Ân xá Quốc tế, ngày 7 tháng 3 năm 2017
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Khi thế giới đánh dấu Ngày Phụ nữ Quốc tế, Ân xá quốc tế ghi nhận hoạt động của sáu nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, những người đã bị quấy rối, đe dọa, bỏ tù và hứng chịu bạo lực vì đứng lên bảo vệ nhân quyền trong khu vực.
“Ở khu vực Đông Nam Á, có rất ít chính phủ có thể tự hào về hồ sơ nhân quyền của họ, nhưng có vô số phụ nữ trong khu vực đã vượt qua những nguy hiểm để chống lại sự bất công”, ông Champa Patel, Giám đốc của Ân xá Quốc tế tại Thái Bình Dương.
“Trong Ngày Phụ nữ Quốc tế năm nay, chúng tôi muốn nhận ra năm phụ nữ, từ năm quốc gia khác nhau, hoạt động dũng cảm của họ đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong khu vực và đóng góp cho xã hội và họ nên được khen thưởng, chứ không phải bị lên án.”
Thái Lan: Sirikan Charoensiri
Luật sư Sirikan Charoensiri thường xuyên bảo vệ các khách hàng đang bị điều tra và truy tố chỉ vì đã bảo vệ ôn hoà các quyền con người được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế. Cô cũng là một thành viên hàng đầu của xã hội dân sự Thái Lan. Cô phải đối mặt với án phạt mười lăm năm tù vì cáo buộc phản quốc và vi phạm lệnh cấm “hội họp chính trị” từ năm người trở lên. Các cáo buộc được đưa ra liên quan đến việc bào chữa cho khách hàng của cô, những người bị phạt vì các hành động phản kháng ôn hòa.
Các phụ nữ khác bảo vệ quyền con người làm việc cho công lý ở Thái Lan phải đối mặt với các cáo buộc và quấy rối hình sự, bao gồm Pornpen Khonkachonkiet và Anchana Heemina.
Malaysia: Maria Chin Abdullah
Tháng 11 năm ngoái, Maria Chin Abdullah đã bị bắt giữ và bị biệt giam trong 11 ngày. Là một bà mẹ 60 tuổi với ba đứa con, bà đã bị bắt theo Điều 124C của Bộ luật Hình sự về các hoạt động “gây bất lợi cho nền dân chủ của nghị viện” và bị giam giữ theo Đạo luật Các biện pháp Đặc biệt về An ninh (SOSMA).
Luật khắc nghiệt này cho phép giam giữ trong thời gian kéo dài mà không cần giám sát pháp lý tại các địa điểm bí mật. “Tội” duy nhất của cô là dẫn dắt cuộc biểu tình Bersih (“minh bạch: theo tiếng Mã Lai), nơi mà hàng ngàn người xuống đường biểu tình yêu cầu cải tổ bầu cử và quản trị hiệu quả.
Abdullah là nổi bật nhất trong số 15 nhà hoạt động xã hội dân sự, những người đã bị bắt giữ dưới nhiều cáo buộc vì mối liên hệ của họ với cuộc biểu tình Bersih. Bà cũng đã bị điều tra và truy tố nhiều lần theo Đạo luật Hội họp Ôn hòa năm 2012 vì đã tổ chức và tham gia nhiều cuộc mít tinh khác.
Campuchia: Tep Vanny
Kể từ tháng 8 năm 2016, Tep Vanny, một nhà hoạt động vì quyền lợi nhà ở, đã bị giam tại Nhà tù Prey Sar của Phnom Penh. Việc giam giữ cô ấy nhằm đàn áp cô và gửi một thông điệp đe dọa đến các nhà hoạt động khác.
Vanny và cộng đồng của cô đã phản đối một cách ôn hòa việc đuổi hàng ngàn người khỏi khu vực Hồ Boeung Kak ở thành phố thủ đô Campuchia trong gần 10 năm, làm các nhà chức trách tức giận.
