Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo
SBTN | 13.03.2017
Ngày 13.03.2017, trang mạng GNsP (Tin Mừng Cho Người Nghèo) đưa tin Đan viện Thiên An tiếp tục bị nhà cầm quyền CSVN sách nhiễu và xâm phạm nội vi, chửi bới và đe dọa các Đan sĩ đang sinh sống tại đây.
Các tu sĩ cho biết những ngày gần đây khi các tu sĩ canh vườn cam như thường lệ thì bị một nhóm côn đồ khoảng hơn 10 người chạy nẹt bô xe máy gầm rú xung quanh vườn, đột nhập vào quấy rối, khiêu khích thô tục làm ảnh hưởng đến đời sống Đan tu nơi đây.
Suốt cả tuần qua, ngày nào cũng có khoảng vài chục người túc trực 24/24, dòm ngó, la lối và không ngần ngại mắng chửi các Đan sĩ trong khi các thầy lao động làm việc.
Bên cạnh khuôn viên tượng Chúa Giêsu chịu nạn, các Đan sĩ dựng tạm một căn nhà nhỏ lợp mái tôn đơn sơ cho khách hành hương dừng chân, nghỉ mệt. Tuy nhiên, ngôi nhà nhỏ tềnh toàng luôn bị “ngập nước” mỗi khi trời đổ cơn mưa.
Do vậy, các Đan sĩ quyết định cho máy xúc cào đất, san bằng khu vực nhỏ này, tạo một khuôn viên có nơi cầu nguyện thoáng mát hơn, có nơi dừng chân tốt hơn cho khách hành hương.
Thế nhưng, nhà cầm quyền địa phương đã tự tiện xông thẳng vào nội vi Đan viện, ngăn cản công việc của các Đan sĩ. Giới chức cho rằng, các Đan sĩ muốn làm gì trên khu đất thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An đều phải “xin phép”!
Sau năm 1975, Nhà cầm quyền cộng sản thường lấy lý cớ là Đan Viện Thiên An không đủ cơ sở pháp lý trên khu đất rộng hơn 107 hecta của nhà Dòng để chiếm khu đất này. Họ “mượn” nhà trường Thánh Mẫu, để làm công ty Lâm trường Tiền Phong, đến nay vẫn chưa trả. Hơn 63 hécta đất của Đan viện Thiên An để “phục vụ công ích”, nhưng lại dùng để xây dựng khu du lịch Hồ Thủy Tiên, nay đã bị hoang tàn bỏ phế vì không có du khách. Chính quyền còn tự tiện giao đất cho các cá nhân như nhà hàng Bội Trân, Cát Tường Quân…
Để đáp lại, Đan Viện Thiên An đã gởi những văn bản đến các cấp chính quyền, xác minh lịch sử của mảnh đất: “…Từ tháng 04 năm 1940 đất đai đan viện Thiên An đã được hai linh mục Dom Romain và Dom Corentin mua từ đất hoang,thuộc vùng đồi núi Kim Sơn, Cư Chánh, Thủy Bằng, Thừa Thiên Huế, với giá 40.000 Phật-Lăng, qua sự giới thiệu của Đức Khâm Sứ Drapier và ngài Công Sứ Graffeuil. Và ngày 10/06/1940, hai cha Romain và Corentin đã dâng thánh lễ đầu tiên trên mảnh đất này để thành lập đan viện Thiên An. Trong khi đó, vào ngày 26/10/1955, ngài Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mới chấp chánh để trở thành vị tổng thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam. Vậy, đan viện Thiên An đã ra đời trước khi ngài Ngô Tổng Thống chấp chánh là 15 năm. Với biến cố Mậu Thân(1968), bom đạn tàn phá đan viện Thiên An cháy rụi. Sau biến cố này, đơn xin cấp trích sao địa bộ và bản đồ cho đan viện do cha đan trưởng Thomas Châu Văn Đằng đứng tên vào ngày 22/04/1969 đã được Ty Điền Địa tỉnh Thừa Thiên Huế phúc đáp, và cấp lại cho đan viện Bản Đồ Giải Thửa Số vào ngày 17/05/1969. Theo luật đất đai 2013, điều 100, mục e/ thì giấy tờ đất đai của chế độ cũ vẫn có giá trị và hợp lệ. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã nói giấy tờ sở hữu đất của đan viện Thiên An là của chế độ cũ, nên không có giá trị. Rõ ràng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi ngược lại với luật và hiến pháp của nhà nước CHXHCNVN…”
