Ảnh đòi người. Nguồn: FB Sương Quỳnh.
VNTB | 11.03.2017
Khoảng 8g sáng ngày 10-3-2017, lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ bị thảm sát ở Gạc Ma năm 1988 tại bờ biển Vũng Tàu, mở đầu ngày đầu tiên trong 7 ngày tưởng niệm từ ngày 10 -3 đến ngày 17-3-2017, theo thông báo của CLB Lê Hiếu Đằng. Sau khi kết thúc, chúng tôi lên đường chờ xe đón đi ăn sáng thì thấy công an, CSCĐ, dân phòng đến đặc kín nơi chúng tôi vừa làm lễ xong, khoảng hơn gần 50 người. Xe đến đậu quãng hơi xa nên mọi người đi bộ đến chỗ đậu. Tôi đi cuối cùng thì nhìn thấy công an, dân phòng chạy rầm rập khoảng gần 20 người vây kín một thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy (sau này được thả, gặp mọi người nói mới biết tên cậu thanh niên này là Tâm Kế).
Lúc đó mọi người đã lên xe, tôi nghĩ mình không thể để Tâm kế một mình bị bắt được, tôi vừa chụp hình cảnh bắt Tâm kế, tôi vừa đi lại gần Tâm Kế. Đúng lúc đó, gần chục công an thường phục, dân phòng, công an mặc quân phục xúm quây lấy tôi, bốn năm người bẻ tay, cướp điện thoại của tôi.
Một người mặc áo đen, tôi đoán là AN thành phố chỉ xe đỏ nói: lên xe về đồn. Đúng lúc đó một xe thùng màu trắng, loại xe hay đi hốt đồ của những người bán hè phố đến. Họ bắt tôi lên xe này. Tôi nói, tôi lên xe đỏ, không lên xe này. Một công an già, lùn, nói giọng Nghệ An đeo hàm trung tá (sau này tôi biết là đồn phó phường 2 khi ông này xưng danh với các thành viên CLB LHĐ đến đồn đòi tự do cho tôi) ông này quát tôi: Mày phải lên xe này! Và mấy AN mặc thường phục xúm vào lôi tôi lên xe. Tôi vằng ra nói: để tôi tự lên, rồi tôi tự bước lên xe. Lên ngồi cùng tôi là một công an mặc sắc phục và một phụ nữ. Họ đưa tôi về công an phường 2 – Vùng Tàu.
Tôi thản nhiên xuống xe và hỏi: Vô phòng nào? Người thì chỉ tôi vào phòng tiếp dân, người thì chỉ phòng bên cạnh. Đúng lúc đó, ông phó công an phường ra chỉ lên lầu: mày lên đó, lên cho biết (Chả biết ông ta muốn tôi biết cái gì?) Tôi thấy cách xưng hô vô văn hóa, nên khinh bỉ nhìn ông ta. Ông quát theo: mày nhìn cái gì? Tôi thủng thẳng lên lầu trong đầu nghĩ: Đã lùn, xấu lại ăn nói mất dạy, thế đích thị công an cấp chỉ huy.
Lên theo tôi là một cô trẻ, khá xinh, mặc thường phục, nhưng nói trong điện thoại (Đang chuẩn bị hỏi con này). Tôi lại nghĩ: Xinh đẹp thế mà cũng mất dạy, vô văn hóa giống tên lùn, xấu kia. Chán cho công an Vũng Tàu. Tôi không ngạc nhiên về cách nói vô văn hóa của họ, vì tôi biết lâu rồi.
Nhưng khi làm việc thì cô này xưng chị em lịch sự, chứ không mày tao giống ông CA phó phường kia. Cô ta bắt tôi tường trình, tôi nói tôi đang đứng trên đường tự dưng bắt tôi về đây thì tường trình cái gì? Cô này cãi: Mời chị về. Tôi không chịu tường trình. Cô này chạy xuống gọi lão lùn lên. Ông ta quát tôi: Giấy tờ đâu. Tôi thủng thẳng nói: Tôi để trên xe, đang đứng thì bắt tôi về đây làm sao tôi có? Trả tôi điện thoại tôi gọi mọi người mang giấy tờ đến. Ông ta nói: vậy thì tường trình toàn bộ sáng nay làm gì, đi từ đâu thì mới xem xét được chứ. Tôi nói: Tường trình vậy thì tường trình, tôi làm sai đâu mà sợ. Ông ta quát lên: Không sợ thì tường trình đi. Rồi đi xuống.
