Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 12/03/2017
Lực lượng an ninh đang tăng cường sách nhiễu giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền trong lúc gia tăng sự bất mãn của người dân và sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về vi phạm nhân quyền.
Trong hai ngày 11-12/03, lực lượng công an ở khắp cả nước đã canh gác nơi ở của những người hoạt động nhằm ngăn cản họ tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa về nhiều vấn đề, trong đó có việc phản đối nhà máy thép Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh. Chính quyền ở nhiều địa phương đã sử dụng số lượng lớn công an và dân phòng để giam lỏng nhiều nhà hoạt động. Một số người đã tố cáo lực lượng an ninh đánh đập họ.
Ngày 10/03, một nhóm gồm nhiều thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn đã đi xuống vùng biển Vũng Tàu để tưởng niệm 64 chiến sỹ hải quân, những người bị thảm sát bởi quân Trung Quốc ở Gạc Ma năm 1988. Sau khi tưởng niệm, thành viên của nhóm là Sương Quỳnh cùng hai nhà hoạt động ở địa phương là Lê Công Vinh và Tâm Lê đã bị an ninh địa phương bắt giữ trong nhiều giờ. Trong quá trình tra vấn, công an đã xúc phạm Sương Quỳnh và tịch thu rồi phá hỏng một điện thoại của cô, và đánh đập hai người còn lại.
Công an quận Gò Vấp đã liên tục gia tăng khủng bố nữ hoạt động Nguyễn Thanh Loan trong nhiều ngày gần đây. Tối 11/03, công an đến nơi cô cư trú và thông báo rằng cô không được đi ra khỏi nhà vào hôm sau. Chính quyền địa phương cũng cho nhiều mật vụ đến khóa trái cửa phòng cô bằng khóa và xích sắt, rồi gây huyên náo ở ngoài suốt cả đêm. Đáng chú ý, cô đã bị chủ nhà, dưới sức ép của công an, đòi chuyển khỏi căn phòng nơi cô đang ngủ.
Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ (08/03), nhiều chuyên gia cao cấp của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Ân xá Quốc tế và Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders- Thụy Điển) đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhiều nhà hoạt động là nữ, như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga và chấm dứt đàn áp đối với phụ nữ hoạt động về nhân quyền và môi trường.
Chính phủ Hoa Kỳ đã ra báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2016, trong đó nói rằng chính quyền Việt Nam ngăn cản người dân thực hiện các quyền chính trị, bao gồm quyền được thay đổi chính quyền bằng tự do bầu cử, hạn chế quyền công dân, bao gồm quyền được tụ họp, lập hội, biểu đạt bằng những vụ bắt bớ độc đoán.
===== 07/03 =====
Người Bảo vệ Quyền Dân sự kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nữ bảo vệ nhân quyền và chấm dứt đàn áp các nữ hoạt động
Ngày Phụ nữ Quốc tế (IWD) nên là một lời kêu gọi thức tỉnh để ngăn chặn đàn áp và lạm dụng những người phụ nữ hoạt động về nhân quyền, công bằng và tiến bộ xã hội, theo tổ chức Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders-CRD).
Chủ đề của IWD năm 2017 là “Hãy dũng cảm để thay đổi”, là cơ hội để Việt Nam tiến hành các bước đầu tiên trong việc thực hiện cam kết của mình đối với các quyền của phụ nữ, và bằng cách giải phóng tất cả các nhà hoạt động phụ nữ về nữ quyền, nữ hoạt động xã hội, và bloggers nữ mà nước này đang giam giữ.
Trong khi Việt Nam luôn khẳng định rằng quốc gia này bảo vệ quyền của phụ nữ thì chính quyền nước này đàn áp nhiều phụ nữ, những người lên tiếng vì một xã hội công bằng, cởi mở và bình đẳng giới hơn, CRD nói.
“Các nhà cầm quyền Việt Nam nên ngay lập tức và vô điều kiện trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và nhiều phụ nữ khác đang bị giam cầm chỉ vì họ thực hiện các quyền của họ một cách hợp pháp.”