Sự việc căng thẳng xảy ra vào cuối năm 2015, khi các Đan sĩ cho dựng cây Thánh Giá, thì nhà cầm quyền CSVN tại Huế đã huy động lực lượng tự tiện xông vào nội vi Đan viện Thiên An tháo dỡ, đập nát Tượng Chúa Giêsu chịu nạn và bỏ vào rừng sâu. Sau đó, Tượng Thánh được các Đan sĩ tìm thấy, với thân thể Chúa Giêsu gẫy làm ba khúc, hai bàn tay bể vụn được mang về, để lại nơi cũ. Biến cố tượng Chúa Giêsu chịu nạn bị đập nát trở thành một trong những nơi mà khách hành hương từ Bắc vào Nam đổ về, để thăm viếng Đan Viện và nguyện cầu trong suốt thời gian qua.
Trong báo cáo về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ mới đây, Việt Nam bị lên án vi phạm quyền tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cho rằng việc chiếm đất và sách nhiễu các Đan sĩ là đi ngược lại các cam kết mà Việt Nam đã ký kết với cộng đồng quốc tế. Việc sách nhiễu các Đan sĩ hay chiếm đất của Đan Viện bị cộng đồng quốc nội, quốc tế lên án. Nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn bất chấp công luận, ngang nhiên chà đạp pháp lý để mưu đồ tư lợi riêng.
Quốc Hiếu & Nguyên Nguyễn/SBTN
March 14, 2017
Nhà cầm quyền Huế tiếp tục quấy phá Đan Viện Thiên An
by HR Defender • [Human Rights]
Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo
SBTN | 13.03.2017
Ngày 13.03.2017, trang mạng GNsP (Tin Mừng Cho Người Nghèo) đưa tin Đan viện Thiên An tiếp tục bị nhà cầm quyền CSVN sách nhiễu và xâm phạm nội vi, chửi bới và đe dọa các Đan sĩ đang sinh sống tại đây.
Các tu sĩ cho biết những ngày gần đây khi các tu sĩ canh vườn cam như thường lệ thì bị một nhóm côn đồ khoảng hơn 10 người chạy nẹt bô xe máy gầm rú xung quanh vườn, đột nhập vào quấy rối, khiêu khích thô tục làm ảnh hưởng đến đời sống Đan tu nơi đây.
Suốt cả tuần qua, ngày nào cũng có khoảng vài chục người túc trực 24/24, dòm ngó, la lối và không ngần ngại mắng chửi các Đan sĩ trong khi các thầy lao động làm việc.
Bên cạnh khuôn viên tượng Chúa Giêsu chịu nạn, các Đan sĩ dựng tạm một căn nhà nhỏ lợp mái tôn đơn sơ cho khách hành hương dừng chân, nghỉ mệt. Tuy nhiên, ngôi nhà nhỏ tềnh toàng luôn bị “ngập nước” mỗi khi trời đổ cơn mưa.
Do vậy, các Đan sĩ quyết định cho máy xúc cào đất, san bằng khu vực nhỏ này, tạo một khuôn viên có nơi cầu nguyện thoáng mát hơn, có nơi dừng chân tốt hơn cho khách hành hương.
Thế nhưng, nhà cầm quyền địa phương đã tự tiện xông thẳng vào nội vi Đan viện, ngăn cản công việc của các Đan sĩ. Giới chức cho rằng, các Đan sĩ muốn làm gì trên khu đất thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An đều phải “xin phép”!