Tôi viết ngắn gọn cái việc tường trình. Đại loại, ghi rất đầy đủ những thành viên CLB đi xuống làm lễ và nói rõ là hàng năm vẫn làm, nhưng năm nay muốn thả vòng hoa tại Vũng Tàu mở đầu trong 7 ngày tưởng niệm … Nói chung như thế nào mình viết như thế, vì thấy chẳng có gì phải che giấu việc làm chính đáng của chúng tôi. Trong đó tôi ghi rõ công an Vũng Tàu cướp điện thoại của tôi. Cô gái sau khi đọc bản tường trình lớn giọng: Công an Vũng Tàu cướp hồi nào? Tôi nói: bốn người xúm lại bóp tay và cướp điện thoại trên tay tôi là cướp chứ còn gì nữa. Cô này im lặng.
Cô gái này nói tôi phải khai lý lịch vì tôi không có giấy tờ tùy thân, để còn xác minh. Khai thì khai. Khai đến đâu, cô ta đọc theo tới đó, mặt cô ta từ từ hạ cái mặt vênh váo xuống dần. Sau đó một thanh niên mặc thường phục cùng cô ta ghi biên bản nói tôi ký. Tôi bảo có gì mà phải biên bản? Người thanh niên kia nói: Chị cứ xem, nếu không đúng thì chị ghi không đúng, sau khi chúng tôi hỏi và trả lời. Câu cuối cùng họ hỏi tôi: Việc làm của chị sáng nay có sai trái và phạm pháp không? Tôi nói: Tôi không thấy việc tôi làm có gì sai trái và phạm pháp. Tôi làm việc này vì đó là quyền công dân và đúng với lương tâm tôi. Họ nói tôi xem và ký.
Đang lúc viết thì AN mặc áo đen có mặt lúc bắt tôi và cướp điện thoại của tôi ở bãi biển chạy lên, tay cầm điện thoại của tôi hỏi: Chị cho passwork. Tôi nói: Tôi không cho, đó là quyền riêng tư của tôi. Anh ta lớn giọng dọa: Được, chị không cho Passwork đó nhé, rồi đi xuống. Rồi cũng một cậu beo béo sau này áp tải tôi về, tôi biết tên là Nam, hỏi thẻ nhà báo, rồi hỏi làm báo nào. Tôi nói tôi khai cả trong bản tường trình rồi. Và tôi nói: Tôi khai trong đó là nhà báo tự do thì hà cớ gì chất vấn tôi thẻ. Cậu này đuối lý đi xuống. Rồi lúc sau một công an mặc sắc phục lên hỏi tôi và nói để ông ta chụp hình. Tôi nhìn thẳng vào ông ta và ngẩng cao đầu với ánh mắt coi thường, cho chụp. Ông ta chụp 2 phát. Lúc đó cũng muốn chọc: có đẹp không dzậy? mà thôi vì nói với hắn làm gì phí lời.
Họ để mặc tôi ngồi đó. Tôi sáng giờ chưa ăn sáng, chiếc áo đầm của tôi ướt sũng vì khi tôi mang vòng hoa xuống biển thả, sóng to đã làm ướt hết cả. Tôi vừa đói và lạnh hết cả người, nhưng cố ôm chặt mình để bớt lạnh. Trong lúc ngồi thì cậu như CS chống bạo động canh tôi phía ngoài đợi mãi có vẻ sốt ruột, hỏi tôi: bao giờ họ cho chị về? Tôi nói: Chị biết đâu. Rồi tôi đứng dậy ra hành lang đứng nhìn xuống đường, hy vọng có anh em nhìn thấy và biết tôi bị bắt đưa về đây. Tôi thấy AN thường phục và ông CA phó phường ngồi rất đông quanh cái bàn dưới sân. Ông phó phường nói chuyện điện thoại rất to: Chúng tôi không bắt ai ở đây, không có 3 người nào cả. Hỏi TP họ có bắt không, chứ tôi không bắt ai cả. Tôi đứng nhìn xuống và nhếc mép cười: Lũ hèn hạ, bắt mà không dám nhận. Họ đang xúm lại xem một xấp giấy, tôi đoán là đang tra luật để tìm xem ghép tôi vào tội nào. Nhìn lên thấy tôi, một người chạy lên nói cậu canh tôi, bắt tôi vô phòng lại.