Theo CRD, những phụ nữ tham gia vận động nhân quyền, hoạt động, báo cáo độc lập, hoặc thậm chí thực hiện các hoạt động cộng đồng tôn giáo ôn hòa ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều hình thức đàn áp, bao gồm quấy rối thể chất và pháp lý, giám sát, đe dọa, chiến dịch bôi nhọ, bắt giữ, giam giữ, và tấn công vật lý. Những cuộc tấn công này thường được chỉ đạo, hỗ trợ hoặc cho phép bởi nhà nước – xảy ra trong một xã hội mà phụ nữ và trẻ em gái bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực và thường được giao cho các vai trò có tính định hướng giới tính và rập khuôn.
Nếu không có các đường hướng độc lập về quyền tự do ngôn luận, hội họp hoặc lập hội mà những quyền này có thể được sử dụng để thách thức các cấu trúc và thái độ gia trưởng, nhiều phụ nữ sẽ không có tiếng nói.
Năm 2015, hồ sơ nhân quyền của phụ nữ Việt Nam đã được Ủy ban của Liên Hợp quốc về Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) xem xét. Nó cho thấy, mặc dù Việt Nam tuyên bố ủng hộ các quyền của phụ nữ và thúc đẩy tình trạng của phụ nữ, việc thực hiện hiệu quả các quyền của phụ nữ Việt Nam đã bị cản trở bởi nhiều trở ngại về luật pháp, chính sách, xã hội và thái độ. Ủy ban này cũng kêu gọi Việt Nam điều tra các cáo buộc quấy rối, giam giữ độc đoán và ngược đãi nữ bảo vệ nhân quyền, truy tố những người có trách nhiệm và có các biện pháp khắc phục cho nạn nhân.
Ngoài việc giải phóng phụ nữ mà họ giam giữ một cách độc đoán, chính quyền Việt Nam nên bắt giữ tất cả các tội phạm ngược đãi phụ nữ, nữ nhân quyền, nữ hoạt động và nữ blogger, để chịu trách nhiệm và chấm dứt việc bao che cho những lạm dụng như vậy, CRD nói.
Việt Nam cũng nên đảm bảo rằng tất cả những người bị giam giữ đều có quyền tiếp cận luật sư và gia đình họ, được chăm sóc y tế và đối xử thích hợp theo Các Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela), CRD nói.
——————–
Ân xá Quốc tế vinh danh nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ ữ (8/03), Ân xá Quốc tế ghi danh hoạt động của sáu nhà hoạt động nhân quyền phụ nữ xuất chúng ở khu vực Đông Nam Á, những người đã hoặc đang đối diện với những sự sách nhiễu, đe dọa, tù đày và bạo lực để đứng lên bảo vệ quyền làm người. Trong số này có nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, người đã bị bắt trong tháng 1 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Trần Thị Nga là nhà hoạt động cho quyền sở hữu đất và nhà tranh đấu cho dân chủ xuất thân từ tỉnh Hà Nam.
Cô Trần Thị Nga từng là một công nhân đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan, nơi cô bị ngược đãi. Trong khi hồi phục từ một tai nạn giao thông nghiêm trọng, cô tự tìm hiểu về nhân quyền. Trở về Việt Nam, cô không ngừng tranh đấu cho nhân quyền và tham gia tổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Cô đã nhiều lần bị công an và côn đồ tấn công trước mặt các con nhỏ của mình.
Giám đốc của Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á, bà Champa Patel nói rằng, tại Đông Nam Á, có ít chính quyền có thể tự hào về thành tích nhân quyền của mình, nhưng có vô số phụ nữ trên toàn vùng đã bất chấp nguy nan đứng lên chống lại bất công. Bà Patel xác định, những đóng góp của những phụ nữ này cho xã hội lẽ ra phải được ca ngợi, thay vì bị kết án.
——————–
Hoa Kỳ công bố phúc trình nhân quyền Việt Nam 2016
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố phúc trình về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới trong năm 2016, có phần riêng nói về Việt Nam.
Bản phúc trình đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng, Việt Nam là một nước chuyên chế do một đảng cai trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22 tháng 5 là không tự do và cũng không công bằng.
Những vấn đề đáng kể nhất về nhân quyền tại nước này là những sự hạn chế gắt gao của chính quyền đối với các quyền chính trị, đặc biệt quyền thay đổi chính quyền qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; những giới hạn đối với các quyền tự do dân sự của công dân, bao gồm tự do tụ họp, lập hội và biểu đạt; và sự thiếu bảo vệ các quyền của công dân được hưởng các tiến trình cần có, bao gồm bảo vệ chống lại sự giam giữ tùy tiện. Những vi phạm nhân quyền khác bao gồm việc công an tấn công, đánh đập người dân và việc bắt bớ, giam cầm các nhà hoạt động chính trị.
