vấn đề mà phía các đại diện Việt Nam đã nêu ra. Đồng thời, phía phái đoàn cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những đề nghị của các đại diện ở Việt Nam.
Phía phái đoàn cũng cho biết một số thông tin mà phái đoàn đã làm việc với các bộ, ngành của Việt Nam. Ngoài ra, phái đoàn cũng hỏi các đại diện Việt Nam liệu họ có thể sử dụng các thông tin được cung cấp công khai hay không, nhất là trong cuộc họp tiếp theo của họ với Bộ công an vào ngày 24/02. Các đại diện Việt Nam bày tỏ sự đồng ý và sẵn sàng để phái đoàn tùy ý sử dụng.
===== 25/02 =====
Nhà tù Việt Nam từ chối điều trị y tế cần thiết cho tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha
Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha bị từ chối điều trị y tế sau khi anh trải qua một phẫu thuật nhằm bỏ đi một khối u trong dạ dày của mình ba tháng trước đây. Việc từ chối cung cấp điều trị y tế đối với anh có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, Ân xá Quốc tế nói.
Đinh Nguyên Kha bị bắt vào tháng 10 năm 2012 sau khi bị buộc tội phân phát truyền đơn chỉ trích Chính phủ Việt Nam đã phản ứng yếu ớt với những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Bị cáo buộc theo Điều 88 “tuyên truyền” chống nhà nước” của Bộ luật Hình sự năm 1999, anh đã bị kết án sáu năm tù giam với ba năm quản thúc bởi một tòa án ở tỉnh Long An.
Anh Kha hiện đang bị giam tại nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Ba tháng trước Đinh Nguyên Kha đã trải qua phẫu thuật để loại bỏ một khối u lành tính có kích thước như quả chanh trong dạ dày của mình. Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu lặp đi lặp lại từ anh và gia đình, chính quyền nhà tù từ chối cung cấp dịch vụ y tế sau phẫu thuật.
Sau một chuyến thăm gần đây, gia đình đã cho biết rằng anh đang đau đớn về thể chất và đã giảm cân khoảng 4 kg trong những tháng gần đây. Từ một thanh niên khỏe mạnh ở tuổi hai mươi bước cân vào nhà tù, giờ đây Đinh Nguyên Kha không thể làm bất cứ điều gì, thậm chí rất khó khăn trong việc nâng cánh tay lên khỏi đầu.
Đinh Nguyên Kha đã từng nhiều lần bị biệt giam trong phòng riêng như một hình thức kỷ luật, trong đó có lần bị biệt giam 10 ngày vào năm 2015 khi anh cung cấp thức ăn cho một người bị biệt giam.
===== 26/02 =====
Báo cáo của Ân xá Quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam trong giai đoạn 2016-2017
Những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa bình vẫn tiếp diễn. Các phương tiện truyền thông và hệ thống tư pháp, cũng như các tổ chức chính trị và tôn giáo, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhiều tù nhân lương tâm đã bị tra tấn và ngược đãi, và là nạn nhân của xét xử không công bằng. Tấn công vật lý chống lại người bảo vệ nhân quyền vẫn tiếp tục, và nhiều nhà hoạt động nổi bật đã phải chịu sự quấy rối và giám sát hàng ngày. Nhiều người bất đồng chính kiến ôn hòa và chỉ trích chính phủ đã bị bắt và bị kết án về cáo buộc an ninh quốc gia. Nhiều cuộc biểu tình bị đàn áp, và nhiều người biểu tình bị bắt giữ và tra tấn. Án tử hình vẫn được áp dụng.
Hoàn cảnh xã hội
Sự thay đổi lãnh đạo năm năm đã diễn ra trong tháng 01/2016 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tháng Năm, một cuộc tổng tuyển cử cho 500 ghế trong Quốc hội với sự đua tranh của 900 ứng cử viên là đảng viên cộng sản do chính quyền cơ sở và trung ương đề cử và 11 ứng cử viên độc lập. Hơn 100 ứng cử viên ngoài đảng, những người đã cố gắng để đăng ký, bao gồm cả các nhà phê bình chính phủ nổi bật như Nguyễn Quang A, đã bị loại bằng các thủ tục hành chính. Một số là đối tượng của sự quấy rối và đe dọa.
Việc thực hiện một số luật mới quan trọng, dự kiến có hiệu lực vào tháng bảy, đã bị hoãn lại do một số sai sót trong Bộ luật Hình sự sửa đổi. Đó là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức của Các Cơ quan Điều tra Hình sự, Luật Giam giữ và Tạm giam, và Bộ luật Hình sự sửa đổi và bổ sung.
Đàn áp bất đồng chính kiến
Người chỉ trích một cách ôn hòa các chính sách của chính phủ tiếp tục bị đàn áp bằng các công cụ tư pháp và ngoài luật pháp. Chính quyền thực hiện sự giám sát rộng rãi và sách nhiễu đối với các nhà hoạt động, bao gồm cả những người biểu tình chống lại các thảm họa sinh thái Formosa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 270.000 người. Các cuộc tấn công chống lại người bảo vệ nhân quyền trở thành phổ biến.
Các nhà chức trách tiếp tục sử dụng nhiều luật và điều luật mơ hồ để kết tội các nhà hoạt động ôn hòa trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể: Điều 258 “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và /hoặc công dân “; Điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; và Điều 79 “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong một khoảng thời gian tám ngày tháng ba, bảy nhà hoạt động và bất đồng chính kiến đã bị kết tội và bị kết án tù chung thân vì đã thực hiện quyền biểu đạt. Họ bao gồm: Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập ra trang blog phổ biến Anh Ba Sam, và trợ lý của ông Nguyễn Thị Minh Thúy, người đã bị kết án theo Điều 258 với mức án năm năm và ba năm tù giam tương ứng. Họ đã bị giam giữ gần hai năm trước khi bị xử án.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông Lê Thu Hà vẫn bị biệt giam kể từ khi bị bắt giam với cáo buộc theo Điều 88 trong tháng 12 năm 2015.