Bà và các nhà hoạt động nữ khác từ Boeung Kak đã bị bắt giữ một cách độc đoán và hứng chịu bạo lực từ các nhân viên an ninh, bị xét xử không công bằng và bị bỏ tù vì những cuộc biểu tình ôn hòa của họ. Tuy nhiên, họ vẫn quyết tâm đứng lên vì quyền và công lý của họ.
Philippines: Leila de Lima
Tháng trước, Tổng thống Rodrigo Duterte đã mở rộng “cuộc chiến chống ma túy” để làm câm lặng nhà phê bình nổi bật nhất của ông. Thượng nghị sĩ Leila de Lima, cựu thư ký pháp lý và cựu chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Philippines, bị bắt vì những cáo buộc về chính trị. Hiện bà đang bị giam giữ tại Sở Cảnh sát Quốc gia Philippines tại Manila, và có thể phải đối mặt với án phạt 12 năm nếu bị kết án.
Duterte đã khiến Lima trở thành mục tiêu tấn công của phe ông sau khi bà chủ trì phiên điều trần của Thượng viện vào tháng Tám năm ngoái, khi làn sóng hành quyết phi pháp của những người bị cáo buộc là phạm tội đã lấy đi mạng sống của hơn 2.000 người. Kể từ đó, de Lima đã là mục tiêu của sự tấn công. Tháng trước, Duterte đã nói với đám đông những người ủng hộ ông: “Nếu tôi là De Lima, thưa quý vị, tôi sẽ tự treo cổ.”
De Lima vẫn kiên quyết. “Việc bắt giữ của tôi là một dấu hiệu đáng kinh ngạc về sự trở lại của một chính phủ đói nghèo, tàn phá về mặt đạo đức và phá sản,” bà nói, trước khi bị cảnh sát bắt đi.
Việt Nam: Trần Thị Nga
Trần Thị Nga là một nhà hoạt động vì dân chủ và là người bênh vực cho dân chủ ở Hà Nam, Việt Nam. Vào tháng Giêng, Nga bị bắt theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền tuyên truyền chống nhà nước”, một điều khoản thường xuyên được sử dụng để giam các nhà bất đồng chính kiến với những mức án dài. Nga là một trong số 93 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.
Trong khi hồi phục sau tai nạn giao thông nghiêm trọng mà cô gặp phải trong thời gian làm việc tại Đài Loan, nơi cô bị lạm dụng như là một công nhân nhập cư, Nga đã tự học về nhân quyền.
Cô trở lại Việt Nam, nơi cô đã không ngừng hoạt động để cổ súy nhân quyền, tham gia vào Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức độc lập. Nga là mục tiêu và bị tấn công về thể chất một vài lần bởi nam giới trong quần áo dân sự, cũng như cảnh sát. Những cuộc tấn công này đã xảy ra trước mặt bốn đứa con của cô.
Myanmar: Wai Wai Nu
Wai Wai Nu, hai anh chị em của cô và bố mẹ cô là tù nhân lương tâm dưới quyền lãnh đạo của quân đội Myanma. Vào năm 2005, họ đã bị xử và kết án trong một căn phòng kín mà không có luật sư hiện diện và họ không được phép nói. Vào thời điểm đó, Wai Wai Nu là một sinh viên luật 18 tuổi, và cô được thông báo rằng cô sẽ phải nằm trong tù 17 năm.
Năm 2012, khi Myanmar mở cửa cho các cuộc cải cách, Wai Wai Nu được tự do và cô đã quyết định để giải thoát đất nước của cô khỏi những bất công mà cô ta đã biết trong tù. Ở tuổi 25, cô hoàn thành bằng luật sư và thành lập hai tổ chức nhân quyền, Mạng lưới Phụ nữ Hòa bình – Arakan và Công lý cho Phụ nữ.
Wai Wai Nu, một thành viên của người Rohingya bị đàn áp ở Myanmar, giờ đây được coi là một người bênh vực nhân quyền dũng cảm và thúc đẩy bình đẳng và khoan dung.