Hệ thống tư pháp của Việt Nam được mô tả là mù mờ và thiếu độc lập, trong khi các thế lực chính trị và kinh tế thường xuyên ảnh hưởng kết quả các vụ xử. Phúc trình nhận định rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn giới hạn tự do Internet và tự do tôn giáo, trong khi tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc thành lập những tổ chức phi chính phủ, bao gồm những tổ chức nhân quyền.
Nhà cầm quyền tiếp tục hạn chế quyền của công nhân thành lập và tham gia nghiệp đoàn độc lập trong khi không bảo đảm đủ những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh. Lao động trẻ em vẫn tồn tại, đặc biệt trong linh vực nông nghiệp. Nhà cầm quyền đôi khi có hành động sửa chữa, bao gồm truy tố những giới chức phạm luật, nhưng nhiều công an vẫn thường hành động mà không hề phải chịu hậu quả.
===== 08/03 =====
Nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Một nhóm chuyên gia nhân quyền độc lập của Cao ủy Nhân quyền LHQ vừa hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), người đã bị giam giữ từ tháng 11 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong thông cáo báo chí do Văn Ppòng Cao ủy Nhân quyền LHQ đưa ra nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/03), các ông John H. Knox, Maina Kiai, David Kaye, Michel Forst and Baskut Tuncak đã nhấn mạnh rằng cô Quỳnh đang bị giam giữ chỉ vì đã sử dụng quyền tự do chính ý và biểu đạt của mình về một vấn đề thuộc lợi ích công chúng.
Các chuyên gia cũng bày tỏ quan ngại rằng cô Quỳnh có thể đang bị phương hại về thể chất cũng như tâm lý. Họ cũng lên án những vi phạm đối với quyền căn bản của cô trong tiến trình tố tụng, đặc biệt trong trường hợp cô đang bị giam giữ mà không được phép liên lạc với luật sư hoặc gia đình.
Các chuyên gia nhận định rằng, trong những vấn đề mà blogger Mẹ Nấm đề cập đến, có vụ xả thải hóa chất độc hại của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh hồi tháng Tư năm 2016, gây ô nhiễm vùng biển miền Trung Việt Nam. Các chuyên gia LHQ nhấn mạnh rằng, trong vai trò người bảo vệ nhân quyền về môi trường, Mẹ Nấm đáng ra phải được vinh danh vì lòng can đảm và sự kiên trì của cô trong việc bảo vệ môi trường và các quyền làm người từ nhiều năm qua mà không hề sợ hãi.
Ông John H. Knox phụ trách về môi trường, ông Maina Kiai phụ trách về quyền tụ tập ôn hòa và lập hội, ông David Kaye phụ trách về quyền tự do chính kiến và biểu đạt, ông Michel Forst phụ trách về tình trạng của các nhà bảo vệ nhân quyền; và ông Baskut Tuncak, phụ trách về quản trị và tiêu hủy chất thải độc hại.
Các chuyên gia này không phải là nhân viên của Liên Hiệp Quốc. Họ được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva mời làm việc trên một số chủ đề hoặc tình hình đặc biệt tại một quốc gia.
UN rights experts condemn Viet Nam for incommunicado detention of blogger ‘Mother Mushroom’
===== 09/03 =====
Tín đồ Hòa Hảo bị cấm không được tụ tập nhân ngày giỗ Đức Huỳnh Phú Sổ
Chính quyền huyện Chợ Mới tỉnh An Giang yêu cầu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thuần túy không được tụ tập trong ngày giỗ Đức Huỳnh Phú Sổ, người bị Việt Minh ám sát năm 1947.
Chính quyền địa phương nói rằng Phật giáo Hòa Hảo chỉ có hai ngày lễ là ngày Khai đạo và ngày Đản sanh, và không cho phép tổ chức giỗ trong ngày mất của Đức Huỳnh Phú Sổ.
Chính quyền địa phương sẽ buộc tín đồ và chức sắc của đạo không được rời khỏi nhà nếu không tuân lệnh.
Chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo thuần túy nói họ sẽ tổ chức lễ giỗ cho dù bị đàn áp.