Sau năm 1975, Nhà cầm quyền cộng sản thường lấy lý cớ là Đan Viện Thiên An không đủ cơ sở pháp lý trên khu đất rộng hơn 107 hecta của nhà Dòng để chiếm khu đất này. Họ “mượn” nhà trường Thánh Mẫu, để làm công ty Lâm trường Tiền Phong, đến nay vẫn chưa trả. Hơn 63 hécta đất của Đan viện Thiên An để “phục vụ công ích”, nhưng lại dùng để xây dựng khu du lịch Hồ Thủy Tiên, nay đã bị hoang tàn bỏ phế vì không có du khách. Chính quyền còn tự tiện giao đất cho các cá nhân như nhà hàng Bội Trân, Cát Tường Quân…
Để đáp lại, Đan Viện Thiên An đã gởi những văn bản đến các cấp chính quyền, xác minh lịch sử của mảnh đất: “…Từ tháng 04 năm 1940 đất đai đan viện Thiên An đã được hai linh mục Dom Romain và Dom Corentin mua từ đất hoang,thuộc vùng đồi núi Kim Sơn, Cư Chánh, Thủy Bằng, Thừa Thiên Huế, với giá 40.000 Phật-Lăng, qua sự giới thiệu của Đức Khâm Sứ Drapier và ngài Công Sứ Graffeuil. Và ngày 10/06/1940, hai cha Romain và Corentin đã dâng thánh lễ đầu tiên trên mảnh đất này để thành lập đan viện Thiên An. Trong khi đó, vào ngày 26/10/1955, ngài Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mới chấp chánh để trở thành vị tổng thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam. Vậy, đan viện Thiên An đã ra đời trước khi ngài Ngô Tổng Thống chấp chánh là 15 năm. Với biến cố Mậu Thân(1968), bom đạn tàn phá đan viện Thiên An cháy rụi. Sau biến cố này, đơn xin cấp trích sao địa bộ và bản đồ cho đan viện do cha đan trưởng Thomas Châu Văn Đằng đứng tên vào ngày 22/04/1969 đã được Ty Điền Địa tỉnh Thừa Thiên Huế phúc đáp, và cấp lại cho đan viện Bản Đồ Giải Thửa Số vào ngày 17/05/1969. Theo luật đất đai 2013, điều 100, mục e/ thì giấy tờ đất đai của chế độ cũ vẫn có giá trị và hợp lệ. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã nói giấy tờ sở hữu đất của đan viện Thiên An là của chế độ cũ, nên không có giá trị. Rõ ràng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi ngược lại với luật và hiến pháp của nhà nước CHXHCNVN…”
Sự việc căng thẳng xảy ra vào cuối năm 2015, khi các Đan sĩ cho dựng cây Thánh Giá, thì nhà cầm quyền CSVN tại Huế đã huy động lực lượng tự tiện xông vào nội vi Đan viện Thiên An tháo dỡ, đập nát Tượng Chúa Giêsu chịu nạn và bỏ vào rừng sâu. Sau đó, Tượng Thánh được các Đan sĩ tìm thấy, với thân thể Chúa Giêsu gẫy làm ba khúc, hai bàn tay bể vụn được mang về, để lại nơi cũ. Biến cố tượng Chúa Giêsu chịu nạn bị đập nát trở thành một trong những nơi mà khách hành hương từ Bắc vào Nam đổ về, để thăm viếng Đan Viện và nguyện cầu trong suốt thời gian qua.
Trong báo cáo về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ mới đây, Việt Nam bị lên án vi phạm quyền tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cho rằng việc chiếm đất và sách nhiễu các Đan sĩ là đi ngược lại các cam kết mà Việt Nam đã ký kết với cộng đồng quốc tế. Việc sách nhiễu các Đan sĩ hay chiếm đất của Đan Viện bị cộng đồng quốc nội, quốc tế lên án. Nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn bất chấp công luận, ngang nhiên chà đạp pháp lý để mưu đồ tư lợi riêng.
Quốc Hiếu & Nguyên Nguyễn/SBTN