Khoảng hơn 12 giờ trưa, một an ninh thường phục và ông CA phó phường lên nói: Chị đi xuống nhà. Ông ta còn hỏi tôi: Có đói không thì mua cơm hộp về cho ăn. Tôi nói: OK. Giọng ông ta đã không còn quát nạt và mày tao với tôi nữa. Nhưng tôi ngồi đợi mãi không thấy ai mang cơm cho tôi. Tôi thấy cậu AN Nam đi qua tôi đòi cơm của tôi. Cậu này nói: Chắc có người đi mua sắp về. Tôi gục xuống bàn để nghỉ thì ông phó CA phường lại chạy vào hỏi: Chị có biết cái xe thuê đó không biển số thế nào, ai thuê không? Tôi nói: không biết, tôi đi lúc trời còn tối nên không để ý. Anh ta lại đi ra. Tôi nghĩ: à, giờ biết xuống giọng rồi, xưng chị cơ đấy.
Lúc sau tôi thấy phòng bên kia có tiếng nam hét lớn: có chịu ký không? Rồi sau đó là tiếng đấm liên tiếp. Tôi đoán chắc chắn cậu thanh niên bị bắt lúc sáng với tôi bị đánh. Nhưng sau này mới biết đó là Vinh Lê cũng bị bắt lên phường này và bị đánh vì không ký biên bản.
Lúc sau hai người vào nói tôi làm cam kết, không ra Vũng Tàu tụ tập gây mất trật tự nữa. Và hứa làm xong sẽ cho tôi về. Tôi viết: Tôi cam kết không tụ tập đông người gây rối trật tự (Tôi không phẩy vì có dụng ý). Rồi viết tiếp: mà sáng nay chúng tôi tụ tập không hề gây rối. Rồi ký.
Anh công an này chấp nhận. Rồi bắt tôi ký biên bản vi phạm với lỗi: Tụ tập đông người. Tôi nói tôi không ký, dưới biển người ta tụ tập cả mấy chục người, sao không bắt, lại bắt tôi. Lúc này họ kéo vào đông chật cả phòng, chắc cố tình gây áp lực với tôi bằng quát tháo rầm rầm, nhất là cậu mặc áo đen, mặt lúc nào cũng sát khí đằng đằng. Cô gái sáng giờ tra hỏi tôi nói: Tại chị cầm vòng hoa, chị thắp nhang mới bắt chị chứ. Tôi, cười thầm, vì cố tình để cô ta phải nói lý do bắt tôi do đi tưởng niệm, mà trong biên bản họ cố né tránh viết vào. Tôi cầm bút viết vào chỗ ký: Tôi không gây rối trật tự, rồi mới ký.
Họ bắt tôi viết lên trong biên bản. Tôi ghi: Chúng tôi tụ tập 5 người, là thành viên CLB LHĐ, họ bắt tôi viết tiếp và một số người nữa. Cậu mặc áo đen quát: Có muốn xem ảnh không? Chị nói chị không quay phim, thế sao phim đầy trên phây? Tôi thản nhiên nói: cậu xem phim thấy tôi thắp nhang, bê vòng hoa không? Vậy thì làm sao tôi quay? Cậu này tịt. Nhưng vẫn bắt tôi ghi: cùng vài người. Tôi ghi thêm: cùng vai người làm tưởng niệm. Họ đi ra, mặt cô gái có vẻ hỉ hả, đắc thắng. Sau đó hơn nửa tiếng, cô này gọi tôi ra xe và nói: Đi về chị.