——————–
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển bị cáo buộc chính thức theo Điều 258
Công an Hà Nội đã chính thức cáo buộc Nguyễn Văn Điển, thành viên của Phong trào Chấn hưng Nước Việt, với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Anh Điển sẽ phải đối mặt với án tù từ sáu tháng đến ba năm, theo luật hiện hành.
Ngày 02/03, Điển bị bắt cùng với Vũ Quang Thuận. Tuy nhiên, vẫn chưa ai được biết cáo buộc mà công an Hà Nội gán cho nhà hoạt động này.
Trong vài tháng gần đây, nhóm Phong trào Chấn hưng Nước Việt đã phát nhiều live stream tố cáo ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đàn áp nhân quyền, tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và phản ứng nhu nhược trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Những bài phát trên Facebook do Vũ Quang Thuận là diễn giả đã thu hút hàng triệu lượt xem.
===== 10/03 =====
Công an Vũng Tàu bắt giữ ba nhà hoạt động trong vụ tưởng niệm Gạc Ma
Ngày 10/03, một nhóm gồm nhiều thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn đã đi xuống vùng biển Vũng Tàu để tưởng niệm 64 chiến sỹ hải quân, những người bị thảm sát bởi quân Trung Quốc ở Gạc Ma năm 1988.
Sau khi tưởng niệm, thành viên của nhóm là Sương Quỳnh cùng hai nhà hoạt động ở địa phương là Lê Công Vinh và Tâm Lê đã bị an ninh địa phương bắt giữ trong nhiều giờ.
Trong quá trình tra vấn tại đồn công an, công an đã xúc phạm Sương Quỳnh và tịch thu rồi phá hỏng một điện thoại của cô, và đánh đập hai người còn lại.
Sau khi đe dọa trong nhiều giờ, công an đã đưa Sương Quỳnh ra chỗ vắng và trả tự do cho cô. Cô đã phải tự tìm cách về Sài Gòn mà ko có tiền và điện thoại.
Công an cũng trả tự do cho Lê Công Vinh và Tâm Lê trong cùng ngày.
Tri ân cũng bị bắt
===== 12/03 =====
Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thanh Loan bị sách nhiễu
Chính quyền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang sách nhiễu, đàn áp nữ hoạt động nhân quyền Nguyễn Thanh Loan trong thời gian gần đây.
Chiều tối ngày 11/03, công an phường 6 đã đến nhà cô trọ để thông báo rằng cô không được rời khỏi nhà vào ngày hôm sau. Đáng chú ý là cô giáo Loan cần phải đi tìm nhà trọ mới trong ngày nghỉ vì chủ nhà hiện nay, do áp lực của công an, đã hủy hợp đồng thuê nhà.
Tối hôm đó, rất nhiều an ninh đã canh gác nhà cô, chúng dùng khóa và xích sắt để khóa căn phòng của cô từ bên ngoài.
Sau đó, công an mở đài và nói chuyện ầm ỹ, không cho cô ngủ. Khi cô yêu cầu họ im lặng thì họ lại gây ồn ào hơn.
Trong nhiều tuần gần đây, công an HCM đã nhiều lần triệu tập cô giáo Loan để tra khảo về mối quan hệ của cô với nhà hoạt động dân chủ Lưu Quang Vịnh, người bị bắt cuối năm ngoái với cáo buộc chống chính quyền nhân dân theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Cô giáo Loan là người tham gia nhiều cuộc biểu tình và sự kiện đòi tôn trọng nhân quyền, phản đối Formosa và cổ súy nhân quyền.
Trong khi đó, chính quyền nhiều địa phương đã cử mật vụ và dân phòng đến canh gác nhà riêng của các nhà hoạt động nhằm ngăn cản họ tham gia biểu tình ngày Chủ nhật theo lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Một số nhà hoạt động, bao gồm Lê Trọng Hùng ở Hà Nội tố cáo họ bị an ninh đánh trong buổi sáng ngày Chủ nhật.
Chủ nhật tuần trước, lực lượng an ninh ở thành phố HCM đã đàn áp cuộc biểu tình có sự tham gia của hàng chục nhà hoạt động. Công an đã bắt tất cả những người tham gia, giam giữ và tra khảo họ trong nhiều ngày trước khi trả tự do cho họ. Nhiều người đã bị đánh với nhiều thương tích nghiêm trọng.