Southeast Asia: As governments fail on human rights, women stand up
March 8, 2017
Đông Nam Á: Khi các chính phủ vi phạm nhân quyền, phụ nữ đứng lên
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ân xá Quốc tế, ngày 7 tháng 3 năm 2017
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Khi thế giới đánh dấu Ngày Phụ nữ Quốc tế, Ân xá quốc tế ghi nhận hoạt động của sáu nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, những người đã bị quấy rối, đe dọa, bỏ tù và hứng chịu bạo lực vì đứng lên bảo vệ nhân quyền trong khu vực.
“Ở khu vực Đông Nam Á, có rất ít chính phủ có thể tự hào về hồ sơ nhân quyền của họ, nhưng có vô số phụ nữ trong khu vực đã vượt qua những nguy hiểm để chống lại sự bất công”, ông Champa Patel, Giám đốc của Ân xá Quốc tế tại Thái Bình Dương.
“Trong Ngày Phụ nữ Quốc tế năm nay, chúng tôi muốn nhận ra năm phụ nữ, từ năm quốc gia khác nhau, hoạt động dũng cảm của họ đã truyền cảm hứng cho nhiều người trong khu vực và đóng góp cho xã hội và họ nên được khen thưởng, chứ không phải bị lên án.”
Thái Lan: Sirikan Charoensiri
Luật sư Sirikan Charoensiri thường xuyên bảo vệ các khách hàng đang bị điều tra và truy tố chỉ vì đã bảo vệ ôn hoà các quyền con người được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế. Cô cũng là một thành viên hàng đầu của xã hội dân sự Thái Lan. Cô phải đối mặt với án phạt mười lăm năm tù vì cáo buộc phản quốc và vi phạm lệnh cấm “hội họp chính trị” từ năm người trở lên. Các cáo buộc được đưa ra liên quan đến việc bào chữa cho khách hàng của cô, những người bị phạt vì các hành động phản kháng ôn hòa.
Các phụ nữ khác bảo vệ quyền con người làm việc cho công lý ở Thái Lan phải đối mặt với các cáo buộc và quấy rối hình sự, bao gồm Pornpen Khonkachonkiet và Anchana Heemina.
Malaysia: Maria Chin Abdullah
Tháng 11 năm ngoái, Maria Chin Abdullah đã bị bắt giữ và bị biệt giam trong 11 ngày. Là một bà mẹ 60 tuổi với ba đứa con, bà đã bị bắt theo Điều 124C của Bộ luật Hình sự về các hoạt động “gây bất lợi cho nền dân chủ của nghị viện” và bị giam giữ theo Đạo luật Các biện pháp Đặc biệt về An ninh (SOSMA).
Luật khắc nghiệt này cho phép giam giữ trong thời gian kéo dài mà không cần giám sát pháp lý tại các địa điểm bí mật. “Tội” duy nhất của cô là dẫn dắt cuộc biểu tình Bersih (“minh bạch: theo tiếng Mã Lai), nơi mà hàng ngàn người xuống đường biểu tình yêu cầu cải tổ bầu cử và quản trị hiệu quả.
Abdullah là nổi bật nhất trong số 15 nhà hoạt động xã hội dân sự, những người đã bị bắt giữ dưới nhiều cáo buộc vì mối liên hệ của họ với cuộc biểu tình Bersih. Bà cũng đã bị điều tra và truy tố nhiều lần theo Đạo luật Hội họp Ôn hòa năm 2012 vì đã tổ chức và tham gia nhiều cuộc mít tinh khác.
Campuchia: Tep Vanny
Kể từ tháng 8 năm 2016, Tep Vanny, một nhà hoạt động vì quyền lợi nhà ở, đã bị giam tại Nhà tù Prey Sar của Phnom Penh. Việc giam giữ cô ấy nhằm đàn áp cô và gửi một thông điệp đe dọa đến các nhà hoạt động khác.
Vanny và cộng đồng của cô đã phản đối một cách ôn hòa việc đuổi hàng ngàn người khỏi khu vực Hồ Boeung Kak ở thành phố thủ đô Campuchia trong gần 10 năm, làm các nhà chức trách tức giận.