Vào tháng 10, nhà hoạt động nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người còn được gọi là blogger Mẹ Nấm, đã bị bắt về cáo buộc theo Điều 88 liên quan đến nhiều bài viết chỉ trích chính phủ trên blog của mình. Với cáo buộc này, cô phải đối mặt với án tù 20 năm.
Việc đánh đập người bảo vệ nhân quyền và thân nhân của họ vẫn tiếp tục. Vào tháng Tư, Trần Thị Hồng, vợ của tù nhân lương tâm mục sư Nguyễn Công Chính, bị bắt và bị đánh đập dã man trong đồn công an ngay sau khi cô đã gặp một phái đoàn Mỹ đến thăm Việt Nam.
Tự do hội họp
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa liên quan đến thảm họa Formosa đã xảy ra. Nhiều cuộc biểu tình hàng tuần diễn ra tại các trung tâm đô thị trên cả nước trong tháng Tư và tháng Năm dẫn đến việc bắt giữ hàng loạt và các vụ tấn công chống lại người tham gia biểu tình được thực hiện bởi cảnh sát và cá nhân mặc thường phục là mật vụ hoặc dưới sự chỉ đạo của công an. Nhiều người trong số những người bị bắt đã bị tra tấn hoặc bị ngược đãi, bao gồm bị đánh đập và chích điện. Biểu tình tiếp tục diễn ta trong suốt cả năm, với sự tham gia của những người ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa. Có báo cáo rằng 30.000 người đã biểu tình vào tháng Tám tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Tranh chấp đất đai
Trong tháng Bảy, một cuộc biểu tình của khoảng 400 người dân thuộc sắc tộc thiểu số Êđê ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phản đối việc chính quyền địa phương bán 100 ha đất của tổ tiên họ cho một công ty tư nhân đã bị đàn áp bởi lực lượng an ninh; ít nhất bảy người biểu tình đã bị bắt giữ và biệt giam.
Trong tháng Tám, nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Thêu đã bị kết án theo Điều 245 “gây rối trật tự công cộng” bởi một tòa án ở thủ đô Hà Nội và bị kết án 20 tháng tù giam. ‘Cô bị buộc tội kích động các cuộc biểu tình chống lại việc thu hồi đất tại quận Hà Đông, Hà Nội, chỉ vì đã đưa các hình ảnh về đàn áp lên mạng truyền thông xã hội.
Tra tấn và ngược đãi khác
Tra tấn và ngược đãi khác, bao gồm biệt giam, giam giữ không cho thân nhân và luật sư viếng thăm, đánh đập, từ chối cung cấp điều trị y tế, và tù nhân lương tâm thường xuyên bị chuyển nơi giam giữ trong các trại giam khắp cả nước. Ít nhất 88 tù nhân lương tâm đã bị giam giữ trong các điều kiện khắc nghiệt sau các phiên tòa bất công, một số trong số họ đã bị đánh đập, biệt giam kéo dài, từ chối điều trị y tế và chích điện. Họ là blogger, nhà hoạt động công đoàn và quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người hoạt động tự do tôn giáo, các thành viên của các nhóm sắc tộc thiểu số và những người ủng hộ cho nhân quyền và công bằng xã hội.
Nhà hoạt động về quyền sử dụng đất Bùi Thị Minh Hằng, và Phật giáo Hòa Hảo Trần Thị Thúy tiếp tục bị từ chối điều trị y tế thích hợp kể từ năm 2015; nhà hoạt động Công giáo Đặng Xuân Diệu bị giam trong xà lim trong thời gian kéo dài và bị tra tấn; và Trần Huỳnh Duy Thức đã bị chuyển qua nhiều nhà từ năm 2009, rõ ràng là một sự trừng phạt hoặc đe dọa đối với ông.
Người tị nạn và xin tị nạn
Vào tháng Tư và tháng Năm, trong hai trường hợp riêng biệt, tám người tị nạn trong các nhóm bị chặn trên đường đến Úc, đã bị ép buộc trở về Việt Nam và bị kết án tù từ hai đến bốn năm theo Điều 275 của Bộ luật hình sự cho cáo buộc “tổ chức và / hoặc cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép ” https://www.thaicasinocenter.com.
Quyền có một mức sống thỏa đáng
Một thảm họa sinh thái vào đầu tháng Tư đã làm chết số lượng lớn thủy sản dọc theo bờ biển của các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của 270.000 người. Sau một cuộc điều tra kéo dài hai tháng, các nhà chức trách khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan đã thải một lượng chất thải độc hại vào nước biển. Vào cuối tháng Sáu, Formosa công khai thừa nhận trách nhiệm và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD. Trong tháng 10, một tòa án ở Hà Tĩnh từ chối 506 đơn kiện của những người bị ảnh hưởng. Các nguyên đơn đã kêu gọi tăng mức độ bồi thường thiệt hại cho các ảnh hưởng gây hại đến sinh kế của họ.
Án tử hình
Việc kết án tử hình tiếp tục được áp dụng, bao gồm cho các tội danh về buôn bán ma tuý. Thống kê chính thức về án tử hình được coi như bí mật nhà nước. Các án tử hình được phản ảnh ở phương tiện truyền thông. Không có thông tin về các vụ xử tử.
Amnesty International report 2016/17: VIET NAM
————————-
Quý vị có thể đọc bản tin tiếng Anh tại đây