March 13, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 11 từ ngày 06 đến 12/03: Việt Nam gia tăng đàn áp để ngăn chặn biểu tình trong khi quốc tế lên án vi phạm nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 12/03/2017
Lực lượng an ninh đang tăng cường sách nhiễu giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền trong lúc gia tăng sự bất mãn của người dân và sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về vi phạm nhân quyền.
Trong hai ngày 11-12/03, lực lượng công an ở khắp cả nước đã canh gác nơi ở của những người hoạt động nhằm ngăn cản họ tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa về nhiều vấn đề, trong đó có việc phản đối nhà máy thép Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh. Chính quyền ở nhiều địa phương đã sử dụng số lượng lớn công an và dân phòng để giam lỏng nhiều nhà hoạt động. Một số người đã tố cáo lực lượng an ninh đánh đập họ.
Ngày 10/03, một nhóm gồm nhiều thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn đã đi xuống vùng biển Vũng Tàu để tưởng niệm 64 chiến sỹ hải quân, những người bị thảm sát bởi quân Trung Quốc ở Gạc Ma năm 1988. Sau khi tưởng niệm, thành viên của nhóm là Sương Quỳnh cùng hai nhà hoạt động ở địa phương là Lê Công Vinh và Tâm Lê đã bị an ninh địa phương bắt giữ trong nhiều giờ. Trong quá trình tra vấn, công an đã xúc phạm Sương Quỳnh và tịch thu rồi phá hỏng một điện thoại của cô, và đánh đập hai người còn lại.
Công an quận Gò Vấp đã liên tục gia tăng khủng bố nữ hoạt động Nguyễn Thanh Loan trong nhiều ngày gần đây. Tối 11/03, công an đến nơi cô cư trú và thông báo rằng cô không được đi ra khỏi nhà vào hôm sau. Chính quyền địa phương cũng cho nhiều mật vụ đến khóa trái cửa phòng cô bằng khóa và xích sắt, rồi gây huyên náo ở ngoài suốt cả đêm. Đáng chú ý, cô đã bị chủ nhà, dưới sức ép của công an, đòi chuyển khỏi căn phòng nơi cô đang ngủ.
Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ (08/03), nhiều chuyên gia cao cấp của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Ân xá Quốc tế và Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders- Thụy Điển) đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhiều nhà hoạt động là nữ, như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga và chấm dứt đàn áp đối với phụ nữ hoạt động về nhân quyền và môi trường.
Chính phủ Hoa Kỳ đã ra báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2016, trong đó nói rằng chính quyền Việt Nam ngăn cản người dân thực hiện các quyền chính trị, bao gồm quyền được thay đổi chính quyền bằng tự do bầu cử, hạn chế quyền công dân, bao gồm quyền được tụ họp, lập hội, biểu đạt bằng những vụ bắt bớ độc đoán.
===== 07/03 =====
Người Bảo vệ Quyền Dân sự kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nữ bảo vệ nhân quyền và chấm dứt đàn áp các nữ hoạt động
Ngày Phụ nữ Quốc tế (IWD) nên là một lời kêu gọi thức tỉnh để ngăn chặn đàn áp và lạm dụng những người phụ nữ hoạt động về nhân quyền, công bằng và tiến bộ xã hội, theo tổ chức Người Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders-CRD).
Chủ đề của IWD năm 2017 là “Hãy dũng cảm để thay đổi”, là cơ hội để Việt Nam tiến hành các bước đầu tiên trong việc thực hiện cam kết của mình đối với các quyền của phụ nữ, và bằng cách giải phóng tất cả các nhà hoạt động phụ nữ về nữ quyền, nữ hoạt động xã hội, và bloggers nữ mà nước này đang giam giữ.
Trong khi Việt Nam luôn khẳng định rằng quốc gia này bảo vệ quyền của phụ nữ thì chính quyền nước này đàn áp nhiều phụ nữ, những người lên tiếng vì một xã hội công bằng, cởi mở và bình đẳng giới hơn, CRD nói.
“Các nhà cầm quyền Việt Nam nên ngay lập tức và vô điều kiện trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và nhiều phụ nữ khác đang bị giam cầm chỉ vì họ thực hiện các quyền của họ một cách hợp pháp.”