Trên xe có hai người ngồi sẵn, một người mặc sắc phục, một người mặc áo trắng ngồi ghế sau một chiếc xe 7 chỗ. Họ bắt tôi ngồi giữa, một bên cô gái kia, một bên là an ninh mập tên Nam. Phía trên là cậu an ninh mặc áo đen. Họ chở chúng tôi về phía Bà Rịa. Cậu mặc áo trắng nói: Phải trả tôi đồ chứ. Cậu mặc áo đen ngồi trên nói: yên tâm sẽ trả đầy đủ. Tôi quay lại nhận ra Tâm Kế, người bị bắt với tôi sáng nay. Chắc em nói cố để tôi nhận ra em ngồi sau.
Hình ảnh tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma ở Vũng Tàu hôm qua. Ảnh: Facebook
Đến gần Bà Rịa họ rẽ vào đường Trường Sa, tôi hơi ngạc nhiên không biết họ đưa chúng tôi đi đâu? Đến chỗ vắng họ dừng xe, bắt Tâm kế xuống. Cậu mặc áo đen đưa gói đồ và điện thoại cho Tâm Kế. Tôi thấy hai an ninh chỉ mặt Tâm Kế nói, tôi đoán họ dọa nạt, dằn mặt Tâm kế.
Họ lên xe và quay xe lại, đưa mình tôi về phía Bà Rịa. Tôi quay lại nhìn Tâm Kế, ánh mắt Tâm Kế nhìn tôi đầy lo lắng, bất lực nhìn chúng đưa tôi đi. Tôi nhìn em và gật đầu như để động viên em yên tâm. Em cứ đứng giữa đường trời nắng chang chang nhìn theo tôi mãi. Lúc đó tim tôi thổn thức, tôi cố kìm nước mắt, nhưng cảm thấy thật ấm tình người trong ánh mắt đó.
Anh Hoàng Hưng – VĐĐL viết đơn đòi tự do cho SQ.
Họ đưa tôi ra lộ 51, đến đúng cây số ghi: 3 KM Bà Rịa Vũng Tàu thì người áo đen ra dấu dừng lại. Lái xe tấp vào, an ninh tên Nam nói với: Xuống đi. Cậu áo đen xuống và đưa tôi điện thoại và gằn giọng: Đừng nói lòng yêu nước, tôi thừa biết mấy người làm vì tiền. Chúng tôi không đón chào chị, tôi hy vọng không gặp lại chị, đừng để tôi phải gặp chị lần nữa. Tôi im lặng và nhìn anh ta bằng con mắt mắt kinh bỉ. Anh ta lên xe, và chiếc xe đi mất, để tôi đứng giữa đường. Cái loại ngồi xổm lên pháp luật, cái bọn cư xử như cầm thú mà còn lên giọng dạy đạo đức? Nghe mà tôi lợm cả giọng muốn ói.
Tôi biết chắc điện thoại bị phá, nhưng cũng thử bấm và đúng như vậy. Tôi đứng vào một cây ven đường và quyết đinh đón xe taxi về SG. Nhưng không có chiếc nào, 15 phút sau tôi đón đại một chiếc xe đò. Tài xế dừng lại, tôi nói hoàn cảnh của tôi không có tiền vì bị công an bắt bất ngờ và điện thoại bị công an phá hỏng nên không thể liên lạc với bạn bè đang còn ở VT đón tôi về. Anh ta cho tôi lên đi nhờ và dặn tôi về đến SG thì bắt xe ôm về nhà thì trả tiền. Tôi mừng lắm, lên xe kể lý do vì sao tôi bị bắt cho cả xe nghe. Cả xe ngồi nghe tôi kể chuyện. Rồi tôi thấy một cậu đang lướt nét. Tôi mượn cậu vào phây và liên lạc được với Trần Hoàng Hận. Hận nói tôi xuống và chờ mọi người chạy đến rước về. Anh lái xe nghe vậy nói: Tôi sẽ để chị ấy lại gần Chùa (tên quên mất rồi) cho dễ tìm. Anh ta đi đọan nữa, thấy bảng tên Chùa rồi dừng cho tôi xuống. Tôi nói anh tài xế cho tôi số điện thoại để tôi gửi tiền lại. Anh ta đáp: Tôi cho chị đi nhờ thôi. Tôi cảm động lắm, cảm ơn anh ta và tất cả khách trên xe rồi xuống.