Bà và các nhà hoạt động nữ khác từ Boeung Kak đã bị bắt giữ một cách độc đoán và hứng chịu bạo lực từ các nhân viên an ninh, bị xét xử không công bằng và bị bỏ tù vì những cuộc biểu tình ôn hòa của họ. Tuy nhiên, họ vẫn quyết tâm đứng lên vì quyền và công lý của họ.
Philippines: Leila de Lima
Tháng trước, Tổng thống Rodrigo Duterte đã mở rộng “cuộc chiến chống ma túy” để làm câm lặng nhà phê bình nổi bật nhất của ông. Thượng nghị sĩ Leila de Lima, cựu thư ký pháp lý và cựu chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Philippines, bị bắt vì những cáo buộc về chính trị. Hiện bà đang bị giam giữ tại Sở Cảnh sát Quốc gia Philippines tại Manila, và có thể phải đối mặt với án phạt 12 năm nếu bị kết án.
Duterte đã khiến Lima trở thành mục tiêu tấn công của phe ông sau khi bà chủ trì phiên điều trần của Thượng viện vào tháng Tám năm ngoái, khi làn sóng hành quyết phi pháp của những người bị cáo buộc là phạm tội đã lấy đi mạng sống của hơn 2.000 người. Kể từ đó, de Lima đã là mục tiêu của sự tấn công. Tháng trước, Duterte đã nói với đám đông những người ủng hộ ông: “Nếu tôi là De Lima, thưa quý vị, tôi sẽ tự treo cổ.”
De Lima vẫn kiên quyết. “Việc bắt giữ của tôi là một dấu hiệu đáng kinh ngạc về sự trở lại của một chính phủ đói nghèo, tàn phá về mặt đạo đức và phá sản,” bà nói, trước khi bị cảnh sát bắt đi.
Việt Nam: Trần Thị Nga
Trần Thị Nga là một nhà hoạt động vì dân chủ và là người bênh vực cho dân chủ ở Hà Nam, Việt Nam. Vào tháng Giêng, Nga bị bắt theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền tuyên truyền chống nhà nước”, một điều khoản thường xuyên được sử dụng để giam các nhà bất đồng chính kiến với những mức án dài. Nga là một trong số 93 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.
Trong khi hồi phục sau tai nạn giao thông nghiêm trọng mà cô gặp phải trong thời gian làm việc tại Đài Loan, nơi cô bị lạm dụng như là một công nhân nhập cư, Nga đã tự học về nhân quyền.
Cô trở lại Việt Nam, nơi cô đã không ngừng hoạt động để cổ súy nhân quyền, tham gia vào Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức độc lập. Nga là mục tiêu và bị tấn công về thể chất một vài lần bởi nam giới trong quần áo dân sự, cũng như cảnh sát. Những cuộc tấn công này đã xảy ra trước mặt bốn đứa con của cô.
Myanmar: Wai Wai Nu
Wai Wai Nu, hai anh chị em của cô và bố mẹ cô là tù nhân lương tâm dưới quyền lãnh đạo của quân đội Myanma. Vào năm 2005, họ đã bị xử và kết án trong một căn phòng kín mà không có luật sư hiện diện và họ không được phép nói. Vào thời điểm đó, Wai Wai Nu là một sinh viên luật 18 tuổi, và cô được thông báo rằng cô sẽ phải nằm trong tù 17 năm.
Năm 2012, khi Myanmar mở cửa cho các cuộc cải cách, Wai Wai Nu được tự do và cô đã quyết định để giải thoát đất nước của cô khỏi những bất công mà cô ta đã biết trong tù. Ở tuổi 25, cô hoàn thành bằng luật sư và thành lập hai tổ chức nhân quyền, Mạng lưới Phụ nữ Hòa bình – Arakan và Công lý cho Phụ nữ.
Wai Wai Nu, một thành viên của người Rohingya bị đàn áp ở Myanmar, giờ đây được coi là một người bênh vực nhân quyền dũng cảm và thúc đẩy bình đẳng và khoan dung.
Southeast Asia: As governments fail on human rights, women stand up