Theo CRD, những phụ nữ tham gia vận động nhân quyền, hoạt động, báo cáo độc lập, hoặc thậm chí thực hiện các hoạt động cộng đồng tôn giáo ôn hòa ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều hình thức đàn áp, bao gồm quấy rối thể chất và pháp lý, giám sát, đe dọa, chiến dịch bôi nhọ, bắt giữ, giam giữ, và tấn công vật lý. Những cuộc tấn công này thường được chỉ đạo, hỗ trợ hoặc cho phép bởi nhà nước – xảy ra trong một xã hội mà phụ nữ và trẻ em gái bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực và thường được giao cho các vai trò có tính định hướng giới tính và rập khuôn.
Nếu không có các đường hướng độc lập về quyền tự do ngôn luận, hội họp hoặc lập hội mà những quyền này có thể được sử dụng để thách thức các cấu trúc và thái độ gia trưởng, nhiều phụ nữ sẽ không có tiếng nói.
Năm 2015, hồ sơ nhân quyền của phụ nữ Việt Nam đã được Ủy ban của Liên Hợp quốc về Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) xem xét. Nó cho thấy, mặc dù Việt Nam tuyên bố ủng hộ các quyền của phụ nữ và thúc đẩy tình trạng của phụ nữ, việc thực hiện hiệu quả các quyền của phụ nữ Việt Nam đã bị cản trở bởi nhiều trở ngại về luật pháp, chính sách, xã hội và thái độ. Ủy ban này cũng kêu gọi Việt Nam điều tra các cáo buộc quấy rối, giam giữ độc đoán và ngược đãi nữ bảo vệ nhân quyền, truy tố những người có trách nhiệm và có các biện pháp khắc phục cho nạn nhân.
Ngoài việc giải phóng phụ nữ mà họ giam giữ một cách độc đoán, chính quyền Việt Nam nên bắt giữ tất cả các tội phạm ngược đãi phụ nữ, nữ nhân quyền, nữ hoạt động và nữ blogger, để chịu trách nhiệm và chấm dứt việc bao che cho những lạm dụng như vậy, CRD nói.
Việt Nam cũng nên đảm bảo rằng tất cả những người bị giam giữ đều có quyền tiếp cận luật sư và gia đình họ, được chăm sóc y tế và đối xử thích hợp theo Các Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela), CRD nói.
——————–
Ân xá Quốc tế vinh danh nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ ữ (8/03), Ân xá Quốc tế ghi danh hoạt động của sáu nhà hoạt động nhân quyền phụ nữ xuất chúng ở khu vực Đông Nam Á, những người đã hoặc đang đối diện với những sự sách nhiễu, đe dọa, tù đày và bạo lực để đứng lên bảo vệ quyền làm người. Trong số này có nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, người đã bị bắt trong tháng 1 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Trần Thị Nga là nhà hoạt động cho quyền sở hữu đất và nhà tranh đấu cho dân chủ xuất thân từ tỉnh Hà Nam.
Cô Trần Thị Nga từng là một công nhân đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan, nơi cô bị ngược đãi. Trong khi hồi phục từ một tai nạn giao thông nghiêm trọng, cô tự tìm hiểu về nhân quyền. Trở về Việt Nam, cô không ngừng tranh đấu cho nhân quyền và tham gia tổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Cô đã nhiều lần bị công an và côn đồ tấn công trước mặt các con nhỏ của mình.
Giám đốc của Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á, bà Champa Patel nói rằng, tại Đông Nam Á, có ít chính quyền có thể tự hào về thành tích nhân quyền của mình, nhưng có vô số phụ nữ trên toàn vùng đã bất chấp nguy nan đứng lên chống lại bất công. Bà Patel xác định, những đóng góp của những phụ nữ này cho xã hội lẽ ra phải được ca ngợi, thay vì bị kết án.
——————–
Hoa Kỳ công bố phúc trình nhân quyền Việt Nam 2016
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố phúc trình về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới trong năm 2016, có phần riêng nói về Việt Nam.
Bản phúc trình đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng, Việt Nam là một nước chuyên chế do một đảng cai trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22 tháng 5 là không tự do và cũng không công bằng.
Những vấn đề đáng kể nhất về nhân quyền tại nước này là những sự hạn chế gắt gao của chính quyền đối với các quyền chính trị, đặc biệt quyền thay đổi chính quyền qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; những giới hạn đối với các quyền tự do dân sự của công dân, bao gồm tự do tụ họp, lập hội và biểu đạt; và sự thiếu bảo vệ các quyền của công dân được hưởng các tiến trình cần có, bao gồm bảo vệ chống lại sự giam giữ tùy tiện. Những vi phạm nhân quyền khác bao gồm việc công an tấn công, đánh đập người dân và việc bắt bớ, giam cầm các nhà hoạt động chính trị.