Ngồi ngay quán nước ven đường để mọi người dễ thấy. Tôi nói chị chủ quán cho tôi một ly sữa cà phê. Chị này sau khi nghe câu chuyện của tôi tức quá nói: Tụi chúng nó nói: Đất Nước này của Dân, Vì Dân, nhưng mà là của chúng nó chứ Dân nào?
Lúc sau có một bạn thanh niên tới hỏi tôi: Chị có phải là chị Sương Quỳnh không? Tôi giật mình nghĩ: AN nhanh thế, ngồi đây mà cũng tìm ra. Nhưng cậu này nói: Em là bạn của Hận, Hận nhờ em ra tìm chị vì nhà em gần đây. Sau đó Hận đã gọi inbox để tôi gặp mọi người. Tôi nhìn thấy Hận, anh Ngãi, chị Kim Chi, chị Ánh Hồng mà mừng vui khôn xiết. Trong lòng cảm tạ ơn Chúa đã gìn giữ tôi thoát khỏi sự dữ và cho tôi gặp toàn người tốt trong một đọan đường bơ vơ không tiền, không điện thoại liên lạc. Ngài đã cho tôi gặp toàn những người đã tận tâm giúp đỡ tôi trong lúc hoạn nạn.
Hận đưa tôi về nhà và nấu cho tôi ăn nhẹ, vì tôi nói tôi mệt không muốn ăn. Hận và tôi kiểm tra điện thoại thì công an Vũng Tàu đã nhúng nước và lấy đi sim điện thoại và thẻ nhớ của tôi. Hận nói điện thoại vứt đi rồi chị ạ, vì chúng nhúng nước như thế này cơ mà. Những trò đê tiện này cũng không làm tôi ngạc nhiên. Tuy gặp biến cố này nhưng tôi vẫn vui vì toàn bộ buổi lễ tưởng niệm sáng nay tôi đã streamlive và thành công tốt đẹp.
Gần 5 giờ rưỡi chiều thì mọi người về tới, gặp nhau mừng vui tíu tít. Hận – CĐVN phỏng vấn streamlive luôn trên xe để tôi tường thuật lại vụ việc bị bắt sáng nay và cũng cho cộng đồng phây biết tôi đã an toàn. Rồi mọi người tìm quán cho tôi ăn và xót xa khi biết tôi không được ăn từ sáng tới giờ. Mọi người kể cho tôi nghe đã lên công an thành phố Vũng Tàu đòi người ra sao, sau đó buổi chiều đến công an phường 2 đòi, thấy họ chở Vinh lê về nhà. Gặp ngay ông phó CA, phó phường nói giọng sấc sược, bị chị Kim Chi quạt cho: tại sao nói với Dân với giọng như vậy? Ông này chuồn mất vào trong. Mọi người tính ngồi lỳ cho đến khi đòi được tôi mới thôi, thì nhận được tin từ Hận báo tôi đã bị đưa về Bà Rịa.
March 12, 2017
Tri ân cũng bị bắt
by HR Defender • [Human Rights]
Ảnh đòi người. Nguồn: FB Sương Quỳnh.
VNTB | 11.03.2017
Khoảng 8g sáng ngày 10-3-2017, lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ bị thảm sát ở Gạc Ma năm 1988 tại bờ biển Vũng Tàu, mở đầu ngày đầu tiên trong 7 ngày tưởng niệm từ ngày 10 -3 đến ngày 17-3-2017, theo thông báo của CLB Lê Hiếu Đằng. Sau khi kết thúc, chúng tôi lên đường chờ xe đón đi ăn sáng thì thấy công an, CSCĐ, dân phòng đến đặc kín nơi chúng tôi vừa làm lễ xong, khoảng hơn gần 50 người. Xe đến đậu quãng hơi xa nên mọi người đi bộ đến chỗ đậu. Tôi đi cuối cùng thì nhìn thấy công an, dân phòng chạy rầm rập khoảng gần 20 người vây kín một thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy (sau này được thả, gặp mọi người nói mới biết tên cậu thanh niên này là Tâm Kế).
Hình ảnh tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma ở Vũng Tàu hôm qua. Ảnh: Facebook
Anh Hoàng Hưng – VĐĐL viết đơn đòi tự do cho SQ.