Hệ thống tư pháp của Việt Nam được mô tả là mù mờ và thiếu độc lập, trong khi các thế lực chính trị và kinh tế thường xuyên ảnh hưởng kết quả các vụ xử. Phúc trình nhận định rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn giới hạn tự do Internet và tự do tôn giáo, trong khi tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc thành lập những tổ chức phi chính phủ, bao gồm những tổ chức nhân quyền.
Nhà cầm quyền tiếp tục hạn chế quyền của công nhân thành lập và tham gia nghiệp đoàn độc lập trong khi không bảo đảm đủ những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh. Lao động trẻ em vẫn tồn tại, đặc biệt trong linh vực nông nghiệp. Nhà cầm quyền đôi khi có hành động sửa chữa, bao gồm truy tố những giới chức phạm luật, nhưng nhiều công an vẫn thường hành động mà không hề phải chịu hậu quả.
===== 08/03 =====
Nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Một nhóm chuyên gia nhân quyền độc lập của Cao ủy Nhân quyền LHQ vừa hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), người đã bị giam giữ từ tháng 11 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong thông cáo báo chí do Văn Ppòng Cao ủy Nhân quyền LHQ đưa ra nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/03), các ông John H. Knox, Maina Kiai, David Kaye, Michel Forst and Baskut Tuncak đã nhấn mạnh rằng cô Quỳnh đang bị giam giữ chỉ vì đã sử dụng quyền tự do chính ý và biểu đạt của mình về một vấn đề thuộc lợi ích công chúng.
Các chuyên gia cũng bày tỏ quan ngại rằng cô Quỳnh có thể đang bị phương hại về thể chất cũng như tâm lý. Họ cũng lên án những vi phạm đối với quyền căn bản của cô trong tiến trình tố tụng, đặc biệt trong trường hợp cô đang bị giam giữ mà không được phép liên lạc với luật sư hoặc gia đình.
Các chuyên gia nhận định rằng, trong những vấn đề mà blogger Mẹ Nấm đề cập đến, có vụ xả thải hóa chất độc hại của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh hồi tháng Tư năm 2016, gây ô nhiễm vùng biển miền Trung Việt Nam. Các chuyên gia LHQ nhấn mạnh rằng, trong vai trò người bảo vệ nhân quyền về môi trường, Mẹ Nấm đáng ra phải được vinh danh vì lòng can đảm và sự kiên trì của cô trong việc bảo vệ môi trường và các quyền làm người từ nhiều năm qua mà không hề sợ hãi.
Ông John H. Knox phụ trách về môi trường, ông Maina Kiai phụ trách về quyền tụ tập ôn hòa và lập hội, ông David Kaye phụ trách về quyền tự do chính kiến và biểu đạt, ông Michel Forst phụ trách về tình trạng của các nhà bảo vệ nhân quyền; và ông Baskut Tuncak, phụ trách về quản trị và tiêu hủy chất thải độc hại.
Các chuyên gia này không phải là nhân viên của Liên Hiệp Quốc. Họ được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva mời làm việc trên một số chủ đề hoặc tình hình đặc biệt tại một quốc gia.
UN rights experts condemn Viet Nam for incommunicado detention of blogger ‘Mother Mushroom’
===== 09/03 =====
Tín đồ Hòa Hảo bị cấm không được tụ tập nhân ngày giỗ Đức Huỳnh Phú Sổ
Chính quyền huyện Chợ Mới tỉnh An Giang yêu cầu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thuần túy không được tụ tập trong ngày giỗ Đức Huỳnh Phú Sổ, người bị Việt Minh ám sát năm 1947.
Chính quyền địa phương nói rằng Phật giáo Hòa Hảo chỉ có hai ngày lễ là ngày Khai đạo và ngày Đản sanh, và không cho phép tổ chức giỗ trong ngày mất của Đức Huỳnh Phú Sổ.
Chính quyền địa phương sẽ buộc tín đồ và chức sắc của đạo không được rời khỏi nhà nếu không tuân lệnh.
Chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo thuần túy nói họ sẽ tổ chức lễ giỗ cho dù bị đàn áp.
——————–
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển bị cáo buộc chính thức theo Điều 258
Công an Hà Nội đã chính thức cáo buộc Nguyễn Văn Điển, thành viên của Phong trào Chấn hưng Nước Việt, với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Anh Điển sẽ phải đối mặt với án tù từ sáu tháng đến ba năm, theo luật hiện hành.
Ngày 02/03, Điển bị bắt cùng với Vũ Quang Thuận. Tuy nhiên, vẫn chưa ai được biết cáo buộc mà công an Hà Nội gán cho nhà hoạt động này.
Trong vài tháng gần đây, nhóm Phong trào Chấn hưng Nước Việt đã phát nhiều live stream tố cáo ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đàn áp nhân quyền, tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và phản ứng nhu nhược trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Những bài phát trên Facebook do Vũ Quang Thuận là diễn giả đã thu hút hàng triệu lượt xem.
===== 10/03 =====
Công an Vũng Tàu bắt giữ ba nhà hoạt động trong vụ tưởng niệm Gạc Ma
Ngày 10/03, một nhóm gồm nhiều thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn đã đi xuống vùng biển Vũng Tàu để tưởng niệm 64 chiến sỹ hải quân, những người bị thảm sát bởi quân Trung Quốc ở Gạc Ma năm 1988.
Sau khi tưởng niệm, thành viên của nhóm là Sương Quỳnh cùng hai nhà hoạt động ở địa phương là Lê Công Vinh và Tâm Lê đã bị an ninh địa phương bắt giữ trong nhiều giờ.
Trong quá trình tra vấn tại đồn công an, công an đã xúc phạm Sương Quỳnh và tịch thu rồi phá hỏng một điện thoại của cô, và đánh đập hai người còn lại.
Sau khi đe dọa trong nhiều giờ, công an đã đưa Sương Quỳnh ra chỗ vắng và trả tự do cho cô. Cô đã phải tự tìm cách về Sài Gòn mà ko có tiền và điện thoại.
Công an cũng trả tự do cho Lê Công Vinh và Tâm Lê trong cùng ngày.
Tri ân cũng bị bắt
===== 12/03 =====
Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thanh Loan bị sách nhiễu
Chính quyền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang sách nhiễu, đàn áp nữ hoạt động nhân quyền Nguyễn Thanh Loan trong thời gian gần đây.
Chiều tối ngày 11/03, công an phường 6 đã đến nhà cô trọ để thông báo rằng cô không được rời khỏi nhà vào ngày hôm sau. Đáng chú ý là cô giáo Loan cần phải đi tìm nhà trọ mới trong ngày nghỉ vì chủ nhà hiện nay, do áp lực của công an, đã hủy hợp đồng thuê nhà.
Tối hôm đó, rất nhiều an ninh đã canh gác nhà cô, chúng dùng khóa và xích sắt để khóa căn phòng của cô từ bên ngoài.
Sau đó, công an mở đài và nói chuyện ầm ỹ, không cho cô ngủ. Khi cô yêu cầu họ im lặng thì họ lại gây ồn ào hơn.
Trong nhiều tuần gần đây, công an HCM đã nhiều lần triệu tập cô giáo Loan để tra khảo về mối quan hệ của cô với nhà hoạt động dân chủ Lưu Quang Vịnh, người bị bắt cuối năm ngoái với cáo buộc chống chính quyền nhân dân theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Cô giáo Loan là người tham gia nhiều cuộc biểu tình và sự kiện đòi tôn trọng nhân quyền, phản đối Formosa và cổ súy nhân quyền.
Trong khi đó, chính quyền nhiều địa phương đã cử mật vụ và dân phòng đến canh gác nhà riêng của các nhà hoạt động nhằm ngăn cản họ tham gia biểu tình ngày Chủ nhật theo lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Một số nhà hoạt động, bao gồm Lê Trọng Hùng ở Hà Nội tố cáo họ bị an ninh đánh trong buổi sáng ngày Chủ nhật.
Chủ nhật tuần trước, lực lượng an ninh ở thành phố HCM đã đàn áp cuộc biểu tình có sự tham gia của hàng chục nhà hoạt động. Công an đã bắt tất cả những người tham gia, giam giữ và tra khảo họ trong nhiều ngày trước khi trả tự do cho họ. Nhiều người đã bị đánh với nhiều thương tích nghiêm trọng.